3.1.3.1. Quy định về các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự và điều kiện, tổ chức hội thẩm nhân dân
Các nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự về hội thẩm nhân dân
Theo Hiến pháp năm 2013 thì TAND là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, thực hiện chức năng xét xử và là cơ quan duy nhất có quyền ra phán quyết về các vi phạm pháp luật, các tranh chấp theo quy định của pháp luật. Hiến pháp năm 2013 đồng thời cũng khẳng định vị trí trung tâm của tịa án trong hệ thống tư pháp, quy định về nhiệm vụ của TAND, đó là bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân. Cùng với đó, các nguyên tắc: “thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, “TAND xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn” với thành phần hội thẩm cao hơn thẩm phán (2/1 hoặc 3/2) và việc HTND cùng thẩm phán tham gia xét xử từ đầu đến khi kết thúc phiên tòa được ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Hiến pháp năm 2013 cũng bổ sung một số nguyên tắc thể hiện tinh thần đổi mới trong cải cách tư pháp, như: nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đề cao; nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử hai cấp (sơ thẩm, phúc thẩm) được xác định ở tầm hiến định.
Nếu như Sắc lệnh số 33C ngày 13/9/1945 về tổ chức tòa án quân sự được coi là văn bản pháp lý đầu tiên quy định việc xét xử có phụ thẩm và Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/1/1946 lần đầu quy định tương đối đầy đủ về quyền, nghĩa vụ cũng như việc tuyển cử, tham gia của phụ thẩm và hoạt động xét xử của tịa án, thì đến nay chế định này đã được quy định khá đầy đủ. Nếu Hiến pháp năm 1946 ghi nhận “Trong khi xét xử việc hình phải có phụ thẩm nhân dân để tham gia ý kiến nếu là việc tiểu hình, hoặc cùng quyết định với thẩm phán nếu là việc đại hình” [56, tr.8], thì Hiến pháp năm 2013 quy định việc xét xử sơ thẩm của TAND có hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn, HĐXX độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, TAND xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Thậm chí, ở giai đoạn đầu của chính quyền cách mạng, bên cạnh chế độ bầu phụ thẩm (hội thẩm), cịn có những trường hợp hội thẩm được cử và có việc hàng năm HĐND xã bầu HTND huyện, y ban hành chính duyệt [56, tr.10], đến nay tiêu chuẩn, thủ tục bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm và cơ cấu hội thẩm đã được luật hóa. Trong thời kỳ đầu, HTND chủ yếu tham gia xét xử các vụ án hình sự, hiện nay HTND tham gia xét xử và tố tụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau (hình sự, dân sự, hành chính). Bên cạnh đó, nếu trước đây hội thẩm tham gia xét xử sơ thẩm và có thể tham gia HĐXX phúc thẩm vụ án hình sự thì hiện tại pháp luật không quy định HTND tham gia HĐXX phúc thẩm.
Các nguyên tắc cơ bản trong TTHS về HTND hiện nay được thể hiện trong Hiến pháp, Pháp lệnh về thẩm phán và hội thẩm TAND năm 2002, Luật Tổ chức TAND năm 2014, BL TTHS năm 2015 và các văn bản pháp luật khác. Luật Tổ chức TAND năm 2014 dành hẳn Chương VIII quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn, nhiệm kỳ của hội thẩm; thủ tục bầu, cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm hội thẩm; chế độ, chính sách, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với hội thẩm. Mặt khác, để đảm bảo của HTND trong xét xử, luật còn quy định rõ thành phần HĐXX; sự có mặt của các thành viên HĐXX trong suốt quá trình xét xử vụ án, trong đó có các HTND; quyền tham gia xét hỏi, nêu ý kiến, thảo luận, nghị án, biểu quyết,… của HTND khi tham gia xét xử.
So với trước đó, các quy định về hội thẩm đã có những bổ sung quan trọng nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập trong tổ chức và hoạt động của hội thẩm TAND; bảo đảm các điều kiện để hội thẩm tham gia vào công tác xét xử, tố tụng;
đồng thời, thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động xét xử. Có thể thấy, Hiến pháp năm 2013 và các văn bản pháp luật hiện nay đã làm rõ hơn vị trí, vai trị của tịa án nói chung và HTND trong TTHS nói riêng.
Điều kiện, thủ tục bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm hội thẩm nhân dân
Điều kiện, trình tự bầu hội thẩm nhân dân: Theo quy định hiện hành thì
HTND (cấp huyện, cấp tỉnh) do HĐND cùng cấp bầu ra theo nhiệm kỳ của HĐND đã bầu ra (5 năm) và khi HĐND hết nhiệm kỳ, HTND tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới bầu ra Hội thẩm nhân dân mới (Điều 87 Luật Tổ chức TAND năm 2014). Người được lựa chọn để bầu làm HTND hiện nay được quy định tại Pháp lệnh về thẩm phán và hội thẩm TAND năm 2002 và Luật Tổ chức TAND năm 2014. Cụ thể: “1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ cơng lý, liêm khiết và trung thực; 2. Có kiến thức pháp luật; 3. Có hiểu biết xã hội; 4. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao” (Điều 85 Luật Tổ chức TAND năm 2014).
