Kỳ vọng ban đầu về phản ứng của lạm phát trước cú sốc từ các yếu tố

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu về lạm phát tại việt nam (Trang 30)

4. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SVAR TRONG PHÂN TÍCH LẠM PHÁT

4.3. Phân tích tác động của các cú sốc đến lạm phát ở Việt Nam

4.3.1. Kỳ vọng ban đầu về phản ứng của lạm phát trước cú sốc từ các yếu tố

khác

Dựa vào các lý thuyết kinh tế, các nghiên cứu thực nghiệm cả trong và ngoài nước trước đây và nhận định của chính mình, tơi có thể đưa ra các kỳ vọng ban đầu về

mối tương quan giữa phản ứng của lạm phát trước các cú sốc từ các yếu tố khác qua bảng tổng hợp ước lượng kỳ vọng dưới đây.

Theo đó thì cú sốc từ giá gạo thế giới, cú sốc từ phía cầu (lỗ hổng sản lượng) đều ảnh hưởng không đáng kể đến lạm phát. Cú sốc trong lãi suất thì ảnh hưởng theo

hướng thích ứng nhiều hơn nên cũng được coi là ảnh hưởng không đáng kể.

Cú sốc trong các yếu tố còn lại như: giá dầu thế giới, tỷ giá nói chung (tùy theo các tác giả mà có cách chọn dữ liệu về tỷ giá khác nhau), chỉ số giá tiêu dùng (được hiểu là trễ của chính nó), cung tiền rộng, chỉ số giá nhập khẩu và chỉ số giá sản xuất

đều ảnh hưởng lớn và cùng chiều đến lạm phát.

Chúng ta sẽ phân tích kết quả từ mơ hình ở các phần sau để đối chiếu và giải thích

22

Bảng 4.3. Kỳ vọng dấu phản ứng của lạm phát trước các cú sốc từ các yếu tố khác

Cú sốc Phản ứng của

lạm phát Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây

Giá gạo thế giới Không ảnh hưởng nhiều

Camen (2006); Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2010)

Giá dầu thế giới +

Alessandro Cologni và Matteo Manera (2005) ; Martel (2008); Camen (2006); Võ Văn Minh (2009).

Tỷ giá +

Camen (2006); Nguyễn Thị Thùy Vinh và Fujita (2007); Võ Văn Minh (2009); Bicchal (2010); Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn

Đức Thành (2010)

Lỗ hổng sản lượng Không ảnh

hưởng nhiều Võ Văn Minh (2009) Chỉ số giá tiêu

dùng trong nước +

Phạm Thế Anh (2009); Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2010)

Cung tiền rộng +

Camen (2006); Võ Văn Minh (2009); Phạm Thế Anh (2009); Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2010)

Lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm

Không ảnh hưởng nhiều

Phạm Thế Anh (2009); Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2010)

Chỉ số giá nhập

khẩu +

Võ Văn Minh (2009); Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2010)

Chỉ số giá sản

xuất +

Bicchal (2010); Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2010)

23

4.3.2. Phản ứng của lạm phát trước cú sốc về giá từ khu vực nước ngồi Hình 4.1a. Phản ứng của CPI trước cú sốc giá dầu

Hình 4.1b. Phản ứng của CPI trước cú sốc giá gạo

Dựa vào hàm phản ứng đẩy của lạm phát trước các cú sốc trong giá dầu và giá gạo cho thấy CPI có chịu ảnh hưởng từ cú sốc giá khu vực nước ngoài, đặc biệt là trong giá dầu. Mức độ phản ứng của CPI trước cú sốc trong giá dầu mạnh hơn so với cú sốc trong giá gạo (vì về cơ bản Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu gạo, nguồn cung gạo hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu trong nước), tuy nhiên mức ảnh hưởng không lớn. Điều này một lần nữa khẳng định lạm phát trong nước nguyên nhân chủ yếu

không phải do các yếu tố giá khu vực nước ngoài (giá dầu và giá gạo). Đồng thời tác động của các cú sốc này không phải là tức thời mà có một độ trễ nhất định, như giá dầu thể hiện tác động rõ nhất của nó lên lạm phát trong nước là sau khoảng 6 thời kỳ (tháng) và tác động của nó là dai dẳng. Kết quả này tương tự như kết quả của các nghiên cứu trước đây.

