Về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu cấu trúc vốn của doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết tại việt nam (Trang 52 - 53)

3.1.1 Vn dng hp lý Thuyết trt t phân hng để hoch định tài chính

Qua việc phân tích hồi quy ta thấy Thuyết trật tự phân hạng dường như giải thích tốt hơn cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành xây dựng hơn các lý thuyết khác. Do đó, việc vận dụng hợp lý Lý thuyết này giúp doanh nghiệp hình thành cấu trúc vốn tối ưu.

Với tình hình kinh tế vẫn cịn chưa ổn định, lãi suất và lạm phát biến động, doanh nghiệp nên ưu tiên sử dụng vốn tự có và đặc biệt là nguồn vốn tạm ứng từ

Chủ đầu tư. Hơn nữa, các cơng trình xây dựng thường diễn ra trong thời gian dài nên nguồn vốn không thể luân chuyển liên tục như các ngành khác. Do đó, nếu doanh nghiệp ưu tiên vay nợ thì có thể xảy ra khả năng khơng đảm bảo cho việc trả

gốc và lãi vay đúng kỳ. Nếu diễn ra trong thời gian dài có thể sẽ dẫn đến kiệt quệ tài chính.

Hiện tại, mức vay nợ của doanh nghiệp ngành xây dựng là rất cao. Với tình hình kinh tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp có khả năng phải đóng cửa. Do đó, để

tiếp tục đứng vững qua thời kỳ suy thoái, các doanh nghiệp ngành xây dựng cần

điều chỉnh tỷ lệ nợ mục tiêu theo hướng giảm tỷ lệ nợ, tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu. Các doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao có thể sử dụng nguồn vốn từ kết quả

kinh doanh; các doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh thấp cần phải sử dụng nguồn vốn tạm ứng từ chủđầu tư một cách hợp lý sau đó mới đến nợ vay.

Một biện pháp gián tiếp khác là doanh nghiệp cần phải lập và triển khai kế

hoạch thi công thật kỹ lưỡng nhằm thúc đẩy tiến độ thi cơng, có phương án quản lý chất lượng cơng trình tốt để rút ngắn chu kỳ thanh toán với Chủđầu tư (đặc thù của những cơng trình lớn là thường thanh tốn theo tiến độ thực hiện). Việc này sẽ giúp doanh nghiệp có khả năng thanh khoản cao hơn và do đó sẽ giảm được nợ vay.

3.1.2 Phân tích và d báo các ri ro

Tình hình kinh tế Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ suy thối. Vì ngành xây dựng là ngành nhạy cảm với chu kỳ kinh tế nên khi kinh tế thịnh vượng, ngành xây dựng cũng thịnh vượng theo. Nhưng khi kinh tế suy thoái, ngành xây dựng cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Do đó, nhiều công ty do không lường trước được hậu quả nên

đã phải phá sản. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp xây dựng đã ngưng hoạt

động, hoặc nếu có hoạt động thì cũng chỉ trong tình trạng cầm cự. Để doanh nghiệp có thể vượt qua thời kỳ suy thoái để tiến đến thời kỳ phục hồi, các doanh nghiệp phải ln phân tích tình hình kinh tế, tình hình hoạt động của thị trường cũng như

dự đoán chu kỳ kinh tế, chu kỳ kinh doanh để có sự điều chỉnh cấu trúc vốn phù hợp nhằm tránh rủi ro kiệt quệ tài chính xảy ra. Việc phân tích và dự báo sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh theo hướng: đối với giai đoạn tăng trưởng của nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ tăng cường sử dụng nợ vì khi đó có thể tận dụng được tấm chắn thuế. Đối với giai đoạn suy thoái, nên sử dụng vốn tự có để giảm thiểu rủi ro.

3.1.3 Nâng cao năng lc nhà qun tr

Vấn đề người đại diện là vấn đề quan trọng khi nhắc đến việc hoạch định cấu trúc tài chính. Để nhà quản trị phát huy năng lực quản lý, các doanh nghiệp buộc phải có những chi phí đào tạo người quản lý để họ có kiến thức tốt về quản lý tài chính. Đồng thời, doanh nghiệp phải có chếđộđãi ngộ tốt để nhà quản trịđiều hành theo hướng làm tăng giá trị của chủ sở hữu mà khơng chạy theo lợi ích cá nhân khiến doanh nghiệp rơi vào kiệt quệ tài chính.

Việc giám sát nhà quản trị cũng rất cần thiết để bộ máy hoạt động hiệu quả

hơn. Các doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống kiểm sốt nội bộ, chi phí cho việc kiểm toán độc lập, thường xuyên tổ chức họp đại hội đồng cổ đông cũng như ban hành quy chế về công bố thông tin thật sự minh bạch. Việc này rất cần thiết nhất là

đối với các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu cấu trúc vốn của doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết tại việt nam (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)