7. Kết cấu Luận án
2.3.1. Chuyển biến cơ cấu ngành kinh tế
Nhờ sự vâ ̣n du ̣ng sáng ta ̣o đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều kiê ̣n thực tế của đi ̣a phương, trong 13 năm sau ngày tái lâ ̣p tỉnh, kinh tế Thái Nguyên có sự chuyển biến rõ rê ̣t.
Từ năm 1997 đến năm 2010, cơ cấu kinh tế có sự chuyển di ̣ch theo hướng tăng tỉ tro ̣ng công nghiê ̣p, di ̣ch vu ̣, giảm dần tỉ tro ̣ng nông nghiê ̣p trong GDP Thái Nguyên. Sự chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế phản ánh sự phát triển của các ngành kinh tế và sự chuyển biến của nền kinh tế theo hướng công nghiê ̣p hóa (Biểu đồ).
Cơ cấu GDP theo giá thực tế phân theo 3 khu vực kinh tế cũng có sự chuyển biến.
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) theo giá thực tế phân theo 3 khu vực kinh tế (%)
[Nguồn:73.51]
Nhìn vào biểu đồ, phân tích số liê ̣u cho thấy:
GDP của khu vực I (Nông – Lâm – Thủy sản) có chiều hướng giảm qua các năm: 35,86% (năm 1997); 33,68% (năm 2000); 26,21% (năm 2005); 21,73% (năm 2010).
GDP của khu vực II (Công nghiê ̣p và Xây dựng) là 33,13% (năm 1997). Do tác đô ̣ng của tình hình kinh tế thế giới và khu vực, năm 2000, khu vực II giảm xuống còn 30,37%. Nhưng từ năm 2005 đến năm 2010, khu vực II có tốc đô ̣ phát triển ngày càng cao hơn so với các khu vực khác: 38,71% (năm 2005); 41,54% (năm 2010).
GDP của khu vực III (Di ̣ch vu ̣) cũng tăng qua các năm: 31,01% (năm 1997), 35,95% (năm 2000), 35,08% (năm 2005), 36,73% (năm 2010).
Bảng 2.1. GDP và GDP/người của cả nước và theo các vùng giai đoạn 2000 - 2010 Các tỉnh Năm 2000 Năm 2010 GDP (Tỉ đồng) GDP/người Tr.đồng/người Cơ cấu GDP% GDP (Tỉ đồng) GDP/người Tr.đồng/người Cơ cấu GDP% I II III I II III Cả nước 441.646 5,7 24,5 36,7 38,8 1.658.400 19,3 20,7 40,2 39,1 Toàn vùng 25.696 2,9 34,8 28,5 36,7 114.869 13,7 26,4 36,9 36,7 Hà Giang 1.061 1,7 49,5 20,8 29,7 4.580 6,3 34,8 26,3 38,9 Cao Bằng 1.536 3,1 46,3 16,1 37,6 4.740 9,2 35,3 23,5 41,2 Bắc Kạn 491 1,7 58,2 11,0 30,8 2.483 8,4 45,0 19,6 35,4 Tuyên Quang 1.646 2,4 50,1 18,0 31,9 7.894 10,9 38,6 24,0 37,4 Lào Cai 1.300 2,1 45,6 21,4 33,0 7.922 12,9 30,6 35,3 34,4 Yên Bái 1.670 2,4 45,8 22,2 32,0 6.793 9,1 34,0 33,1 32,9 Thái Nguyên 3.017 2,9 33,7 30,4 35,9 16.405 14,5 22,1 40,6 37,3 Lạng Sơn 2.192 3,1 51,0 12,6 36,4 9.763 13,3 41,1 20,5 38,4 Bắc Giang 3.536 2,4 49,8 14,7 35,5 15.487 9,9 33,3 32,3 34,4 Phú Thọ 3.823 3,0 29,9 36,5 33,6 13.928 10,6 26,0 37,7 36,3 Quảng Ninh 5.424 5,3 9,8 45,2 45,0 24.874 21,7 6,2 54,6 39,2
(Nguồn: - Tư liệu 63 tỉnh, thành phố Việt Nam, NXB Thống kê năm 2010 - NGTK 11 tỉnh, thành phố năm 2010, Cục Thống kê năm 2011)
So với các tỉnh trong vùng Đông Bắc và một số tỉnh thuộc vùng Tây Bắc và trung du Bắc Bộ, đến năm 2010, cơ cấu GDP khu vực I của tỉnh Thái Nguyên chiếm tỉ lệ 21,73%. Khu vực II có tỉ lệ 41,54%, vượt các tỉnh Hà Giang (26,3%); Cao Bằng (23,5%); Bắc Kạn (19,6%), Tuyên Quang (24,0%), Lào Cai (35,3%), Yên Bái (33,1%), Lạng Sơn (20,5%), Bắc Giang (32,3%), Phú Thọ (37,7%). Khu vực III với tỉ lệ 36,73, ngành Dịch vụ cũng có sự chuyển biến tác động đến sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Như vậy, cơ cấu GDP chia theo 3 khu vực kinh tế có sự chuyển dịch tích cực phù hợp với thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH của tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm dần nhưng còn chậm, tỉ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng tăng dần nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Tỉ trọng ngành dịch vụ có xu hướng tăng, tuy nhiên không ổn định và chưa bảo đảm tính vững chắc.
2.3.1.1. Ngành Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng
Ngành Công nghiệp
Trải qua nhiều thăng trầm, ngành công nghiệp vẫn được đánh giá là một ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định, vững chắc. Thái Nguyên là một trong những tỉnh được ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp sớm nhất trong cả nước (trên dưới 40 năm). Với các khu, cụm công nghiệp đã hình thành và đi vào hoạt động gồm: Khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên, Khu công nghiệp Sông Công, cụm công nghiệp La Hiên, Cụm công nghiệp Giang Tiên, ... Thái Nguyên thực sự trở thành một trong những trung tâm công nghiệp khá lớn ở khu vực phía Bắc.
Trong thời kì 1997 - 2010, tỉ trọng của ngành Công nghiệp trong GDP toàn tỉnh liên tục tăng đều lên qua các năm và vẫn là ngành có đóng góp nhiều nhất. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh, từng bước khẳng định xu thế đúng đắn trong quá trình chuyển biến kinh tế.
Giai đoạn 1997 – 2010, sản xuất công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên tăng nhanh với GDP hằng năm tăng 42,6%. Năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 12.500 tỉ đồng (giá so sánh năm 1994) cao gấp 3 lần năm 2005 (4.500 tỉ đồng).