11 Ông Nguyễn Thanh Chấn (sinh năm 1961 tại Bắc Giang) bị kết án tù chung thân về tội giết người do một vụ án mạng diễn ra vào tháng 3/2003 ở xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang Ông
4.1.2. Yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
chủ nghĩa
Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội đã và đang tạo ra những tiền đề quan trọng cả về vật chất và tư duy cho các cuộc cải cách khác, trong đó có cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, cải cách hệ thống tư pháp và TTHS nói riêng. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, thực tế cũng đặt ra những u cầu, địi hỏi mới. Tình hình tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp, các loại hình tội phạm mới với quy mơ và tính chất nghiêm trọng xuất hiện, đặt ra yêu cầu cần điều chỉnh, đổi mới, thậm chí phải có các quy định mới phù hợp với thực tế.
Thực hiện chủ trương cải cách tư pháp, song song với hoạt động xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự mới đây đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một số lượng án hình sự chưa được phát hiện và đưa ra xử lý, tình hình tội phạm với tính chất, thủ đoạn ngày càng tinh vi, đối tượng phạm tội ngày càng đa dạng, xuất hiện sự móc nối giữa đối tượng phạm tội ở trong nước với các tổ chức tội phạm ở nước ngoài. Điều này địi hỏi cần có sự đổi mới trong cải cách thủ tục TTHS nhằm tạo ra các quy trình, thủ tục tố tụng thật sự khoa học, hợp lý để ngăn
ngừa có hiệu quả và xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm. Các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng phải không ngừng được chú trọng, nâng cao về phẩm chất, kiến thức pháp luật, nghiệp vụ.
Về mặt xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật tiếp tục ghi nhận những nguyên tắc pháp lý tiến bộ của văn minh pháp lý nhân loại và làm sâu sắc thêm những nguyên tắc này, đó là nguyên tắc bảo đảm quyền con người; đã có những điều chỉnh khá cơ bản về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và người bào chữa để tăng cường cho các chủ thể này các cơ hội tham gia tích cực hơn, đầy đủ hơn vào hoạt động TTHS, bổ sung các quy định đề cao trách nhiệm của các cơ quan và người tiến hành tố tụng nhằm bảo đảm hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng,… Tuy nhiên, những kết quả đó mới là bước đầu và mới tập trung vào giải quyết những vấn đề bức xúc nhất. Tình trạng vi phạm các quyền của cơng dân trong hoạt động điều tra, bắt tạm giữ, tạm giam vẫn còn xảy ra ở một số nơi, có vụ việc gây nhiều bức xúc trong dư luận. Xét cả trên bình diện pháp lý và thực tiễn, vẫn cịn khơng ít vướng mắc, bất cập trong TTHS đã và đang làm ảnh hưởng đến kết quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, ảnh hưởng đến yêu cầu xây dựng một nền tư pháp dân chủ, công bằng nghiêm minh, bảo vệ công lý và chưa tạo ra được cơ chế pháp lý hữu hiệu để thúc đẩy các cơ quan tiến hành tố tụng tự hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Chủ trương “nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa" chưa đi vào chiều sâu và chưa thực sự phát huy hiệu quả, do đó, cải cách tư pháp hình sự cần đáp ứng yêu cầu tăng cường hơn nữa tính dân chủ, bảo đảm tốt hơn nữa các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.
Kết quả khảo sát cho thấy, khi trả lời câu hỏi “HTND chiếm đa số (2/3 hoặc 3/5) trong HĐXX và trực tiếp tham gia xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự theo quy định của pháp luật như hiện nay?” Có đến 47% ý kiến cho rằng “Khơng phù hợp” và 20% “Ý kiến khác” và chỉ có 33% ý kiến cho rằng “Phù hợp” (Biểu đồ 4.1, Phụ
lục, tr.12). Qua đó, phản ánh mơ hình tổ chức xét xử hình sự hiện nay cơ bản một
phần đã đáp ứng được yêu cầu chung, nhưng cũng bộc lộ nhiều điểm chưa hợp lý cần được nghiên cứu, sửa đổi.
Vấn đề công khai, minh bạch, dân chủ, giản tiện, bảo đảm quyền tiếp cận, quyền tham gia của công dân luôn là địi hỏi đối với q trình thực hiện quyền lực nhà nước. Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới nhấn mạnh: "Tăng cường công tác kiểm sát việc bắt, giam, giữ, bảo đảm đúng pháp luật… Tăng cường sự giám sát của Quốc hội, HĐND, của tổ chức xã hội và của nhân dân đối với công tác tư pháp. Công tác giám sát của Quốc hội, HĐND đối với các cơ quan tư pháp tập trung vào việc chấp hành pháp luật trong lĩnh việc bắt, tạm giữ, tạm giam, truy tố, xét xử, thi hành án và giám sát việc ban hành các văn bản pháp luật về lĩnh vực tư pháp" [6]. Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị cũng yêu cầu: "Tăng cường kiểm tra, thanh tra và có cơ chế thanh tra, kiểm tra từ bên ngoài đối với hoạt động của các chức danh tư pháp… Tăng cường và nâng cao hiệu lực giám sát việc chấp hành pháp luật của các cơ quan tư pháp...” [8]. Vì vậy, cải cách tư pháp trong lĩnh vực hình sự, TTHS cùng với việc địi hỏi nâng cao hiệu quả, hiệu lực thực thi pháp luật còn phải tiếp tục hướng tới việc xây dựng các cơ chế quản lý, giám sát đồng bộ, hợp lý, hiệu quả.