2.3. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TRÊN
2.3.2.2. Nghiên cứu của Nguyễn Thành Cường
Nghiên cứu của Nguyễn Thành Cường (2008) về các nhân tốảnh hưởng đến
cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa. Tác giảđưa
ra năm nhân tố có thể tác động đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp thủy sản bao
gồm: quy mô doanh nghiệp, cấu trúc tài sản, khả năng sinh lời (ROA), lãi suất vay
bình quân, cơ hội tăng trưởng. Sau khi thu thập số liệu từ năm 2007 đến năm 2009,
tác giả lập và chạy mơ hình hồi quy các nhân tố và đưa ra kết luận như sau:
- Các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa sử dụng nợở mức cao, chủ
yếu được tài trợ bằng nợ ngắn hạn, giữa các loại hình sở hữu cũng có sự khác biệt
trong việc sử dụng nợ. Các doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần sử dụng nợ
nhiều hơn các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi. Điều này giải thích bởi lý thuyết thơng tin bất cân xứng.
- Có năm nhân tố ảnh hưởng mạnh đến cấu trúc tài chính: quy mơ doanh
nghiệp, khả năng sinh lời, cơ hội tăng trưởng có quan hệ thuận chiều với cấu trúc tài
chính. Cấu trúc tài sản, lãi suất vay bình qn có quan hệ ngược chiều với cấu trúc
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giả trình bày các các lý thuyết về cấu trúc tài chính là cơ
sở lý luận cho nghiên cứu như: Quan điểm truyền thống, lý thuyết của MM, lý
thuyết đánh đổi, lý thuyết trật tự phân hạng...
Có rất nhiều nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính, tuy nhiên do giới hạn về
khả năng thu thập dự liệu nên nghiên cứu chỉ đưa ra các nhân tố chính bao gồm:
tăng trưởng, cơ cấu tài sản, lợi nhuận, rủi ro kinh doanh, thuế TNDN, tính thanh
khoản, tấm chắn thuế phi nợ và quy mô doanh nghiệp.
Các mơ hình nghiên cứu cấu trúc tài chính thực nghiệm trên thế giới và trong
nước cho thấy các nhân tố trên đều được chọn và mỗi nghiên cứu dựa trên tập dữ
liệu khác nhau đều cho kết quả khác nhau. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng lựa
chọn những nhân tố trên để xem xét chiều hướng tác động đến cấu trúc tài chính của
các doanh nghiệp ngành thủy sản Việt Nam.
Qua các nội dung đã được trình bày trong chương 2, tác giảđã có những kiến
Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3.1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY.
Những năm vừa qua, đặc biệt từ năm 2002, khi kim ngạch xuất khẩu thủy
sản của Việt Nam vượt ngưỡng 2 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm
rất cao, trung bình gần 14%/năm. Năm 2011, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 6,12 tỷ
USD, tốc độ tăng trưởng đạt 20,7%, cao nhất trong 10 năm gần đây. Theo kế hoạch
của ngành thủy sản đặt ra, giá trị xuất khẩu năm 2012 phấn đấu đạt 6,5 tỷ USD, 8 tỷ
USD vào năm 2015 và 10 tỷ USD năm 2020.
Cùng với tình hình phát triển của ngành, cấu trúc tài chính ngành thủy sản
Việt Nam có một sốđặc điểm như sau:
- Các doanh nghiệp thủy sản đang trong giai đoạn khởi sự và tăng trưởng nên
có nhu cầu về vốn cao. Đa số các doanh nghiệp thủy sản đều có thời gian thành lập
dưới 15 năm nhưng có tốc độ tăng doanh thu rất cao. Vốn vay sử dụng chủ yếu để
bổ sung vốn lưu động, mua sắm nhà xưởng, đất đai và các tài sản cốđịnh khác
- Thị trường chứng khốn Việt Nam cịn rất non trẻ và tính thanh khoản thấp
nên các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi muốn tăng vốn bằng cách phát
hành cổ phiếu, trái phiếu và các cơng cụ tài chính khác. Sau giai đoạn 2007-2010 có
một số doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, hiện nay các doanh nghiệp đã chững lại
không mặn mà với việc huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu. Vì vậy, các doanh
nghiệp cần tài trợ vốn phải đi vay vốn ngân hàng và chịu nhiều rủi ro kiệt quệ tài
chính.
- Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đang trong giai đoạn khởi sự và tăng
trưởng nên chưa tích lũy được nhiều vốn để tự tài trợ.
- Đầu năm 2012, số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản giảm tới 40% so với năm 2011. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh thủy sản đang gặp khó khăn về tài
chính, mất khả năng thanh toán nợ và đang tạm ngừng kinh doanh. Vì vậy, việc giảm tỷ lệđịn bẩy tài chính và tái cơ cấu tài chính, tái cơ cấu nợ vay là cần thiết.
- Tuy tỷ lệđòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp thủy sản hiện nay khá cao
nhưng tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn cao trong khi nợ dài hạn trên tổng
nguồn vốn lại rất thấp, bình quân trong 02 năm là 4,57%. Điều này thể hiện sự mất
cân đối trong cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Do phương án vay vốn ngắn hạn được thực hiện dễ dàng hơn nên các doanh nghiệp lựa chọn nguồn tài trợ từ nợ vay
chủ yếu là vay ngắn hạn. Từđây sẽ nảy sinh mâu thuẫn: các doanh nghiệp sử dụng
vốn vay ngắn hạn để tài trợ cho đầu tư dài hạn, mua tài sản cốđịnh và đầu tư cho tài
sản lưu động thường xuyên. Điều này vi phạm tính tương thích giữa tài sản và
nguồn vốn tài trợ, làm doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, mất khả năng thanh
tốn, có thể bị phá sản khi đến hạn các khoản nợ ngắn hạn.