7. Kết cấu của đề tài
1.4 Sự cần thiết phải phát triển QHLĐ trong doanh nghiệp
- Quan hệ lao động là động lực cơ bản để tăng năng suất lao động, phát triển lực lượng sản xuất
Phát triển kinh tế chính là sự tăng năng suất lao động, là sự phát triển của lực lượng sản xuất. Do vậy, muốn phát triển kinh tế – xã hội, mấu chốt của vấn đề là phát triển lực lượng sản xuất. Khi xét những nhân tố thuộc lực lượng sản xuất ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, ngoài những tư liệu sản xuất, tài nguyên thiên nhiên, thì nhân tố con người ngày càng được chú trọng. Nguồn nhân lực giữ vai trò quan trọng nhất trong các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy một môi trường sản xuất kinh doanh với mối quan hệ lao động hài hoà sẽ tạo cho con người đầy đủ những điều kiện để phát triển toàn diện, phát huy tốt nhất nhân tố con người để đóng góp vào sự phát triển của tổ chức nói riêng và sự phát triển kinh tế, xã hội nói chung.
- Quan hệ lao động góp phần thúc đẩy và hồn thiện quan hệ sản xuất mới
Hiện nay Việt Nam đang trong xu thế chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới, xây dựng một chế độ xã hội chủ nghĩa văn minh và tiến bộ. Cơ chế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi tối đa tính năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, nhất là phát triển mối quan hệ sản xuất. Cùng tồn tại với mối quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Quan hệ lao động với những tư duy tiến bộ sẽ góp phần cải thiện mối quan hệ sản xuất, đáp ứng được u cầu địi hỏi của q trình phát triển kinh tế.
để xây dựng và phát triển lực lượng sản xuất
Khi tổ chức chú trọng nhiều đến mối quan hệ giữa người lao động với người sử dụng lao động, tức là có sự quan tâm nhiều hơn đến người lao động. Cụ thể chú trọng đến giáo dục, đào tạo và sức khỏe cho người lao động. Giáo dục làm tăng trình độ cho người lao động, thúc đẩy nhanh quá trình tiếp thu công nghệ. Sức khỏe làm tăng chất lượng của nguồn nhân lực cả hiện tại và tương lai, người lao động có sức khỏe tốt có thể mang lại những lợi nhuận trực tiếp bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung trong khi làm việc. Khi người lao động đã có sức khỏe, có trí tuệ, có tay nghề cao, có động lực và nhiệt tình lao động sẽ hình thành những nguồn lực mới, tạo điều kiện cho mối quan hệ sản xuất mới được cải thiện.
- Xây dựng và duy trì mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp. Để xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp trong quan hệ lao động thì các tổ chức cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Tiến hành thành lập Cơng đồn cơ sở.
- Thành lập các tổ chức và cán bộ giám sát quan hệ lao động trong công ty, cải thiện môi trường, điều kiện làm việc, có chính sách lao động hợp lý, có các phương thức đối thoại tốt giữa chủ sử dụng lao động với người lao động, có chế độ khen thưởng cơng bằng. Đó là những yếu tố có tính quyết định cho sự phát triển bền vững của các công ty.
- Doanh nghiệp/tổ chức phải xây dựng, đăng ký và công bố công khai nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, thang bảng lương cho cả lao động mới và lao động cũ đều được biết.
- Người lao động khi được tuyển dụng phải được học nội quy công ty, hiểu những quy định cơ bản trong Bộ Luật Lao động và một số luật khác.
- Xây dựng một bộ phận để thu thập, giải quyết những vướng mắc và bức xúc từ người lao động.
- Khi tranh chấp lao động phát sinh, các bên cần chủ động gặp gỡ, đối thoại, thương lượng để giải quyết kịp thời, nếu không giải quyết được thì chủ động đưa ra hội đồng hịa giải. Cơng đồn cơ sở có trách nhiệm hướng dẫn người lao động thực hiện đòi quyền lợi đúng quy định pháp luật.
- Về phía Nhà nước, cần khẩn trương sửa đổi, bổ sung pháp luật về đình cơng và giải quyết đình cơng; tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử phạt mạnh tay đối với các hành vi vi phạm pháp luật lao động.
1.5 Kinh nghiệm phát triển QHLĐ của một số công ty và bài học rút ra đối với Xí nghiệp SXPTTB PCCC - Cơng ty TNHH MTV BCA Thăng