Hoàn thiện các quy định pháp luật về quan hệ lao động tạo ra

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển quan hệ lao động tại Xí nghiệp Sản xuất trang thiết bị phòng cháy chữa cháy Công ty TNHH Một thành viên BCA Thăng Long (Trang 92 - 94)

7. Kết cấu của đề tài

3.2. Các giải pháp nhằm xây dựng mối quan hệ lao động tốt đẹp trong

3.2.1 Hoàn thiện các quy định pháp luật về quan hệ lao động tạo ra

ra mơi trường pháp lý thơng thống phù hợp với luật pháp quốc tế

Các chính sách về quan hệ lao động ở Việt Nam phải được sửa đổi, bổ sung, hồn thiện - cả về nội dung lẫn hình thức - sao cho hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện các chính sách này.

Trong Bộ Luật Lao động, cần phân biệt rõ những khái niệm dễ gây nhầm lẫn như “tranh chấp lao động tập thể” và “tranh chấp lao động cá nhân có đơng người tham gia”, “tranh chấp lao động về quyền” và “tranh chấp lao động về lợi ích”. Thực tế cho thấy hầu hết các cuộc đình cơng ở nước ta từ trước đến nay đều do mâu thuẫn phát sinh giữa NSDLĐ và nhiều cá nhân NLĐ cùng một lúc, trong cùng đơn vị, với cùng nội dung, tức là tranh chấp lao động cá nhân của nhiều người ”chứ không phải“ tranh chấp lao động tập thể”. Hầu hết các cuộc đình cơng đều cũng xuất phát từ “tranh chấp về quyền” chứ không phải “tranh chấp về lợi ích”.Đây là những đặc điểm khách quan hết sức quan trọng trong hoàn cảnh nước ta hiện nay và cần được PLLĐ thừa nhận. Từ đó, trong các văn bản pháp luật cần có những quy định khác nhau về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân đông người; tranh chấp lao động tập thể; tranh chấp về quyền và tranh chấp về lợi ích.

Bên cạnh đó, cần nhanh chóng hồn thiện các quy định về “Giải quyết tranh chấp lao động” và chỉnh sửa trình tự đình cơng theo hướng đơn giản hóa. Điều này khơng có nghĩa là khuyến khích cơng nhân đình cơng mà chỉ nhằm đưa việc đình cơng vào khn khổ luật pháp, xóa bỏ khoảng cách giữa luật và thực tiễn.

Ngồi các hình thức thơng dụng như thương lượng, hòa giải, trọng tài phân xử… cịn có một cách nữa là mời chuyên gia tư vấn hoặc chuyên

gia phán quyết.Theo cách này, các bên có thể nhờ một bên thứ ba trung lập, bất kỳ đứng ra làm trung gian giải quyết xung đột, trên cơ sở khách quan, vô tư, bảo mật và tôn trọng pháp luật.

Bổ sung các quy định về ký kết TƯLĐTT cấp ngành hay thỏa ước ở Doanh nghiệp: Bởi mỗi ngành, mỗi vùng có những đặc thù nhất định về lao động và quan hệ trong lao động nên các thỏa ước cấp trung gian này sẽ có tác dụng dẫn hướng rất tốt cho thương lượng ở cấp doanh nghiệp. Thỏa ước của ngành hoặc doanh nghiệp không được vi phạm Bộ Luật lao động, thỏa ước ở doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của thỏa ước ngành hay khu. Tất nhiên là do thương lượng ở cấp nào thì vẫn ln khuyến khích những điều khoản có lợi hơn cho NLĐ. Bổ sung thêm các quy định bảo vệ quyền lợi của NSDLĐ. Cần tạo môi trường để khuyến khích sự cạnh tranh trong lao động và dành được công ăn việc làm cho những người thật sự có năng lực.

Bổ sung quy chế bảo vệ NLĐ và Quỹ hỗ trợ NLĐ. Giảm số lượng các văn bản dưới luật xuống mức tối thiểu bằng cách tập hợp và thống nhất hóa chúng lại hoặc chuyển vào BLLĐ.Cần rà soát thường xuyên các văn bản dưới luật để phát hiện những quy định lạc hậu hoặc mâu thuẫn với nhau và kịp thời điều chỉnh.Khi cần có một quy định mới thì thay vì ban hành thêm một văn bản, nên nghiên cứu xem có thể chỉnh sửa văn bản cũ không. Theo kinh nghiệm của một số nước như Singapore, Nhật…, các quy định được diễn đạt rất rõ ràng và được tập trung tối đa trong BLLĐ. Mỗi khi giải quyết một vấn đề gì thì chỉ cần tra cứu đúng chương, mục, điều khoản đó.Như vậy vừa tránh được những mâu thuẫn khơng đáng có, vừa tránh tình trạng có luật rồi mà phải chờ các nghị định, thông tư, hướng dẫn mới thực hiện được.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển quan hệ lao động tại Xí nghiệp Sản xuất trang thiết bị phòng cháy chữa cháy Công ty TNHH Một thành viên BCA Thăng Long (Trang 92 - 94)