Đổi mới việc tổ chức quản lý, giám sát đối với hội thẩm nhân dân

Một phần của tài liệu Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự ở việt nam hiện nay (Trang 140 - 143)

11 Ông Nguyễn Thanh Chấn (sinh năm 1961 tại Bắc Giang) bị kết án tù chung thân về tội giết người do một vụ án mạng diễn ra vào tháng 3/2003 ở xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang Ông

4.2.6. Đổi mới việc tổ chức quản lý, giám sát đối với hội thẩm nhân dân

Công tác quản lý đối với HTND hiện tại tuy đã được quy định nhưng cịn khá lỏng lẻo, chưa có cơ quan nào đứng ra quản lý một cách toàn diện, thường xuyên. Đối với Đoàn hội thẩm ở các địa phương hiện nay, thực chất vẫn chỉ là nơi các hội thẩm tham gia sinh hoạt mang tính tự nguyện để hội họp, trao đổi những vấn đề liên quan đến kinh nghiệm, chuyên môn. y ban MTTQ Việt Nam và HĐND địa phương là nơi lựa chọn, giới thiệu, xem xét bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm HTND trên cơ sở đề xuất của chánh án TAND địa phương, nhưng HĐND và y ban MTTQ Việt Nam lại không thường xuyên quản lý, điều hành hoạt động của HTND.

Đối với TAND, theo quy định thì sau khi HTND được HĐND bầu, chánh án TAND nơi hội thẩm được bầu phải chủ động thực hiện đầy đủ các chính sách đối với HTND. Chánh án không chỉ phân công HTND trong hoạt động xét xử mà cịn có trách nhiệm trong việc cấp giấy chứng nhận HTND, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức pháp lý, kỹ năng xét xử; nghiên cứu, đề xuất và trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành các chế độ, chính sách đối với hội thẩm; xét, đề nghị cơ quan có thẩm quyền hoặc chính mình khen thưởng đối với HTND trong thực hiện nhiệm

vụ xét xử; đề nghị HĐND miễn nhiệm, bãi nhiệm HTND theo quy định của pháp luật. Thậm chí, ngay tên gọi hiện nay cũng có nới ghi “hội thẩm TAND” [125]; tại Điều 8 Pháp lệnh Thẩm phán và hội thẩm TAND năm 2002 cũng quy định: “Thẩm phán, hội thẩm trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì tịa án nơi thẩm phán, hội thẩm đó thực hiện nhiệm vụ xét xử phải có trách nhiệm bồi thường và thẩm phán, hội thẩm đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hồn cho tịa án theo quy định của pháp luật” – nghĩa là hội thẩm gây thiệt hại thì tịa án có trách nhiệm bồi thường sau đó hội thẩm bồi hồn lại cho tịa án. Từ đó, có ý kiến cho rằng, hội thẩm sau khi được bầu sẽ do TAND cùng cấp là cơ quan trực tiếp tiến hành quản lý. Tuy nhiên, nếu để TAND trực tiếp quản lý dễ dẫn đến nhận thức HTND là “thẩm phán hóa”, mất đi tính chất “đại diện nhân dân”, hội thẩm rất dễ bị tác động, chỉ đạo từ phía tịa án, khơng phát huy được vai trị, bản lĩnh của mình theo nguyên tắc “độc lập xét xử”.

