Những yếu tố tác động đến quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh thái nguyên từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 44 - 49)

7. Kết cấu Luận án

2.2.2.Những yếu tố tác động đến quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên

Nguyên

Chuyển biến kinh tế, xã hội chịu sự tác động thường xuyên của những yếu tố khác nhau. Các yếu tố hình thành và ảnh hưởng đến chuyển biến cơ cấu kinh tế, xã hội được phân chia thành các nhóm theo các cách thức khác nhau như theo nguồn gốc phát sinh (có yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh), có yếu tố giữ vai trò quyết định và yếu tố có ảnh hưởng bình thường. Các yếu tố nêu trên hợp thành hệ thống phức tạp, tác động đa chiều và ở những mức độ khác nhau.

Các yếu tố khách quan

Các yếu tố tự nhiên: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Nhóm các yếu tố này quyết định lợi thế nguồn lực tự nhiên của từng vùng, từng địa phương, chúng có mối quan hệ đan xen với nhau, ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội.

Vị trí địa lí của một lãnh thổ gắn liền với khả năng giao lưu kinh tế, hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Bởi vậy, vị trí địa lí thuận lợi có vai trò quan trọng đối với quá trình chuyển biến kinh tế và tạo ra một môi trường tốt cho sự phát triển xã hội. Nằm ở phía Bắc của thủ đô Hà Nội, tỉnh Thái Nguyên có vai trò trong việc tạo ra các mối liên kết về du lịch, dịch vụ với các địa phương lân cận trong và ngoài vùng (Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang...). Tỉnh có vị trí và điều kiện giao thông thuận lợi để giao lưu kinh tế - văn hoá với các địa phương khác. Tốc độ tăng trưởng cao của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn đến năm 2020 theo dự báo sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của các địa phương trong vùng, góp phần nâng cao vai trò, vị trí của vùng.

Một trong những nguồn lực quan trọng của nền kinh tế, xã hội là tổng thể các nguồn điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Các yếu tố của điều kiện tự nhiên (khí hậu, thời tiết đất đai, sự đa dạng sinh học...) và sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội, trước hết là tác động đến cơ cấu kinh tế Nông – Lâm – Ngư nghiệp, Công nghiệp, tiềm năng thuỷ điện, khoáng sản, tài nguyên du lịch tự nhiên, môi trường sống....

Điều kiện khí hậu – thuỷ văn của tỉnh Thái Nguyên tương đối thuận lợi để phát triển một hệ sinh thái đa dạng, bền vững. Tuy vậy, vào mùa mưa, với lượng mưa tập trung lớn thường xảy ra sụt lở đất ở một số triền đồi núi và lũ lụt ở khu vực dọc theo lưu vực sông Cầu, sông Công.

Các yếu tố kinh tế, xã hội bên trong của đất nước như: Nhu cầu thị trường, dân số và nguồn lao động, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ quản lí, hoàn cảnh lịch sử. Quy mô, chất lượng dân số có ý nghĩa lớn đối với hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế. Dân số càng đông, chất lượng nguồn lao động càng cao thì có điều kiện tốt để hình thành, phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng, có chất lượng với những ngành, lĩnh vực có khả năng bứt phá, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên, sự đa dạng về dân tộc cũng tạo ra sự phân hoá về phát triển con người của Thái Nguyên. Các dân tộc ít người thường cư trú ở các địa bàn vùng núi, điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ giáo dục thấp, vấn đề chăm sóc sức khoẻ chưa được tốt, do vậy, đời sống và trình độ phát triển của người dân nơi đây thấp hơn so với dân tộc Kinh – là dân tộc sống chủ yếu ở vùng đồng bằng, có điều kiện thuận lợi về mọi mặt nên mức sống cao hơn.

Sự chênh lệch về dân số ở các địa phương trong tỉnh kéo theo nhiều vấn đề bức xúc như nhà ở, dân trí, việc làm, các hiện tượng xã hội, môi trường...

Sự phát triển của nền kinh tế tri thức có ảnh hưởng rất lớn đến sự biến đổi của cơ cấu kinh tế và sự phân công lại lao động trong xã hội, làm thay đổi vị trí của các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Tiến bộ khoa họccông nghệ và tốc độ cải tiến công nghệ tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế; làm cho các ngành chuyển đổi về quy mô và chất lượng; các lãnh thổ được kéo lại gần nhau hơn và cùng bị cuốn hút vào các quá trình sản xuất, kinh doanh.

