CHƯƠNG 2 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ M&A
3.3. MỘT SỐ THƯƠNG VỤ M&A TRONG LĨNH VỰC NGÂN
3.3.2. Sáp nhập Habubank vào SHB
Tổng quan thương vụ
Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu của SHB và HBB trước khi sáp nhập
Đơn vị: Tỷ VND
Chỉ tiêu SHB HBB
41
Dư nợ cho vay 47.652 26.384
Vốn chủ sở hữu 4.909 4.051
Lợi nhuận sau thuế 753 234
Nguồn: BCTC của các ngân hàng
Nguyên nhân của vụ sáp nhập xuất phát từ những khó khăn tài chính của Habubank liên quan đến vấn đề nợ xấu. Theo đó, việc tập trung cho vay nhóm khách hàng thuộc Vinashin lên đến 3,345 tỷ đồng, chiếm 83% vốn điều lệ của Ngân hàng. Khi suy thoái kinh tế, Ngân hàng bị ảnh hưởng bởi khoản tín dụng này. Theo thơng tin cho biết thì mỗi năm HBB phải tốn một khoản chi phí phát sinh 500 tỷ đồng để duy trì dư nợ này.
Bảng 3.12. Tổng dư nợ cho vay và trái phiếu cho Vinashin của HBB
Đơn vị: Tỷ VND
Tổng 3.345
Mua trái phiếu của Vinashin 600
Dư nợ cho vay 2.745
Nguồn: Đề án sáp nhập SHB – HBB
Lí do HBB phải sáp nhập với SHB
Ngồi Vinashin, một số khách hàng khác của HBB cũng lâm vào tình trạng kinh doanh khó khăn dẫn đến việc đình trệ trong việc thanh tốn các khoản tín dụng đến hạn như cơng ty thủy sản Bình An là một ví dụ điển hình,… Điều này càng làm cho tình hình hoạt động của HBB trở nên khó khăn hơn.
Một điểm nổi bật nữa về tình hình tài chính của HBB đó là việc tỷ trọng khoản mục “Tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng” giảm dần các năm qua (từ 36,8% năm 2008
42
xuống còn 11% năm 2011). Nguyên nhân là vì Ngân hàng chuyển sang việc danh mục cho vay và tập trung đầu tư chứng khốn. Tuy nhiên, việc cho các tổ chức, cơng ty làm ăn kém vay như công ty thủy sản Bình An hay Vinashin, cộng với việc nắm giữ cổ phiếu và trái phiếu của chính các cơng ty này và các loại chứng khốn có lãi suất thấp khác (chủ yếu là trái phiếu chính phủ) đã làm tình hình tài chính của HBB ngày càng tệ hơn.
Cuối cùng, tỷ lệ nợ xấu là nguyên nhân chính dẫn đến việc sáp nhập HBB vào SHB. Theo báo cáo cho biết nếu tính ln cả khoản nợ của Vinashin thì tỷ lên nợ xấu của HBB vào năm 2011 lên đến 16,73%, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ nợ xấu bình quân của ngành ngân hàng ở thời điểm đó.
Những ưu điểm của HBB trong thương vụ sáp nhập với SHB
Mặc dù đối mặt với tình trạng tài chính khơng được khả quan và tỷ lệ nợ xấu lên đến mức báo động, nhưng HBB cũng có những điểm hấp dẫn để dẫn đến quyết định sáp nhập của SHB:
- HBB đã xây dựng được hệ thống khách hàng nhất định và có chỗ đứng trong thị trường phía Bắc.
- Có Deutsche Bank là đối tác chiến lược, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận với cơng nghệ và quy trình chuẩn của thế giới.
- Khi sáp nhập với HBB, SHB sẽ mở rộng quy mô nguồn vốn và tổng tài sản, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thương trường; điều mà theo như ông Nguyễn Văn Lê, tổng giám đốc của SHB đã phát biểu rằng “nếu thực hiện mở rộng bằng cách khác thì phải mất ít nhất 5 năm.”
Những kết quả sau sáp nhập
Sau sáp nhập, quy mô tổng tài sản của SHB đã tăng lên xấp xỉ 117 nghìn tỷ đồng, theo đó thì vốn điều lệ cũng tăng từ 4815 tỷ đồng lên 8866 tỷ đồng và trở thành một trong những ngân hàng có quy mơ tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam.