-.02 -.01 .00 .01 .02 .03 .04 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 Accumulated Response of D(CPI) to Structural

One S.D. Shock1 -.02 -.01 .00 .01 .02 .03 .04 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Accumulated Response of D(CPI) to Structural One S.D. Shock2

24

Giá dầu ảnh hưởng lên giá cả của nền kinh tế thông qua 2 kênh: trực tiếp như là một loại hàng hóa tiêu dùng cuối cùng và gián tiếp như một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Theo hiệu ứng lan truyền này thì cần phải mất một thời gian để giá dầu tác

động lên giá cả trong nước, kết quả chạy ra hoàn toàn phù hợp nhưng vấn đề cần

xem xét tới là mức tác động của giá dầu lên giá cả trong nước.

Tác động này khi phân tích ở Việt Nam có thể khác biệt so với nhiều quốc gia do nguồn cung ứng dầu trong nước không đáng kể và chủ yếu là nhập khẩu từ khu vực nước ngoài phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Đồng thời việc nhập khẩu dầu còn chịu ảnh hưởng đáng kể bởi những lần điều chỉnh tỷ giá với biên độ lớn trong thời gian

gần đây. Nếu đúng theo lập luận này thì mức độ tác động của giá dầu lên giá cả

trong nước là đáng kể nhưng kết quả lại không đúng như vậy. Điều này theo tôi là

do sự quản lý của Chính phủ đối với loại hàng hóa đặc biệt này, giá xăng dầu trong nước không biến động đồng thời với giá xăng dầu trên thế giới mà nó có một độ trễ nhất định và chịu sự điều tiết của Chính phủ. Chính điều này làm cho tác động của giá xăng dầu thế giới lên lạm phát trong nước khơng được thể hiện rõ nét. Chính

sách quản lý này có những ích lợi nhất định trong việc ổn định lạm phát nhưng với

điều kiện là một chính sách quản lý trong dài hạn và hiệu quả nếu khơng có thể dẫn đến tác dụng ngược lại. Đây cũng chính là vấn đề Việt Nam đã gặp phải trong thời

gian vừa qua.

4.3.3. Phản ứng của lạm phát trước cú sốc tỷ giá

Hình 4.2. Phản ứng của CPI trước cú sốc tỷ giá

-.02 -.01 .00 .01 .02 .03 .04 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Accumulated Response of D(CPI) to Structural One S.D. Shock3

25

Cú sốc trong tỷ giá có tác động làm tăng lạm phát nhưng không lớn. Tác động này không tức thời, thể hiện rõ nhất từ kỳ thứ 4 đến kỳ thứ 12 và sau đó có xu hướng giảm dần về 0.

Tác động trễ của tỷ giá lên lạm phát là dễ hiểu do các hợp đồng kinh doanh, nhập khẩu thường được ký kết cho một thời gian (tháng, q…), vì thế nó sẽ khơng phản

ứng ngay lập tức trước các biến động tỷ giá và dẫn đến ảnh hưởng của những biến động tỷ giá này đến giá cả trong nước là không tức thời. Nhưng mức độ tác động

này cần xem xét lại, tỷ giá tác động đến lạm phát qua nhiều kênh khác nhau, nó tác

động trực tiếp đến lạm phát thông qua giá nhập khẩu, giá nhập khẩu tăng sẽ tác động làm tăng chi phí sản xuất nội địa hoặc theo hướng gián tiếp, tỷ giá tác động

lên giá nhiên liệu nhập khẩu và làm tăng chi phí sản xuất. Vì thế một sự tăng lên trong tỷ giá sẽ tác động đáng kể lên giá cả trong nước. Tuy nhiên, điều này chỉ có

thể xảy ra khi tỷ giá được thả nổi hoặc điều chỉnh linh hoạt.