Các yếu tố bên ngoài: như quan hệ kinh tế đối ngoại và hợp tác phân công lao động quốc tế. Trong điều kiện của nền kinh tế mở, thị trường không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, một lãnh thổ. Môi trường quốc tế thuận lợi sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước và ngược lại, một cơ cấu kinh tế hợp lí sẽ tạo điều kiện cho đất nước hội nhập vào thị trường thế giới, đứng vững trong thế cạnh tranh để phát triển ở trình độ cao hơn. Trong trao đổi quốc tế, mỗi quốc gia đều phát huy lợi thế so sánh của mình trên cơ sở chuyên môn hoá các ngành, lĩnh vực có chi phí tương đối thấp, do đó, thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội phát triển, kết quả là làm biến đổi cơ cấu kinh tế. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cơ cấu kinh tế của một nước còn chịu sự tác động của cơ cấu kinh tế các nước khác trong khu vực. Những mặt tích cực, tiêu cực của toàn cầu hoá, hợp tác quốc tế và việc cải cách cơ cấu kinh tế của các nước có liên quan được cân nhắc kĩ khi chọn lựa cơ cấu kinh tế cho đất nước, cho vùng, cho địa phương. Điều này rất có ý nghĩa khi nước ta đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đối với một vùng, cơ cấu kinh tế chịu sự chi phối

bởi cơ cấu kinh tế cả nước và các vùng khác, của các địa phương trong vùng, Vì vậy, các vùng, địa phương khi lựa chọn cơ cấu kinh tế cho mình phải tính đến mối liên kết với các vùng, địa phương khác.

Các yếu tố chủ quan

Nhóm các yếu tố chủ quan bao gồm đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong từng thời kì. Tính hoàn thiện của bộ máy Nhà nước, luật pháp và thể chế kinh tế sẽ là điều kiện có tính quyết định đến sự hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế có hiệu quả. Sự ổn định, minh bạch, đồng bộ của thể chế kinh tế (nhất là các chính sách đầu tư, tài chính) sẽ góp phần phát triển cơ cấu kinh tế làm giảm hoặc làm tăng lên các tác động tích cực và tiêu cực đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ chế quản lí sẽ tác động lên cơ cấu sản xuất, cơ cấu dân cư, tạo ra cân đối lực lượng lao động và thu nhập giữa các vùng, giảm bớt khoảng cách chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn.

Cơ cấu kinh tế mang tính khách quan khoa học, lịch sử - xã hội, nhưng các tính chất đó của cơ cấu kinh tế lại chịu sự chi phối của Nhà nước. Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào cơ cấu kinh tế, nhưng có thể tác động gián tiếp thông qua định hướng phát triển và các công cụ điều tiết thể chế, chính sách, pháp luật.

Như vậy, việc xác định rõ các yếu tố có tác động, ảnh hưởng đến quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội ở mỗi địa phương là rất quan trọng và cần thiết. Vì nhờ có sự xác định đúng nguyên nhân ảnh hưởng, tác động, các nhà quản lý mới xây dựng, hoạch định những chính sách hợp lí để đề ra các giải pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

2.3. Quá trình chuy n bi n kinh t t nh Thái Nguyên t n mể ế ế ỉ ă

1997 đ n n m 2010ế ă

Từ sau ngày tái lập tỉnh đến năm 2010, Thái Nguyên đã từng bước khai thác thế mạnh, phát huy mọi nội lực, khắc phục khó khăn và đạt được những thành tựu đáng kể. Những chuyển biến đó đã khẳng định vị thế của tỉnh Thái Nguyên và có những đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của đất nước.

2.3.1. Chuyển biến cơ cấu ngành kinh tế

Nhờ sự vâ ̣n du ̣ng sáng ta ̣o đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều kiê ̣n thực tế của đi ̣a phương, trong 13 năm sau ngày tái lâ ̣p tỉnh, kinh tế Thái Nguyên có sự chuyển biến rõ rê ̣t.

Từ năm 1997 đến năm 2010, cơ cấu kinh tế có sự chuyển di ̣ch theo hướng tăng tỉ tro ̣ng công nghiê ̣p, di ̣ch vu ̣, giảm dần tỉ tro ̣ng nông nghiê ̣p trong GDP Thái Nguyên. Sự chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế phản ánh sự phát triển của các ngành kinh tế và sự chuyển biến của nền kinh tế theo hướng công nghiê ̣p hóa (Biểu đồ).

Cơ cấu GDP theo giá thực tế phân theo 3 khu vực kinh tế cũng có sự chuyển biến.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) theo giá thực tế phân theo 3 khu vực kinh tế (%)

[Nguồn:73.51]

Nhìn vào biểu đồ, phân tích số liê ̣u cho thấy:

GDP của khu vực I (Nông – Lâm – Thủy sản) có chiều hướng giảm qua các năm: 35,86% (năm 1997); 33,68% (năm 2000); 26,21% (năm 2005); 21,73% (năm 2010).

GDP của khu vực II (Công nghiê ̣p và Xây dựng) là 33,13% (năm 1997). Do tác đô ̣ng của tình hình kinh tế thế giới và khu vực, năm 2000, khu vực II giảm xuống còn 30,37%. Nhưng từ năm 2005 đến năm 2010, khu vực II có tốc đô ̣ phát triển ngày càng cao hơn so với các khu vực khác: 38,71% (năm 2005); 41,54% (năm 2010).

