Các phát hiện mới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu cấu trúc vốn của doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết tại việt nam (Trang 49 - 52)

2.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp

2.2.4 Các phát hiện mới

Tóm lại, các nhân tố có tác động mạnh đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng bao gồm: khả năng sinh lời, tính thanh khoản, cấu trúc tài sản, quy mơ cơng ty, cơ hội tăng trưởng. Trong đó: khả năng sinh lời và tính thanh khoản có tác động mạnh đến hệ số tổng nợ; cấu trúc tài sản và tính thanh khoản có tác động mạnh đến hệ số nợ ngắn hạn và hệ số nợ dài hạn.

Khi xem xét cấu trúc vốn ngắn hạn thì quy mơ cơng ty khơng có ý nghĩa thống kê, khác với kết quả của Trần Đình Khơi Ngun (2006) là tương quan cùng chiều còn Dũng Nguyễn (2012) là tương quan ngược chiều. Vai trò của nhân tố này cũng không lớn như kết quả của Trần Đình Khơi Ngun (2006). Sự khác biệt này có thể bắt nguồn từ sự khác biệt về phạm vi nghiên cứu, đề tài của Trần Đình Khơi Ngun (2006) hướng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Một số nghiên cứu ở Châu Á cũng như ở Việt Nam cho thấy có sự ảnh hưởng của nhân tố “tấm chắn thuế từ khấu hao”. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy nhân tố này khơng có ý nghĩa thống kê khi giải thích cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng. Tương tự, kết quả của Trần Đình Khơi Ngun (2006) cho thấy có sự tương quan cùng chiều giữa “rủi ro kinh doanh” và địn bẩy tài chính. Nhưng kết quả nhận được của đề tài là nhân tố khơng có ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt này có thể do phạm vi nghiên cứu của Trần Đình Khơi Ngun (2006) là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi các doanh

nghiệp được chọn mẫu trong nghiên cứu này là doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy trong các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn ngành xây dựng ngoài các nhân tố đặc thù doanh nghiệp cịn có các nhân tố vĩ mô như: lạm phát, lãi suất. Tuy nhiên, mức độ tác động của các nhân tố vĩ mô là không lớn. Đây là phát hiện mới nhất của đề tài do các nghiên cứu về cấu trúc vốn ở

Việt Nam trước đây chưa đưa các nhân tố vĩ mơ vào mơ hình hồi quy để nghiên cứu.

Trong nghiên cứu của Bas và cộng sự (2009), nhân tố tốc độ tăng trưởng GDP có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển. Kết quả của đề tài cho thấy khơng có kết luận về mối liên hệ giữa tốc độ tăng trưởng GDP đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng ở Việt Nam. Đây cũng là một phát hiện mới của đề tài.

Một kết quả khá bất ngờ khác là đòn bẩy dài hạn chỉ chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố đặc thù công ty mà không chịu ảnh hưởng bởi một nhân tố vĩ mô nào. Điều này khác với giảđịnh ban đầu của tác giả và kết quả nghiên cứu của Bas và cộng sự

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương II là nội dung nghiên cứu của đề tài. Chương này gồm 2 phần: Phần 1: Khái quát về cấu trúc vốn của ngành xây dựng dựa trên các thông tin từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết. Các thông tin đưa ra cho thấy doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng có hệ sốđịn bẩy khá cao (74%), chỉ đứng thứ 3 sau các ngành: ngân hàng, dầu khí và vật liệu xây dựng. Các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng chủ yếu sử dụng nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ dài hạn rất thấp.

Phần 2: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng giai đoạn 2008-2011. Trong phần 2, đề tài nêu phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu đạt được.

- Về phương pháp nghiên cứu: Tác giả khái quát việc xây dựng biến, xây dựng các giả thuyết nghiên cứu, nguồn dữ liệu thu thập và xây dựng mơ hình hồi quy giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập: khả năng sinh lời, quy mô công ty, cấu trúc tài sản, cơ hội tăng trưởng, tính thanh khoản, rủi ro kinh doanh, tấm chắn thuế phi nợ, các nhân tố vĩ mô: lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trưởng GDP, ngồi ra cịn sử dụng biến giả sở hữu nhà nước. Trong phần này đề tài cũng nêu các bước xử lý dữ liệu bằng hồi quy tuyến tính bằng các cơng cụ phân tích thống kê. - Về kết quả nghiên cứu đạt được: đề tài trình bày kết quả của từng bước phân tích

dữ liệu, bao gồm: thống kê mơ tả, phân tích tương quan, kiểm định mơ hình hồi quy. Kết quả hồi quy thu được cho thấy các nhân tố có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng bao gồm: khả năng sinh lời, quy mô công ty, cấu trúc tài sản, cơ hội tăng trưởng, tính thanh khoản, sở hữu nhà nước. Ngoài ra, so với các nghiên cứu trước đây, đề tài còn cho thấy nhân tố lạm phát, lãi suất cũng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình hồi quy nhưng với mức độ

tương quan khơng lớn. Đề tài cũng cho kết quả là nhân tố rủi ro kinh doanh, tấm chắn thuế phi nợ và tốc độ tăng trưởng GDP khơng có ý nghĩa thống kê.

CHƯƠNG 3

MT S GII PHÁP XÂY DNG CU TRÚC VN CHO

DOANH NGHIP NIÊM YT NGÀNH XÂY DNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu cấu trúc vốn của doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết tại việt nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)