Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh thái nguyên từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 31 - 33)

7. Kết cấu Luận án

1.2.Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu

Qua xem xét các công trình nghiên cứu về chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Thứ nhất, cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010. Các công trình nghiên cứu về các vấn đề kinh tế, xã hội Việt Nam trong thời kì đổi mới của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học chỉ mang tính khái quát, định hướng chung cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trên tất cả các vùng miền mà chưa đi vào nghiên cứu cụ thể từng vùng. Còn các công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội địa phương, mặc dù đã đề cập đến nhiều khía cạnh về kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên nhưng hầu như các nghiên cứu này chủ yếu đi vào các nội dung như kinh tế nông nghiệp, môi trường, vấn đề việc làm... và chỉ dừng lại ở phạm vi hẹp (từng huyện cụ thể), thời gian ngắn (trong đó giai đoạn 1997 - 2010 hầu như được đề cập ở mức độ ít, phân tích chưa sâu). Tiếp đó, các công trình nghiên cứu đề cập đến đường lối, chính sách đổi mới phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên chỉ mang tính chất cung cấp thông tin, dữ liệu mà không đưa ra được những đánh giá, nhận định mang tính tổng quát về tình hình kinh tế, xã hội Thái Nguyên giai đoạn 1997 – 2010.

Thứ hai, hầu hết các công trình nghiên cứu của các tác giả từ Trung ương đến địa phương chỉ tìm hiểu, đánh giá vấn đề ở góc độ kinh tế, địa lí, chính trị... Nếu có nhìn từ góc độ lịch sử thì cũng chỉ dừng lại ở một vấn đề cụ thể, trong một phạm vi hẹp mà chưa có được cái nhìn tổng thể về quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội trong toàn tỉnh Thái Nguyên. Nói cách khác, các công trình nghiên cứu còn thiếu một bức tranh lịch sử sinh động về những chuyển biến kinh tế, xã hội ở tỉnh Thái Nguyên trong thời gian từ năm 1997 đến năm 2010, cũng như chưa làm rõ được những đặc điểm riêng, đặc trưng của Thái Nguyên so với các tỉnh khác.

Thứ ba, do thiếu tính tổng thể và chỉ phân tích những khía cạnh nhỏ của vấn đề kinh tế, xã hội trong tỉnh Thái Nguyên mà các công trình nghiên cứu trên chưa nêu được đặc điểm của kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên thời kì đổi mới cũng như vai trò của nó đối với sự phát triển chung của đất nước. Các công trình đó cũng chưa đánh giá được đầy đủ những kinh nghiệm trong sự vận dụng vàthực hiện đường lối đổi mới của Đảng trong thời kì 1997 - 2010. Đó cũng là những vấn đề rất cần thiết cho việc hoạch định

những chính sách xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn tiếp theo.

Những vấn đề Luận án tiếp tục nghiên cứu và làm rõ:

Để làm rõ quá trình chuyển biến kinh tế của tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010, tác giả đi sâu phân tích sự chuyển biến theo khu vực và từng ngành kinh tế, vùng kinh tế, thành phần kinh tế.

Căn cứ vào các tiêu chí để đánh giá chuyển biến xã hội, ngoài các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế - môi trường, các hoạt động văn hoá nghệ thuật – thể dục – thể thao, vấn đề củng cố an ninh quốc phòng và cải cách hành chính, Luận án còn đề cập đến cơ cấu dân cư, dân tộc, tôn giáo; cơ cấu lao động và việc làm; vấn đề bình đẳng giới; công tác xoá đói giảm nghèo và an sinh xã hội.

Qua đó, tác giả sẽ đánh giá về những thành công và hạn chế, nguyên nhân và rút ra những bài học kinh nghiệm, góp phần vào việc định hướng cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên trong những giai đoạn tiếp theo.

CHƯƠNG 2

QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN KINH TẾ CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ

Một phần của tài liệu Quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh thái nguyên từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 31 - 33)