Riêng đối với Việt Nam, tỷ giá được giữ tương đối cứng nhắc, chỉ từ cuối năm 2008 trở lại đây thì NHNN mới có những đợt điều chỉnh tỷ giá với biên độ lớn hơn, cụ

thể lần phá giá gần đây nhất là 9,3%. Do đó mà tác động của tỷ giá lên lạm phát

mới không lớn như lập luận ở trên. Đây cũng là lý do mà các nghiên cứu về tác động của tỷ giá lên lạm phát đối với chuỗi dữ liệu trước năm 2008 đều không cho

thấy tác động này.

Nghiên cứu của Camen (2006) và Nguyễn Đức Thành cùng các cộng sự (2009)

cũng cho kết luận tương tự, chính sách tỷ giá chỉ có tác động cộng hưởng của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế chứ khơng có tác động mạnh mẽ trực tiếp đến lạm phát.

Điều này lý giải tại sao trong giai đoạn 2004 - 2008, mặc dù tỷ giá được giữ ổn định

26

4.3.4. Phản ứng của lạm phát trước cú sốc trong chính sách tiền tệ Hình 4.3a. Phản ứng của CPI trước cú sốc cung tiền Hình 4.3a. Phản ứng của CPI trước cú sốc cung tiền

Hình 4.3b. Phản ứng của CPI trước cú sốc lãi suất

Phản ứng của CPI trước cú sốc lãi suất không nhiều trong khi trước cú sốc trong

cung tiền M2 thì CPI lại phản ứng rất mạnh. Cú sốc trong cung tiền sẽ làm tăng CPI nhưng CPI không phản ứng ngay lập tức mà trễ khoảng 6 thời kỳ (tháng) và tác động này là dai dẳng. Tác động này có thể thấy rõ nhất trong giai đoạn 2005 – 2007,

mức tăng cung tiền của Việt Nam là khoảng 91,93% gấp 3,6 lần mức tăng trưởng GDP (25,1%), riêng năm 2007 để mua lại hơn 10 tỷ USD ngoại tệ thì NHNN đã bỏ ra gần 180.000 tỷ đồng (khoảng 14% GDP), điều này góp phần lý giải cho lạm phát tăng cao trong năm 2007 (12,63%) và 2008 (19,95%). Kết quả này cũng phù hợp kết quả của các nghiên cứu trước đây, hầu hết đều cho thấy CPI phản ứng rất mạnh trước cú sốc trong cung tiền nhưng phản ứng không nhiều với cú sốc từ lãi suất.

-.01 .00 .01 .02 .03 .04 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Accumulated Response of D(CPI) to Structural One S.D. Shock6 -.02 -.01 .00 .01 .02 .03 .04 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Accumulated Response of D(CPI) to Structural One S.D. Shock7

27

Kết quả này cho thấy việc quản lý cung tiền một cách hợp lý sẽ góp phần đáng kể trong việc ổn định lạm phát trong nước, nhưng cũng cần lưu ý một điều là tác động của nó khơng phải là tức thời mà cần thời gian khoảng 6 tháng mới phát huy tác dụng, vì thế mà chính phủ cần có kế hoạch cụ thể để có thể đưa ra đối sách kịp thời. Một kết luận khác được rút ra từ phản ứng của lạm phát trước cú sốc lãi suất là việc sử dụng lãi suất như một công cụ điều tiết lạm phát sẽ không đem lại hiệu quả như mong đợi, tăng lãi suất có thể làm giảm lạm phát nhưng mức giảm không nhiều.

