Thâm hụt ngân sách và cán cân thương mại, tỷ giá

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu tác động của thâm hụt ngân sách tới lãi suất tại việt nam (Trang 27 - 29)

6. Kết cấu đề tài

2.2.2. Thâm hụt ngân sách và cán cân thương mại, tỷ giá

Nếu chính phủ tăng chi tiêu mà khơng đồng thời sử dụng các chính sách hạn chế chi tiêu của khu vực tư nhân thì sẽ làm tăng nhập khẩu và thâm hụt thương mại. Mối quan hệ giữa thâm hụt tài khóa, cán cân thương mại được biểu diễn qua mối quan hệ thu nhập quốc dân, và tiết kiệm quốc gia xác định bằng tổng của tiết kiệm của chính phủ và tiết kiệm tư nhân. Cuối cùng, dẫn đến mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư và cán cân thương mại. Từ đó, cho biết tiết kiệm quốc gia bằng tổng của đầu tư tư nhân và cán cân thương mại. Thâm hụt ngân sách sẽ làm giảm tiết kiệm quốc gia và do vậy sẽ làm giảm đầu tư tư nhân hoặc giảm xuất khẩu ròng.

Sự giảm đầu tư tư nhân gây ra bỡi THNS có thể dễ dàng hiểu thơng qua hiệu ứng lấn áp đầu tư. Còn sự giảm xuất khẩu rịng thơng qua việc gia tăng chi tiêu chính phủ đối với nhập khẩu, sẽ ngay lập tức làm tổng chi tiêu trong nước lớn hơn sản lượng trong nước dẫn đến thâm hụt thương mại. Tác động của THNS đối với thâm hụt thương mại sẽ đặt biệt nghiêm trọng ở những nước có sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu như Việt Nam.

27

Đồ thị 2. 2: Tiết kiệm, đầu tư, thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách giai đoạn 2001-2011

Nhìn vào đồ thị 2.23: cho thấy thực tế giai đoạn 2001-2011 , trong khi THNS biến động không lớn ( chủ yếu xoay quanh mức 5% GDP, ngoài trừ 2 năm 2009, 2010 ) song tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu có sự biến động khá lớn năm 2007 và 2008 lên đến mức gần 30% kim ngạch xuất khẩu dẫn đến thâm hụt thương mại tăng cao từ 14%- 15% trong những năm 2007, 2008 ( trong khi chuẩn mực quốc tế là 10% ) và tiết kiệm quốc gia giảm từ 29,2% năm 2007 xuống 26,5% năm 2008 kéo theo đầu tư trong nước cũng giảm từ 43,1% xuống 39,7%. Nhưng đến năm 2009-2010 trong khi THNS tăng thì thâm hụt thương mại có xu hướng giảm.

Qua đó cho thấy tác động THNS đối với thâm hụt thương mại không chỉ dừng lại ở đó. Việc nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ sẽ dẫn đến sự chuyển ngược tài sản ra nước ngoài. Khi nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, ban đầu chúng ta phải trả ngoại tệ cho nước ngồi. Sau đó, lượng ngoại tệ này có thể người nước ngồi sử dụng mua cổ phiếu, trái phiếu cơng ty, trái phiếu chính phủ hoặc bất động sản. Do vậy, khi THNS xảy ra, Việt Nam trở thành nước nhập khẩu rịng hàng hóa và dịch vụ, đồng thời cũng xuất ròng tài sản. Lượng tài sản trong nước được nắm giữ bỡi người nước

-1.5 -3 -6.5 -4.9 -4.6 -4.6 -14.6 -14 -8.5 -6.7 -0.4 28.8 28.7 27.4 28.5 30.3 30.6 29.2 26.5 27.2 27 31.2 33.2 35.4 35.5 35.6 36.8 43.1 39.7 38.1 38.9 -15 -10 -5 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 %

BCNN theo cách tính VN (so với % GDP) Thâm hụt TM (so với % GDP)

Tiết kiệm trong nước (so với % GDP) Đầu tư trong nước (so với % GDP)

28

ngày càng nhiều. THNS làm giảm lượng cung vốn vay đối với khu vực tư nhân và do đó làm tăng lãi suất. Ngồi ra khi THNS gia tăng nó sẽ làm lãi suất trong nước tăng tương đối so với lãi suất nước ngoài, dẫn đến luồng tiền nước ngoài đổ vào trong nước khiến cho giá trị thực của đồng nội tệ tăng lên và làm giảm xuất khẩu ròng. Trên thực tế mặc dù những năm gần đây tỷ giá hối đoái danh nghĩa tuy có tăng lên song tỷ giá thực giữa VND và USD lại có chiều hướng giảm hay nói cách khác đồng Việt Nam lên giá so với USD. Tỷ giá thực giảm đồng nghĩa với việc nhập khẩu được lợi thế còn xuất khẩu gặp khó khăn. Đây cũng là nguyên nhân khiến thâm hụt thương mại tăng mạnh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu tác động của thâm hụt ngân sách tới lãi suất tại việt nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)