Cùng với đó, pháp luật cũng quy định, hội thẩm phải là người chưa bao giờ bị kết án (kể cả đã được xóa án tích); những người đang cơng tác tại các cơ quan tịa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra, tư vấn pháp lý thì khơng giới thiệu để bầu làm HTND. Ngoài ra, hội thẩm cịn phải là người khơng có dị tật, dị hình ảnh hưởng đến tư thế hoặc việc thực hiện nhiệm vụ của người hội thẩm; độ tuổi của hội thẩm không quá 70 đối với nam, không quá 65 đối với nữ; chú ý lựa chọn những người thuộc các tổ chức, đoàn thể địa phương như y ban MTTQ Việt Nam, cơng đồn, hội nông dân, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên, đại diện hoạt động doanh nghiệp, hoạt động tôn giáo… [101].
Luật Tổ chức TAND năm 2014 cũng quy định: TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện và tương đương đề xuất nhu cầu về số lượng, cơ cấu thành phần hội thẩm đề nghị y ban MTTQ Việt Nam cùng cấp lựa chọn và giới thiệu người đủ tiêu chuẩn theo quy định để HĐND có thẩm quyền theo luật định bầu HTND. Nhiệm kỳ của HTND theo nhiệm kỳ của HĐND cùng cấp (5 năm) và khi HĐND hết nhiệm kỳ HTND tiếp tục làm nhiệm vụ đến khi HĐND khóa bầu được HTND mới [70]. Bên
cạnh đó, Thơng tư liên tịch số 01/2004/TTLT–TANDTC-UBTWMTTQVN ngày 01/3/2004 của TAND tối cao và y ban Trung ương MTTQ Việt Nam hướng dẫn việc chuẩn bị nhân sự và giới thiệu bầu hội thẩm TAND thì khi lựa chọn người để bầu làm hội thẩm phải là người chưa bao giờ bị kết án; người đang công tác tại các cơ quan tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra, thi hành án, luật sư (kể cả những người đang làm việc tại các tổ chức hành nghề luật sư, tư vấn pháp lý). Cùng với có sức khỏe để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, người được lựa chọn giới thiệu làm hội thẩm cịn phải là người khơng có dị tật, dị hình ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ hội thẩm; tuổi của hội thẩm nam không quá 70, hội thẩm nữ không quá 65; chú ý lựa chọn người thuộc các tổ chức xã hội, đoàn thể,…[106].
Khoản 2 Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn hội thẩm, quy định: “Tại TAND cấp tỉnh: cứ 2 thẩm phán thì có 3 hội thẩm, nhưng tổng số hội thẩm tại một TAND cấp tỉnh không dưới 20 người và tối đa không quá 100 người; tại TAND cấp huyện: cứ 1 thẩm phán thì có 2 hội thẩm, nhưng tổng số hội thẩm tại một TAND cấp huyện không dưới 15 người và tối đa không quá 50 người, trừ trường hợp đặc biệt có thể có dưới 15 người” [123].
Miễn nhiệm, bãi nhiệm hội thẩm nhân dân: Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm đối
với HTND được quy định tại Điều 86 Luật tổ chức TAND năm 2014. Cụ thể “Chánh án TAND sau khi thống nhất với y ban MTTQ Việt Nam cùng cấp đề nghị HĐND miễn nhiệm, bãi nhiệm HTND”. Cùng với đó, Điều 90 của Bộ luật này quy định: “1. Hội thẩm có thể được miễn nhiệm vì lý do sức khỏe hoặc lý do chính đáng khác. 2. Hội thẩm bị bãi nhiệm khi có vi phạm về phẩm chất đạo đức hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khơng cịn xứng đáng làm hội thẩm” [75].
Ngoài ra, việc giới thiệu bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm hội thẩm còn được TAND tối cao quy định tại Thông tư số 03/2009/TT-TANDTC ngày 05/3/2009 của TAND tối cao hướng dẫn việc giới thiệu bầu và đề nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm hội thẩm TAND huyện, quận nơi không tổ chức HĐND. Theo đó, đối với những nơi khơng tổ chức HĐND cấp huyện, việc bầu, đề nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm HTND cấp huyện vẫn dựa trên cơ sở đề nghị của chánh án TAND cấp huyện và sau khi thống nhất với y ban MTTQ Việt Nam cùng cấp sẽ báo cáo chánh án TAND cấp tỉnh. Chánh án TAND cấp tỉnh sẽ trao đổi với Ban thường trực y ban MTTQ Việt
Nam cùng cấp để HĐND cấp tỉnh tiến hành thủ tục bầu hoặc bãi nhiệm, miễn nhiệm. Điều đáng lưu ý ở đây là trong quá trình chuẩn bị nhân sự, chánh án TAND cấp tỉnh và chủ tịch y ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của tỉnh ủy để bảo đảm việc bầu HTND cấp huyện theo đúng quy định của pháp luật [101].