Chưa kể đến, trong tình hình mặt bằng lãi suất hiện nay ở Việt Nam khá cao thì việc tăng lãi suất có thể làm khả năng tiếp cận vốn sản xuất bị hạn chế, dẫn đến sản xuất bị ngưng trệ và giá cả khu vực trong nước tăng lên do yếu tố cầu kéo.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, số liệu lãi suất mà tôi sử dụng từ IMF chỉ là giá trị danh nghĩa, không phản ánh đúng thực tế mặt bằng lãi suất cao ở Việt Nam trong

thời gian vừa qua. Chính vì thế nó có thể không thể hiện hết được những ảnh hưởng của lãi suất đến lạm phát. Tổng hợp số liệu lãi suất cho vay thực tế từ hệ thống ngân hàng thương mại sẽ cho một kết quả chính xác và đáng tin cậy hơn.

Và một vấn đề khác cũng cần lưu ý trong các phân tích khi sử dụng hàm phản ứng

đẩy là khi xem xét cú sốc này thì giả định khơng tồn tại các cú sốc khác, chính vì

thế các tác động này sẽ khác đi nếu chính phủ thực hiện các chính sách điều chỉnh.

4.3.5. Phản ứng của lạm phát trước cú sốc từ phía cầu

Hình 4.4. Phản ứng của CPI trước cú sốc trong lỗ hổng sản lượng công nghiệp

-.02 -.01 .00 .01 .02 .03 .04 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Accumulated Response of D(CPI) to Structural One S.D. Shock4

28

Cú sốc trong lỗ hổng sản lượng công nghiệp (GIND) tác động không đáng kể lạm

phát trong nước. Kết quả này cho thấy lạm phát ở Việt Nam nguyên nhân chủ yếu không phải là do cầu kéo. Tuy nhiên cần lưu ý, trong một số nghiên cứu do dữ liệu

được sử dụng trong giai đoạn mặt bằng lạm phát ở Việt Nam cao (thường là từ năm

2005 trở đi) dẫn đến kết quả là GIND và CPI có mối quan hệ ngược chiều nhau, được hiểu là khi cú sốc trong GIND làm tăng GIND lên sẽ làm cho lạm phát có xu

hướng giảm xuống. Điều này có thể lý giải bởi tỷ lệ lạm phát cao ở Việt Nam trong những năm gần đây, đỉnh điểm như năm 2008 lạm phát ở Việt Nam lên tới 19,95%. Nghiên cứu của Fisher (1993), Barro (1996), Bruno và Easterly (1998) đã chỉ ra

mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát mang dấu âm ở nhiều nước khác nhau mà nguyên nhân chủ yếu là do tỷ lệ lạm phát cao. Mỗi quốc gia sẽ có một ngưỡng lạm phát mà nếu vượt qua ngưỡng này thì mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng sẽ ngược chiều - Khan và Senhadji (2001), cụ thể hai ơng đã tính tốn ngưỡng lạm

phát đối với một số quốc gia đang phát triển dựa trên chuỗi dữ liệu từ năm 1960-

1998 là khoảng từ 11% - 12%, và nếu ngưỡng này cũng đúng cho Việt Nam thì lạm phát của chúng ta đã vượt xa ngưỡng này trong giai đoạn 2005 - 2011. Để có thể

phân tích sâu vào mối quan hệ này thì chúng ta cần có thêm các nghiên cứu để tìm ra ngưỡng lạm phát cho Việt Nam. Chính vì thế nếu lạm phát ở Việt Nam không được kiềm chế trong thời gian tới thì mối quan hệ giữa sản lượng và lạm phát hồn

tồn có thể ngược chiều nhau.