43
Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu của SHB sau sáp nhập với HBB
Đơn vị: Tỷ VND Chỉ tiêu Trước sáp nhập (Quý 1/2012) Sau sáp nhập (Quý 4/2013) Tổng tài sản 70.990 143.740
Dư nợ cho vay 47.652 105.496
Thu nhập từ lãi thuần 1.898 2.299
Lợi nhuận sau thuế 753 757
Nguồn: BCTC của SHB
Về kết quả kinh doanh, dù doanh thu và thu nhập từ lãi ròng tăng so với thời điểm trước khi diễn ra việc sáp nhập HBB nhưng vì bị ảnh hưởng bởi việc trích lập dự phịng rủi ro từ các khoản nợ xấu của HBB và nên dẫn đến lợi nhuận sau thuế của SHB bị giảm; đây cũng là một điều dễ hiểu khi diễn ra thương vụ sáp nhập giữa hai Ngân hàng này.
Bắt đầu từ Q1/2013, hoạt động kinh doanh của SHB đã bắt đầu có lợi nhuận trở lại và liên tục tăng qua các quý. Ông Đỗ Quang Hiển, chủ tịch HĐQT của SHB tin tưởng tỷ lệ nợ xấu của SHB sẽ được kiểm soát và giảm dần trong thời gian sắp tới.
Nhìn chung, vì thời gian kể từ khi sáp nhập cịn ngắn nên kết quả có thể thấy được rõ ràng nhất là việc quy mô tổng tài sản và vốn điều lệ của SHB đã tăng đáng kể so với giai đoạn trước sáp nhập; đồng thời SHB cũng thừa hưởng lại mạng lưới kinh doanh và hệ thống khách hàng về hướng kết quả kinh doanh cũng đã có những khoản lợi nhuận ban đầu sau thời gian cắt lỗ. Tuy nhiên, sẽ còn cần thêm thời gian để xem thương vụ sáp nhập này có thực sự mang lại hiệu quả cho SHB như kì vọng ban đầu hay khơng.
44
Bảng 3.14. EPS, ROA và ROE của SHB trước và sau sáp nhập với HBB
2011 2012 2013
EPS 1,821 47 855
ROA 15,04 0,34 7,64
ROE 1,23 0,03 0,58
Nguồn: BCTC của SHB
Nhìn vào các chỉ số tài chính EPS, ROA và ROE của SHB sau sáp nhập, ta có thể nhận thấy hiệu quả kinh doanh của SHB không tốt như trước khi sáp nhập. Nhưng khác với trường hợp của SCB đã phân tích trước đó, trong trường hợp SHB lại có những điểm tích cực. Mặc dù các chỉ số trong năm 2012 và 2013 là thấp hơn so với năm 2011 (thời điểm trước khi sáp nhập), đặc biệt là năm 2012 (thời điểm diễn ra sáp nhập); nhưng khi xét các năm trong thời kì hậu sáp nhập, ta lại thấy các chỉ tiêu này đang có những tín hiệu đi lên.
Các chỉ tiêu EPS, ROA và ROE của năm 2013 đều tăng mạnh so với năm 2012, nguyên nhân xuất phát từ tình hình kinh doanh khả quan của SHB, đồng thời là việc được hồn nhập khoản trích lập dự phịng 128,5 tỷ đồng. Tích cực hơn, tỷ lệ nợ xấu của SHB sau 1 năm sáp nhập đã giảm mạnh xuống còn 4,06% so với tổng dư nợ tín dụng, giúp giảm chi phí dự phịng rủi ro. Chủ tịch HĐQT của SHB – ông Đỗ Quang Hiển – cũng tự tin cho biết sẽ giải quyết toàn bộ hơn 3.000 tỷ đồng nợ xấu từ HBB trong vòng 3 năm kể từ khi sáp nhập.
Tuy xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực hơn so với vụ hợp nhất SCB, thương vụ SHB sáp nhập HBB vẫn còn cần thêm thời gian để tiếp tục theo dõi tính hiệu quả vì 1 năm vẫn còn là khoản thời gian ngắn để đi đến một kết luận cuối cùng.
45