GDP của khu vực III (Di ̣ch vu ̣) cũng tăng qua các năm: 31,01% (năm 1997), 35,95% (năm 2000), 35,08% (năm 2005), 36,73% (năm 2010).

Bảng 2.1. GDP và GDP/người của cả nước và theo các vùng giai đoạn 2000 - 2010 Các tỉnh Năm 2000 Năm 2010 GDP (Tỉ đồng) GDP/người Tr.đồng/người Cơ cấu GDP% GDP (Tỉ đồng) GDP/người Tr.đồng/người Cơ cấu GDP% I II III I II III Cả nước 441.646 5,7 24,5 36,7 38,8 1.658.400 19,3 20,7 40,2 39,1 Toàn vùng 25.696 2,9 34,8 28,5 36,7 114.869 13,7 26,4 36,9 36,7 Hà Giang 1.061 1,7 49,5 20,8 29,7 4.580 6,3 34,8 26,3 38,9 Cao Bằng 1.536 3,1 46,3 16,1 37,6 4.740 9,2 35,3 23,5 41,2 Bắc Kạn 491 1,7 58,2 11,0 30,8 2.483 8,4 45,0 19,6 35,4 Tuyên Quang 1.646 2,4 50,1 18,0 31,9 7.894 10,9 38,6 24,0 37,4 Lào Cai 1.300 2,1 45,6 21,4 33,0 7.922 12,9 30,6 35,3 34,4 Yên Bái 1.670 2,4 45,8 22,2 32,0 6.793 9,1 34,0 33,1 32,9 Thái Nguyên 3.017 2,9 33,7 30,4 35,9 16.405 14,5 22,1 40,6 37,3 Lạng Sơn 2.192 3,1 51,0 12,6 36,4 9.763 13,3 41,1 20,5 38,4 Bắc Giang 3.536 2,4 49,8 14,7 35,5 15.487 9,9 33,3 32,3 34,4 Phú Thọ 3.823 3,0 29,9 36,5 33,6 13.928 10,6 26,0 37,7 36,3 Quảng Ninh 5.424 5,3 9,8 45,2 45,0 24.874 21,7 6,2 54,6 39,2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: - Tư liệu 63 tỉnh, thành phố Việt Nam, NXB Thống kê năm 2010 - NGTK 11 tỉnh, thành phố năm 2010, Cục Thống kê năm 2011)

So với các tỉnh trong vùng Đông Bắc và một số tỉnh thuộc vùng Tây Bắc và trung du Bắc Bộ, đến năm 2010, cơ cấu GDP khu vực I của tỉnh Thái Nguyên chiếm tỉ lệ 21,73%. Khu vực II có tỉ lệ 41,54%, vượt các tỉnh Hà Giang (26,3%); Cao Bằng (23,5%); Bắc Kạn (19,6%), Tuyên Quang (24,0%), Lào Cai (35,3%), Yên Bái (33,1%), Lạng Sơn (20,5%), Bắc Giang (32,3%), Phú Thọ (37,7%). Khu vực III với tỉ lệ 36,73, ngành Dịch vụ cũng có sự chuyển biến tác động đến sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Như vậy, cơ cấu GDP chia theo 3 khu vực kinh tế có sự chuyển dịch tích cực phù hợp với thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH của tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm dần nhưng còn chậm, tỉ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng tăng dần nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Tỉ trọng ngành dịch vụ có xu hướng tăng, tuy nhiên không ổn định và chưa bảo đảm tính vững chắc.

2.3.1.1. Ngành Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng

Ngành Công nghiệp

Trải qua nhiều thăng trầm, ngành công nghiệp vẫn được đánh giá là một ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định, vững chắc. Thái Nguyên là một trong những tỉnh được ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp sớm nhất trong cả nước (trên dưới 40 năm). Với các khu, cụm công nghiệp đã hình thành và đi vào hoạt động gồm: Khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên, Khu công nghiệp Sông Công, cụm công nghiệp La Hiên, Cụm công nghiệp Giang Tiên, ... Thái Nguyên thực sự trở thành một trong những trung tâm công nghiệp khá lớn ở khu vực phía Bắc.

Trong thời kì 1997 - 2010, tỉ trọng của ngành Công nghiệp trong GDP toàn tỉnh liên tục tăng đều lên qua các năm và vẫn là ngành có đóng góp nhiều nhất. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh, từng bước khẳng định xu thế đúng đắn trong quá trình chuyển biến kinh tế.

Giai đoạn 1997 – 2010, sản xuất công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên tăng nhanh với GDP hằng năm tăng 42,6%. Năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 12.500 tỉ đồng (giá so sánh năm 1994) cao gấp 3 lần năm 2005 (4.500 tỉ đồng).

Một phần của tài liệu Quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh thái nguyên từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 44 - 49)