11 Ông Nguyễn Thanh Chấn (sinh năm 1961 tại Bắc Giang) bị kết án tù chung thân về tội giết người do một vụ án mạng diễn ra vào tháng 3/2003 ở xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang Ông
3.2.4. Thực tiễn quản lý, giám sát đối với hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự
hình sự
Việc quy định lựa chọn, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm và quản lý HTND chặt chẽ với sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức theo nhiệm kỳ 5 năm cùng các điều kiện, tiêu chuẩn của HTND như hiện nay không chỉ cho thấy đội ngũ HTND được coi trọng, mà cịn góp phần ổn định về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của hội thẩm, đồng thời hạn chế xáo trộn, gây ảnh hưởng, tốn kém cho cộng đồng xã hội. Điều này hồn tồn khác với mơ hình TTHS ở nhiều nước khi áp dụng chế độ bồi thẩm đoàn mỗi khi lựa chọn bồi thẩm đoàn để tham gia xét xử vụ án hình sự. Bởi, với số lượng bồi thẩm viên đơng (chính thức và dự khuyết) cùng với quy trình thành lập bồi thẩm đoàn, việc lựa chọn ngẫu nhiên trong số những công dân trong địa bàn sẽ gây ảnh hưởng đến việc làm, cuộc sống của nhiều người.
Theo quy định HTND phải chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát cùng một lúc của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác nhau. Trong q trình đảm nhiệm vai trị HTND, họ chịu sự quản lý, phân công công tác của chánh án TAND, Đoàn hội thẩm, bên cạnh đó cịn có sự tham gia quản lý của y ban MTTQ Việt Nam, HĐND địa phương – nơi lựa chọn, giới thiệu, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm tư cách hội thẩm. Cùng với đó, do HTND phần lớn kiêm nhiệm nên họ cũng chịu sự quản lý, giám sát của tổ chức, cơ quan và người dân nơi họ cơng tác và sinh sống. Ngồi ra, khi tham gia xét xử, HTND còn chịu sự giám sát của các cơ quan bảo vệ pháp luật, những cơ quan, người tham gia tố tụng và cộng đồng. Việc đan xen, quản lý, kiểm tra, giám sát diễn ra đồng thời như vậy giúp hội thẩm thường xuyên phải phấn đấu, giữ hình
ảnh, thực hiện nhiệm vụ, đồng thời tạo nên cơ chế mở để hội thẩm có điều kiện sinh hoạt, quan hệ, nâng cao trình độ, năng lực cơng tác.
Tuy nhiên, việc nhiều tổ chức, cơ quan, cá nhân tham gia quản lý, giám sát hoạt động của HTND nhưng không cụ thể như hiện nay dẫn đến tình trạng theo dõi đánh giá hay phát hiện, xử lý HTND khi vi phạm sẽ rất khó khăn.
Ở nhiệm kỳ 2016-2021, HTND cả nước đã tham gia xét xử sơ thẩm 998.257 vụ án; bình quân mỗi HTND tham gia xét xử 70,8 vụ án/nhiệm kỳ [4]. Như vậy, mỗi năm, mỗi HTND tham gia xét xử trung bình 14,16 vụ án, đây khơng phải là số lượng lớn vì trong đó bao gồm cả án hình sự, hành chính, dân sự và HTND tham gia xét xử không giống nhau. Đơn cử, trong nhiệm kỳ 2016-2021, tỉnh Quảng Bình có 20 HTND cấp tỉnh, trong năm 2017 HTND tỉnh tham gia xét xử 179 vụ án, bình quân mỗi HTND tham gia xét xử 8,95 vụ/năm. Tuy nhiên, trong số 197 vụ án này, các HTND gồm: Nguyễn Xuân Thí 55 vụ; Trần Thị Ngọc Yến 27 vụ; Đặng Văn Hoàn 17 vụ; Lưu Hồng Anh 16 vụ; Mai Văn Ngọc 14 vụ; Võ Khắc Hoan 4 vụ; Nguyễn Văn Tuân 3 vụ; Nguyễn Thanh Lương 2 vụ; Nguyễn Hữu Thiện, Lê Xuân Ninh, Nguyễn Văn Sáu đều 1 vụ;... Thậm chí có HTND khơng tham gia xét xử được vụ án nào như ông Nguyễn Văn Duẫn. Điều đáng nói khác là, sau khi án tun, phiên tịa kết thúc, các HTND khơng cịn biết gì đến thơng tin tiếp theo, như: Bản án đã có hiệu lực chưa? Bị đơn, nguyên đơn kháng cáo, kháng nghị hay không; dư luận xã hội đánh giá về tính nghiêm minh của bản án như thế nào? [51].
Nguyên nhân hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, giám sát đối với HTND trước hết là do quy định của pháp luật về những vấn đề này cịn chưa đầy đủ. Hiện nay chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm về hiệu quả và chất lượng hoạt động của HTND. Theo quy định, TAND chỉ quản lý HTND trong thời gian họ nghiên cứu hồ sơ, tham gia xét xử và có thể là khi bồi dưỡng kiến thức, dự hội nghị, cịn tồn bộ thời gian khác, HTND sinh hoạt tại nơi làm việc hoặc nơi sinh sống. Hiện tại, dù các Đoàn hội thẩm đã được thành lập, nhưng nó lại mang tính chất tự nguyện, là nơi để họ hội họp, trao đổi và giúp đỡ nhau trong công tác. Trong khi xét xử các vụ án hình sự ln nhạy cảm, HTND ln chịu nhiều sức ép, dễ bị tác động và phát sinh tiêu cực. Cùng với đó, với các quy định về điều kiện, chế độ làm việc
và thực trạng quá trình tham gia tố tụng như hiện nay (hội thẩm chỉ thực hiện vai trò tố tụng từ khi được phân công xét xử đến khi kết thúc phiên tòa, mà thực chất là trong thời gian diễn ra phiên tịa), bản thân hội thẩm cũng sẽ tìm cách né tránh đối với những vấn đề được coi là phức tạp hoặc liên quan đến trách nhiệm pháp lý. Thực tế là ngay khi tham gia xét xử, trách nhiệm và năng lực, hiệu quả hoạt động của hội thẩm ra sao cũng rất khó đánh giá đầy đủ, chưa nói đến việc xem xét khen thưởng kỷ luật và những việc làm khác của HTND, kể cả việc họ viện lý do nào đó để khơng làm nhiệm vụ hội thẩm nhưng cũng khơng có tổ chức, cơ quan nào quản lý, kiểm tra để biết sự thật.