MỘT SỐ GỢI Ý TỪ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành thủy sản việt nam (Trang 63 - 65)

Sau khi xác định các nhân tố ảnh hưởng và chiều hướng tác động đến cấu

trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành thủy sản Việt Nam, cùng với việc phân

tích cấu trúc tài chính thực tế của các doanh nghiệp, đề tài đưa ra một số gợi ý như

sau:

Thứ nhất, theo kết quả từ mơ hình hồi quy, nhân tố Tăng trưởng đồng biến

với Đòn bẩy tài chính. Như vậy, các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao thì có

thể sử dụng nhiều nợđể tài trợ cho doanh nghiệp và ngược lại các doanh nghiệp có

tốc độ tăng trưởng thấp nên hạn chế vay nợ. Các doanh nghiệp có thể tận dụng chi

phí rẻ từ vay nợđể thúc đẩy tăng trưởng và tích lũy vốn.

Thứ hai, nhân tố Cơ cấu tài sản nghịch biến với Đòn bẩy tài chính của các

doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Hiện nay nhiều ngân hàng tài trợ không cần dựa

vào thế chấp tài sản cố định mà có thể tín chấp bằng hàng tồn kho phát sinh từ tiền

hàng hóa và quyền đòi nợ nên khi vay nợ tăng lên thì tài sản cố định không tăng

nhưng tổng tài sản lại tăng làm cho Cơ cấu tài sản giảm (tỷ lệ Tài sản cốđịnh/Tổng

tài sản giảm). Để hạn chế nợ xấu và đảm bảo khả năng trả nợ thì các doanh nghiệp

nên hạn chế vay vốn vì hàng tồn kho thủy sản là mặt hàng dễ mất chất lượng khi

thời gian tồn kho lâu và các khoản nợ phải thu hàng xuất khẩu nếu không thu được

nợ kịp thời sẽ không kịp trả nợ ngân hàng, dẫn đến tình trạng kiệt quệ tài chính cho

doanh nghiệp.

Thứ ba, nhân tố Lợi nhuận nghịch biến với Đòn bẩy tài chính. Các doanh

nghiệp có mức lợi nhuận cao nên hạn chế chia lãi cho cổđơng để tích lũy vốn, nhất

là các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam hiện nay hầu hết đều đang trong giai đoạn

tăng trưởng thì nhu cầu tích lũy vốn để tài trợ càng là yêu cầu cấp thiết. Việc tăng

tích lũy vốn bằng cách giữ lại lợi nhuận tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển

bền vững, giảm rủi ro do vay nợ của doanh nghiệp.

Thứ tư, theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ địn bẩy tài chính trung bình của năm

2010 là 59,23% và năm 2011 là 62,92%, bình quân 02 năm là 61,08%. Tỷ lệ này là

khá cao khi so sánh với tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các ngành khác (Theo nghiên

cứu của Nguyễn Xuân Thành, ngành hàng tiêu dùng có địn bẩy tài chính là 45%,

công nghệ viễn thông 56%, dược 57%, nông nghiệp 51%). Đầu năm 2012, số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản giảm tới 40% so với năm 2011, từ 800 doanh nghiệp xuống 473 doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh thủy sản đang gặp khó khăn về tài chính, mất khả năng thanh toán nợ và đang tạm ngừng kinh doanh. Vì vậy, việc giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính và tái cơ cấu tài chính, tái cơ cấu nợ vay là cần thiết.

Thứ năm, hiện nay các doanh nghiệp thủy sản có tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng

nguồn vốn rất thấp, bình quân trong 02 năm là 4,57%. Vì vậy, các doanh nghiệp

thủy sản Việt Nam cần tăng tỷ lệ nợ dài hạn lên trong tổng nợ của doanh nghiệp,

giúp doanh nghiệp giảm áp lực trả nợ ngắn hạn khi đến hạn thanh toán. Tuy lãi suất

nợ dài hạn cao hơn nợ ngắn hạn nhưng có tính ổn định hơn, làm giảm rủi ro kiệt quệ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành thủy sản việt nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)