3.1.3.2. Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của hội thẩm nhân dân
Nhiệm vụ của hội thẩm nhân dân
Hội thẩm là một chức danh tư pháp, là người thực hiện hoạt động xét xử và tiến hành tố tụng. BLTTHS năm 2015 quy định hội thẩm là chủ thể “tiến hành” TTHS chứ khơng chỉ “tham gia” xét xử như trước đó. Cụ thể, Điều 46 Bộ luật này chỉ rõ: “1. Hội thẩm được phân công xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn: a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa; b) Tiến hành xét xử vụ án; c) Tiến hành hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng xét xử. 2. Hội thẩm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình” [67].
Nhiệm vụ của HTND cũng được quy định tại Luật Tổ chức TAND năm 2014, Pháp lệnh thẩm phán và HTND năm 2002, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn hội thẩm và các văn bản pháp lý khác. Theo đó, khi được chánh án TAND phân công làm nhiệm vụ xét xử thì hội thẩm có nghĩa vụ nghiên cứu hồ sơ, trực tiếp tham gia xét xử vụ án, khơng được từ chối nếu khơng có lý do chính đáng, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do pháp luật tố tụng quy định (Điều 45 Pháp lệnh về thẩm phán và hội thẩm TAND năm 2002). Bên cạnh đó, hội thẩm cịn phải giữ bí mật nhà nước và bí mật cơng tác theo quy định của pháp luật; phải tích cực tham gia bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng xét xử; giữ mối quan hệ chặt chẽ với nhân dân; nghiêm túc thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chịu sự quản lý của các tổ chức, cơ quan liên quan; gương mẫu trong sinh hoạt và chịu sự giám sát của nhân dân [67], [125].
Mặt khác, theo quy định tại Điều 8 của Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn hội thẩm, HTND phải thực hiện các hoạt động của Đoàn hội thẩm theo sự
phân cơng của Trưởng đồn; thông báo kết quả việc thực hiện cho Trưởng đoàn biết; giữ mối liên hệ thường xuyên với Đồn hội thẩm thơng qua Trưởng đồn; kịp thời thông báo cho chánh án TAND, Trưởng đồn HTND nếu phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong q trình thực hiện nhiệm vụ. Khi có sự thay đổi vị trí, nơi cơng tác, làm việc hoặc nơi cư trú thì phải kịp thời thơng báo với Trưởng đồn HTDN và chánh án TAND cùng cấp [123].
Quyền hạn của hội thẩm nhân dân
Tại Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Việc xét xử sơ thẩm của TAND có hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”. Tại Điều 254 BLTTHS năm 2015 nêu: “HĐXX sơ thẩm gồm một thẩm phán và hai hội thẩm. Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì HĐXX sơ thẩm có thể gồm hai thẩm phán và ba HTND. Đối với vụ án có bị cáo về tội mà Bộ luật Hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình thì HĐXX sơ thẩm gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm”. Điều 288 Bộ luật này quy định về sự có mặt của thành viên HĐXX và thư ký tòa án xác định rõ: “Phiên tòa chỉ được tiến hành khi có đủ thành viên HĐXX và thư ký tòa án. Các thành viên HĐXX phải xét xử từ khi bắt đầu đến khi kết thúc”. Điều này có nghĩa, hội thẩm có quyền tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐXX kể từ khi được phân công tham gia đến khi kết thúc xét xử vụ án [67].
Trong quá trình tiến hành xét xử, hội thẩm được đảm bảo độc lập mà không thể bị tổ chức, cá nhân khác can thiệp. Vấn đề này được quy định tại khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013, Điều 4 Pháp lệnh về thẩm phán và HTND năm 2002 và Điều 23 BLTTHS. Cụ thể, “Thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán, hội thẩm” [72], [125], [67].
Như vậy, sau khi được chánh án phân công tham gia HĐXX, HTND có quyền tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ vụ án; trong quá trình xét xử và nghị án, hội thẩm ngang quyền với thẩm phán. Lúc này, hội thẩm với tư cách là thành viên HĐXX, người tiến hành tố tụng có quyền bình đẳng với thẩm phán trong việc thảo luận, giải quyết những vấn đề liên quan đến vụ án. HTND còn cùng với thẩm phán – chủ tọa
phiên tòa giải quyết các yêu cầu, khiếu nại, kiến nghị của những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng. HTND cũng là người ký tên vào bản án, biên bản nghị án; kiến nghị với tòa án cấp trên, cơ quan, tổ chức những vấn đề vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc các cơ quan, tổ chức khác để có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.
HTND đồng thời cũng có quyền từ chối tham gia HĐXX vụ án nếu có lý do chính đáng, như điều kiện sức khỏe khơng đảm bảo, thấy rằng sự tham gia của mình là khơng khách quan, không vô tư khi giải quyết vụ án,... Thậm chí, hội thẩm cịn có quyền u cầu giải quyết các chế độ, quyền lợi cho mình theo quy định và yêu cầu chánh án tòa án cho biết lý do khi một năm không được phân cơng làm nhiệm vụ xét xử; có quyền liên hệ với các cơ quan, tổ chức, công dân để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; trong thời gian làm nhiệm vụ, hội thẩm có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức nơi hội thẩm đang cơng tác khơng được điều động, phân cơng mình