M&A lĩnh vực ngân hàng trên thế giới trong những năm

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Thực trạng M A trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 2 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ M&A

2.2. LỊCH SỬ M&A THẾ GIỚI

2.2.2. M&A lĩnh vực ngân hàng trên thế giới trong những năm

gần đây

Hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng bắt đầu phát triển mạnh vào năm 1989 (cuối đợt sóng thứ tư) và đạt đỉnh điểm về số lượng giao dịch lẫn giá trị các thương vụ vào giai đoạn 1997 – 2000.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng lại có tốc độ giảm về giá trị các thương vụ nhanh hơn so với tình hình hoạt động M&A chung của các ngành. Theo thống kê của PwC trong 10 tháng đầu tiên của năm 2012, tổng giá trị của các thương vụ M&A trong lĩnh vực ngân hàng tồn cầu đã giảm 37% so với cùng kì trước đó, so với tốc độ suy giảm 20% của tồn bộ hoạt động M&A nói chung.

22

Biểu đồ 2.6. Số lượng thương vụ và Tổng giá trị hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng của thế giới giai đoạn 1985 - 2013

Nguồn: Thomson Financial, IMMA analysis

Cần phải nhìn lại trước đó để thấy rằng, Ngân hàng luôn là một lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị chung của hoạt động M&A tồn cầu. Chính vì vậy, việc suy giảm số lượng lẫn giá trị thương vụ, cũng như suy giảm về tỷ trọng của giá trị các thương vụ M&A trong lĩnh vực ngân hàng so với toàn bộ các ngành đã phản ánh nhiều sự thay đổi về các vấn đề của ngành ngân hàng như: sức khỏe của toàn bộ hệ thống, sự kì vọng về lợi nhuận mang lại, những yếu tố tác động đến từ nền kinh tế nói chung,…

Nói thêm về yếu tố pháp luật. Không thể chối cãi rằng những sự thay đổi của khung pháp lí có ảnh hưởng lớn đến hoạt động M&A. Trong ngắn hạn, những thay đổi về luật hoặc quy định không thể dự báo trước sẽ có tác động khơng nhỏ đến khả năng lập kế hoạch và thực thi hoạt động M&A của các ngân hàng.

Trong trung hạn, các yếu tố pháp luật sẽ có tác động lớn đến hoạt động M&A. Xu hướng trong những năm gần đây đều cho thấy các nhà làm luật pháp và Chính phủ sẵn sàng tham gia vào cuộc chơi tích cực hơn. Họ sẵn sàng khuyến khích và hỗ trợ các thương vụ sáp nhập trong nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính đang hoạt động khơng tốt. Ngoài ra, những khung luật pháp và quy định còn đang bắt buộc các ngân hàng phải tái cấu trúc. Đơn cử như Basel III, quy định về mức vốn và hệ số an toàn vốn như là một phương thức để đảm bảo các ngân hàng có đủ những điều kiện để hoạt động tốt. Một ví dụ ở các nước đang phát triển, hệ thống ngân hàng cịn non trẻ, quy mơ chưa lớn, thiếu thốn về kinh nghiệm quản trị và sản phẩm

23

dịch vụ dẫn đến việc sáp nhập chủ yếu là do chính phủ muốn sắp xếp, tăng cường tính an tồn cho hệ thống ngân hàng.

Biểu đồ 2.7. Tỷ trọng giá trị thương vụ M&A ngân hàng so với toàn bộ các ngành

Nguồn: Thomson One

Với các nước phát triển, hệ thống ngân hàng phát triển đến mức bão hòa nên việc sáp nhập, ngồi trường hợp để giải quyết các tình trạng bất ổn khi có những biến động xấu trong nền kinh tế, thì động cơ thúc đẩy khác thường xuất phát từ việc gia tăng synergy bằng cách giảm chi phí nhờ quy mơ, mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa sản phẩm, từ đó tạo nên các ngân hàng có tính cạnh tranh với nhau cao hơn.

Một trường hợp về sự tác động của những sự thay đổi trong nền kinh tế nói chung là cuộc khủng hoảng ở các nước châu Âu. Khi mà tình hình kinh tế tại nhiều nước tại khu vực này vẫn chưa có tình hình tiến triển tốt thì điều đó đã tác động khơng nhỏ đến tiến trình hoạt động M&A trong ngành ngân hàng. Đặc biệt các bên thâu tóm cần phải dành nhiều thời gian hơn để thẩm định, tìm hiểu ngân hàng mục tiêu và đưa ra quyết định cuối cùng. Đây là điều rất quan trọng khi mà nền kinh tế châu Âu nói riêng và thế giới nói chung vẫn đang tồn tại nhiều bất ổn khó dự đốn được.

24

TỔNG KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương này, bài nghiên cứu đề cập tới những lý thuyết cơ bản của khái niệm Mua bán – Sáp nhập (M&A) để làm tiền đề cho việc ứng dụng vào cơ sở thực tiễn ở những phần nghiên cứu tiếp theo. Có rất nhiều các khái niệm về M&A đã được đề cập trong chương 2, nhưng nổi bật nhất là việc cần phân biệt rõ M&A là gì? Sự khác biệt giữa các khái niệm “Mua bán”, “Sáp nhập”, “Hợp nhất” trong các bộ luật của Việt Nam quy định (Luật doanh nghiệp năm 2005) và định nghĩa chung trên toàn thế giới. Chương 2 cũng chỉ ra những động cơ thúc đẩy hoạt động M&A của các doanh nghiệp là nhằm gia tăng giá trị thông qua việc kết hợp với những doanh nghiệp, công ty khác để từ đó tận dụng mạng lưới phân phối, cơ sở khách hàng hay nguồn lực có sẵn về sản phẩm, nhân lực,... Cuối cùng là việc phân biệt các loại hình hoạt động M&A và sự khác nhau giữa đầu tư tài chính (Financial investment) và M&A.

Trong chương này, bài nghiên cứu cũng thống kê lại 6 đợt sóng trong lịch sử M&A của thế giới bắt đầu từ cuối thế kỉ thứ 19 và kéo dài cho đến nay; cùng với đó đã chỉ ra những đặc điểm tiêu biểu trong các đợt sóng này như: loại thương vụ M&A được thực hiện, động cơ thúc đẩy, yếu tố pháp lí,... Cuối cùng, bài nghiên cứu đề cập đến tình hình M&A trong lĩnh vực Ngân hàng trên thế giới trong những năm gần đây và đưa ra một số ví dụ về những yếu tố tác động đến hoạt động trong lĩnh vực này.

25

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG M&A TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Thực trạng M A trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)