Vấn đề về giới trong khai thác và sử dụng TNR

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tri thức bản địa trong quản lý tài nguyên rừng góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại cộng đồng dân tộc thiểu số vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An (Trang 71 - 73)

CHƯƠNG 1 TỐNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.3. Vấn đề về giới trong khai thác và sử dụng TNR

Giới là thuật ngữ chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và phụ nữ. Nó được xác định thơng qua 3 loại hình hoạt động, đó là: cơng việc sản xuất và tái sản xuất, công việc quản lý cộng đồng và cơng tác chính trị ở cộng đồng [7, tr. 68]. Trong khn khổ của luận văn chỉ đề cập đến khía cạnh khai thác và sử dụng TNR của nam giới và phụ nữ.

Kết quả điều tra sơ bộ về thành phần lao động tham gia khai thác một số loại lâm sản chú yếu đã ghi nhận được khoảng 16 tên sản phẩm (Phụ lục 9), có thể thấy rằng hầu hết các hoạt động khai thác lâm sản đều có sự phân hóa trong cơng việc. Danh sách này cũng thể hiện sự quan tâm khác nhau cũng như hiểu biết khác nhau của người dân đối với các LSNG nhìn từ góc độ giới. Thấy rõ nét nhất là nam giới thường đảm nhiệm các công việc nặng nhọc, phải đi xa mang vác nặng, thường quan tâm và có hiểu biết nhiều hơn về các lồi vật liệu xây dựng, có giá trị kinh tế như nhóm Song, Mây, Đót và cây thuốc (Bảng 3.10).

61

Bảng 3.10. Xếp loại ưu tiên các loài LSNG theo giới

Xếp loại ưu tiên theo giới nữ Xếp loại ưu tiên theo giới nam

Nấm mèo 1 Lá cọ 1

Môn thục 2 Giang 2

Măng 2 Đót 2

Chuối rừng 2 Nứa 3

Rau dớn 3 Song Mây 4

Tiêu chí: Bán được, sử dụng được nhiều bộ phận, dễ lấy

Tiêu chí: phát triển nhanh, dễ khai thác, nhiều cơng dụng

“Nguồn: [Điều tra phóng vấn năm 2014]”

Người phụ nữ Đan Lai, họ là lực lượng lao động chính, tham gia vào mọi hoạt động sản xuất của gia đình. Tuy nhiên, họ quan tâm đặc biệt đến các loài làm thực phẩm cho người và gia súc như nhóm Măng, Rau, Cá, Tôm, Cua, Ốc đặc biệt là những loại mang nhiều cơng dụng như cây Chuối rừng và nhóm cây thuốc liên quan đến các bệnh tiêu hóa và tăng cường sức khỏe cho phụ nữ, ngồi ra cịn tham gia hỗ trợ vào một số việc nặng như khai thác các loại Mây, Tre, Nứa,.. cùng với nam giới.

Qua tìm hiểu bên cạnh phân cơng lao động trong khai thác lâm sản theo giới cịn phân cơng theo độ tuổi với từng lĩnh vực cụ thể, phụ thuộc nhiều vào tính chất cơng việc và loại sản phẩm. Khai thác gỗ, săn bắt động vật hoang dã là công việc nặng nhọc chỉ dành cho nam giới tuổi trung niên, thanh niên và một số người già cịn khỏe mạnh, có nhiều kinh nghiệm. Bắt tơm, cua, cá và thu hái rau, nấm dành cho phụ nữ và trẻ em. Trung niên là lực lượng lao động chính trong khai thác lâm sản, tiếp đến là thanh niên. Người già và trẻ em đóng góp một phần nhỏ. Điều này phản ánh năng suất lao động thấp, đời sống khó khăn của người dân vùng đệm. Đặc biệt, theo điều tra phóng vấn năm 2014 nhận thấy phần lớn các trẻ em (từ 9-10 tuổi) ở địa phương sau khi đến trường về nhà đều phụ giúp gia đình do hồn cảnh gia

62

đình khó khăn, lực lượng này đa số tham gia vào hái rau, măng, đào củ, đánh bắt cá, ốc…ở suối hoặc tham gia vào các công việc nhẹ hơn như đi lấy nước bằng ống luồng (xem ảnh Phụ Lục 19 ) thời gian từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tri thức bản địa trong quản lý tài nguyên rừng góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại cộng đồng dân tộc thiểu số vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An (Trang 71 - 73)