4.3.6. Phản ứng của lạm phát trước cú sốc từ phía cung

Hình 4.5a. Phản ứng của CPI trước cú sốc giá nhập khẩu

-.02 -.01 .00 .01 .02 .03 .04 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Accumulated Response of D(CPI) to Structural One S.D. Shock8

29

Hình 4.5b. Phản ứng của CPI trước cú sốc giá bán của người sản xuất

Cú sốc giá nhập khẩu làm tăng lạm phát trong nước và có xu hướng kéo dài trong khi cú sốc từ giá của người sản xuất cũng làm tăng lạm phát nhưng theo thời gian mức tác động giảm dần và tiến về 0 sau khoảng 20 thời kỳ (tháng). Sự tác động của hai cú sốc này đến lạm phát cũng mạnh hơn, cho thấy nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam do yếu tố chi phí đẩy đem lại. Trong khi tác động của chỉ số giá nhập khẩu là

có độ trễ thì lạm phát phản ứng ngay lập tức trước cú sốc giá bán của người sản

xuất mặc dù mức tác động nhỏ. Thực tế thì cú sốc trong giá nhập khẩu và cú sốc

trong giá bán người sản xuất có thể một phần do biến động trong trong giá nhiên liệu và tỷ giá trong thời gian gần đây (do tỷ giá ở Việt Nam tương đối cứng nhắc

trước năm 2008, chỉ có những điều chỉnh đáng kể từ cuối năm 2008 đến nay).

4.3.7. Phân rã phương sai

Để phân tích mức độ đóng góp của các cú sốc của các yếu tố được chọn lên lạm

phát trong từng thời điểm cũng như khẳng định lại các phân tích kết quả thu được từ các hàm phản ứng đẩy ta sử dụng thêm kết quả phân rã phương sai.

-.02 -.01 .00 .01 .02 .03 .04 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Accumulated Response of D(CPI) to Structural One S.D. Shock9

30

Bảng 4.4. Phân rã phương sai của các biến trong mơ hình

Period S.E. Shock1 Shock2 Shock3 Shock4 Shock5 Shock6 Shock7 Shock8 Shock9

1 0.055597 0.939234 5.379814 0.775957 6.20E-25 41.30738 1.283852 1.373422 6.153556 42.78678 2 0.063456 1.469607 6.871604 8.987888 0.056236 29.56929 1.688471 2.594947 16.13350 32.62845 3 0.067645 5.076039 5.729949 7.398715 0.441931 22.03765 2.039559 2.958972 18.21980 36.09738 4 0.071147 4.660089 5.605231 9.153959 0.807879 19.73844 2.301186 3.381199 21.10061 33.25141 5 0.073777 7.374257 5.294487 7.908733 0.886318 17.53817 2.680598 2.921255 23.05919 32.33699 6 0.077716 6.216315 4.633547 8.141928 2.709753 16.31956 8.970173 2.758698 20.88184 29.36818 7 0.079915 5.843609 4.313707 7.639731 3.001404 15.67609 11.67243 2.653137 21.87082 27.32908 8 0.082174 5.276725 5.809768 7.085013 2.705834 14.49097 13.87282 2.457543 23.65194 24.64939 9 0.088098 5.217965 5.449235 6.480642 2.423762 13.44240 19.83247 2.493787 21.79186 22.86787 10 0.090954 5.009633 5.261842 5.940751 2.873783 12.80723 23.41112 2.295295 20.60013 21.80021 11 0.094738 5.032521 5.190802 5.677390 2.663784 12.31310 26.69836 2.151389 19.03086 21.24180 12 0.098311 5.197749 4.944101 5.787759 2.512791 12.28916 27.40164 2.027486 17.97683 21.86249 13 0.100543 5.134631 4.960699 5.435591 2.754188 13.79945 27.06054 1.891888 16.88416 22.07886 14 0.101385 5.635417 4.805693 5.251992 2.801279 13.52530 27.15869 1.808482 16.16115 22.85200 15 0.102331 5.825045 4.662436 5.330283 2.855100 13.27542 27.00565 1.749695 15.77634 23.52004 16 0.104715 5.956090 4.582974 5.283401 2.831932 13.03398 26.65464 1.718469 15.83873 24.09979 17 0.106889 5.917642 4.515718 5.238237 2.791440 12.84817 26.45065 1.693185 15.86310 24.68186 18 0.109094 5.840979 4.470445 5.184891 2.774652 12.72344 26.70883 1.671758 15.75534 24.86967

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu về lạm phát tại việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)