Trong khi, HĐND địa phương là nơi bầu và tiến hành việc miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với HTND. HĐND cũng là cơ quan đại diện của nhân dân, có đầy đủ thẩm quyền và điều kiện để quyết định những vấn đề liên quan đến việc giải quyết các chế độ, chính sách; thể hiện trách nhiệm quản lý đối với người do cơ quan bầu ra; tránh sự can thiệp từ các tổ chức, cá nhân đối với hội thẩm, góp phần đảm bảo để HTND thực hiện vai trò độc lập khi xét xử và giám sát hoạt động tư pháp. Điều này còn phù hợp với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN “của dân, do dân, vì dân” ở Việt Nam hiện nay. Ngồi ra, để một cơ quan đủ chức năng, thẩm quyền tiến hành quản lý sẽ thuận lợi cho việc xem xét, đánh giá, xử lý kịp thời, tập trung đối với những vấn đề liên quan đến HTND khi cần thiết. Từ đó, nên để HĐND địa phương - nơi bầu ra HTND là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, giám sát chính đối với HTND. Cùng với HĐND cịn có sự phối hợp của các cơ quan khác, như TAND quản lý về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; Đoàn hội thẩm tham gia quản lý hoạt động nghề nghiệp, hoạt động;… Bên cạnh đó, việc cấp giấy chứng nhận HTND, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức pháp lý, kỹ năng xét xử; nghiên cứu, đề xuất và trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành các chế độ, chính sách đối với hội thẩm; xét, đề nghị cơ quan có thẩm quyền hoặc chính mình khen thưởng đối với HTND trong thực hiện nhiệm vụ xét xử; đề nghị HĐND miễn nhiệm, bãi nhiệm

HTND thay vì quy định thuộc thẩm quyền của chánh án TAND như hiện nay nên thay đổi là do HĐND quy định và Đồn hội thẩm thực hiện. Cùng với đó, đối với những vấn đề quan trọng như bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm sẽ do HĐND quyết định trên cơ sở đề nghị của Đoàn hội thẩm và thống nhất của y ban MTTQ Việt Nam địa phương; trong trường hợp đánh giá, xem xét, khen thưởng, giải quyết những vấn đề liên quan đến HTND, tùy theo tính chất, mức độ, HĐND phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác. Chánh án TAND dựa vào tính chất, nội dung của vụ án, đề nghị thành phần, số lượng HTND để Đoàn hội thẩm lựa chọn, cử HTND tham gia xét xử, đồng thời phối hợp với Đoàn hội thẩm và các cơ quan liên quan trong việc quản lý, giải quyết các chế độ, chính sách, các vấn đề thuộc chun mơn xét xử của HTND.

HTND đại diện cho nhân dân tham gia xét xử, tham gia vào công tác quản lý, giám sát hoạt động của tòa án và là nhịp cầu nối giữa tịa án và nhân dân, góp phần tun truyền, giải thích về pháp luật. HTND là những người có uy tín, gương mẫu, chịu sự giám sát của nhân dân. Nhưng thực tế những nội dung này ngày càng không được thể hiện và phát huy do HTND chủ yếu kiêm nhiệm hoặc là người đã nghỉ hưu nhưng hầu hết trước đó đã tham gia cơng tác quản lý, khi được bầu làm hội thẩm họ ít có quan hệ vệ quần chúng nhân dân, chưa kể trong điều kiện đơ thị hóa mạnh mẽ, thời đại cơng nghiệp 4.0 phát triển như hiện nay. Do đó, để HTND thực sự là người đại diện, gắn bó với cho quần chúng nhân dân, nhất là khi họ được bầu theo nhiệm kỳ 5 năm (có những trường hợp làm nhiều nhiệm kỳ), pháp luật cần quy định “Người được bầu làm HTND không làm quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. HTND phải

tham gia Đoàn hội thẩm tại địa phương, thực hiện chế độ báo cáo hàng quý và đột xuất theo yêu cầu với HĐND nơi bầu làm HTND”. Đồng thời với đó, cần quy định

“HTND phải gắn bó và chịu sự giám sát của cộng đồng dân cư nơi mình sinh sống,

làm việc. Ít nhất 6 tháng một lần HTND phải tiếp xúc và thông tin về cơng tác hội thẩm với nhân dân nơi mình sinh sống, làm việc. HTND khơng cịn cư trú, làm việc ở địa phương nơi được bầu làm hội thẩm không tham gia xét xử và bị miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm”.

Bên cạnh việc xem xét, đánh giá để tôn vinh, khen thưởng kịp thời, cần quy định và áp dụng thực hiện các biện pháp xử lý khi hội thẩm thực hiện không đúng,

không đầy đủ nhiệm vụ. Cụ thể, HTND khi vi phạm quy định, bên cạnh các biện pháp xử lý hành chính, hình sự còn bị phạt tiền và phải bồi thường giống như những người tiến hành tố tụng khác.

Một phần của tài liệu Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự ở việt nam hiện nay (Trang 140 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)