7. Kết cấu của đề tài
1.5 Kinh nghiệm phát triển QHLĐ của một số công ty và bài học rút ra
Long
1.5.1 Kinh nghiệm của Công ty TNHH Thiết bị Phòng cháy và chữa cháy Hà Nội cháy Hà Nội
Cơng ty TNHH Thiết bị Phịng cháy và chữa cháy Hà Nội chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động (NLĐ), nhanh chóng phối hợp các cơ quan chức năng xử lý tình huống phát sinh. Thực hiện quy chế dân chủ tại doanh nghiệp thông qua các cuộc đối thoại định kỳ nhằm giải quyết kịp thời những kiến nghị của NLĐ tại cơ sở. Nâng cao chất lượng bản thỏa ước lao động tập thể với những điều khoản có lợi hơn cho NLĐ. Đó chính là những bài học kinh nghiệm của tổ chức cơng đồn trong xây dựng quan hệ lao động hài hòa tại doanh nghiệp.
Công ty đã tạo những điều kiện tốt cho Cơng đồn hoạt động như thành lập Quỹ lao động, nguồn thu từ các hợp tác xã. Số tiền thu được từ Quỹ này được chuyển cho Cơng đồn quản lý để hỗ trợ NLĐ, đào tạo NLĐ và sử dụng phát triển, đào tạo cán bộ cơng đồn nhằm thúc đẩy sự phát triển của phong trào lao động và công đồn. Hàng năm Cơng ty dành nhiều ngân sách cho hoạt động cơng đồn; tạo điều kiện về cơ sở vật chất.
Cán bộ cơng đồn từ cơng đồn cơ sở đến lãnh đạo cơng đồn cao nhất của công ty vào cuộc tạo niềm tin nơi NLĐ. Qua đó ổn định tư tưởng
tránh sự kích động gây mất trật tự khơng chỉ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của DN mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của NLĐ. Thậm chí nếu để mâu thuẫn kéo dài, phát sinh tâm lý ức chế, dẫn tới NLĐ thiếu kiềm chế gây ra những hậu quả đáng tiếc, khi đó NLĐ có thể vi phạm pháp luật, phải xử lý hình sự. Trong quá trình đối thoại với chủ DN, cơng đồn cần tìm biện pháp tháo gỡ từng phần, tránh thúc ép DN quá khả năng đáp ứng hoặc lựa chọn những đề xuất hợp tình, hợp lý mới dễ dàng nhận được sự lắng nghe, chia sẻ từ phía chủ DN.
1.5.2 Kinh nghiệm của Tổng Cơng Ty Thiết Bị Y Tế Việt Nam
Khảo sát cho thấy, trong tổng số hợp đồng lao động được thực thi tại Tổng Công Ty Thiết Bị Y Tế Việt Nam, số hợp đồng lao động không xác định thời hạn chỉ chiếm 33,9%; Số hợp đồng lao động từ 1 năm đến dưới 3 năm, chiếm 55%; số hợp đồng từ 3 tháng đến dưới 1 năm chiếm 8,7% và dưới 3 tháng chiếm 1,4%. Điều này cho thấy công ty đã thực hiện ký kết hợp đồng lao động 100% với nhân viên nhằm tạo điều kiện cho NLĐ được đóng bảo hiểm đầy đủ.
Về tiền lương, bình quân hàng tháng của người lao động công ty được đảm bảo trang trải cho cuộc sống hàng ngày của họ, thậm chí người lao động khơng cần phải làm tăng ca liên tục mà vẫn đáp ứng được các nhu cầu cần thiết.
Công ty áp dụng thời gian làm việc 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần, tuy nhiên, hạn chế làm thêm, bình quân mỗi người lao động làm thêm 27,8 giờ/năm. Như vậy, người lao động làm thêm giờ là rất ít. Tổng số giờ làm thêm bình quân trong năm thấp hơn với quy định của Bộ luật Lao động.
Về ký kết thương lượng tập thể, theo điều tra lao động – việc làm hàng quý của Tổng cục Thống kê, hoạt động này được công ty thực hiện khá tốt. tính đến tháng 8/2019, cơng ty thực hiện thỏa ước lao động tập thể, mang lại lợi ích cho hơn 2500 lao động, đồn viên cơng đồn. Một số bản
thỏa ước sau khi được ký kết đã được chủ doanh nghiệp sử dụng lao động thực hiện nghiêm túc, tạo động lực làm việc cho người lao động.
1.5.3 Bài học kinh nghiệm choXí nghiệp SXPTTB PCCC - Cơng ty TNHH MTV BCA Thăng Long TNHH MTV BCA Thăng Long
Thứ nhất, Cần phát triển chính sách hỗ trợ lao động để ứng phó với những vấn đề xã hội nảy sinh từ quá trình thay đổi cơ cấu sản xuất, đổi mới công nghệ trong công ty. Đồng thời, nâng cao tính chuyên nghiệp cho người lao động và trách nhiệm và vai trò của cơng đồn cơ sở.
Thứ hai, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật đến NLĐ, NSDLĐ nhằm nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật của các bên trong QHLĐ; triển khai thành cơng thí điểm thương lượng nhóm DN trong KCN đã tạo nên sự ổn định về mặt bằng chế độ chính sách và QHLĐ.
Thứ ba, Chú trọng xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa NSDLĐ với Cơng đồn, mối quan hệ giữa NLĐ với cơng đồn và NSDLĐ; Tập trung bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động của cán bộ cơng đồn; Thứ tư, Chú trọng xây dựng mối quan hệ phối hợp Cơng ty, cơng đồn và NLĐ trong việc giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến QHLĐ, phối hợp tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ; Thường xuyên kiểm tra, giám sát, xử lý tình hình chấp hành pháp luật tại các DN nên hầu hết các DN đều chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật đảm bảo quyền lợi của NLĐ; Định kỳ phối hợp tổ chức các hội nghị tiếp xúc giữa lãnh đạo tỉnh với NSDLĐ, cán bộ cơng đồn và NLĐ để lắng nghe và kịp thời giải quyết các đề xuất, kiến nghị nhằm góp phần ổn định QHLĐ. Tổ giải quyết Tranh chấp lao động công ty phát huy tốt vai trò tham gia giải quyết các vụ tranh chấp, đình cơng nhằm sớm ổn định QHLĐ và tránh sự lây lan, định kỳ họp đánh giá tình hình và kinh nghiệm giải quyết.
Tiểu kết chƣơng 1
Chương 1 đã Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quan hệ lao động và các nội dung của quan hệ lao động trong doanh nghiệp.
Đây là những cơ sở lý luận và phương pháp luận cho đề tài để nghiên cứu thực trạng về quan hệ lao động của Xí nghiệp SXPTTB PCCC - Cơng ty TNHH MTV BCA Thăng Long trong chương 2
CHƢƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG
TẠI XÍ NGHIỆP SXPTTB PCCC - CÔNG TY TNHH MTV BCA THĂNG LONG