4. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SVAR TRONG PHÂN TÍCH LẠM PHÁT
4.3. Phân tích tác động của các cú sốc đến lạm phát ở Việt Nam
4.3.4. Phản ứng của lạm phát trước cú sốc trong chính sách tiền tệ
Hình 4.3a. Phản ứng của CPI trước cú sốc cung tiền
Hình 4.3b. Phản ứng của CPI trước cú sốc lãi suất
Phản ứng của CPI trước cú sốc lãi suất không nhiều trong khi trước cú sốc trong
cung tiền M2 thì CPI lại phản ứng rất mạnh. Cú sốc trong cung tiền sẽ làm tăng CPI nhưng CPI không phản ứng ngay lập tức mà trễ khoảng 6 thời kỳ (tháng) và tác động này là dai dẳng. Tác động này có thể thấy rõ nhất trong giai đoạn 2005 – 2007,
mức tăng cung tiền của Việt Nam là khoảng 91,93% gấp 3,6 lần mức tăng trưởng GDP (25,1%), riêng năm 2007 để mua lại hơn 10 tỷ USD ngoại tệ thì NHNN đã bỏ ra gần 180.000 tỷ đồng (khoảng 14% GDP), điều này góp phần lý giải cho lạm phát tăng cao trong năm 2007 (12,63%) và 2008 (19,95%). Kết quả này cũng phù hợp kết quả của các nghiên cứu trước đây, hầu hết đều cho thấy CPI phản ứng rất mạnh trước cú sốc trong cung tiền nhưng phản ứng không nhiều với cú sốc từ lãi suất.
-.01 .00 .01 .02 .03 .04 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Accumulated Response of D(CPI) to Structural One S.D. Shock6 -.02 -.01 .00 .01 .02 .03 .04 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Accumulated Response of D(CPI) to Structural One S.D. Shock7
27
Kết quả này cho thấy việc quản lý cung tiền một cách hợp lý sẽ góp phần đáng kể trong việc ổn định lạm phát trong nước, nhưng cũng cần lưu ý một điều là tác động của nó khơng phải là tức thời mà cần thời gian khoảng 6 tháng mới phát huy tác dụng, vì thế mà chính phủ cần có kế hoạch cụ thể để có thể đưa ra đối sách kịp thời. Một kết luận khác được rút ra từ phản ứng của lạm phát trước cú sốc lãi suất là việc sử dụng lãi suất như một công cụ điều tiết lạm phát sẽ không đem lại hiệu quả như mong đợi, tăng lãi suất có thể làm giảm lạm phát nhưng mức giảm khơng nhiều.
Chưa kể đến, trong tình hình mặt bằng lãi suất hiện nay ở Việt Nam khá cao thì việc tăng lãi suất có thể làm khả năng tiếp cận vốn sản xuất bị hạn chế, dẫn đến sản xuất bị ngưng trệ và giá cả khu vực trong nước tăng lên do yếu tố cầu kéo.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, số liệu lãi suất mà tôi sử dụng từ IMF chỉ là giá trị danh nghĩa, không phản ánh đúng thực tế mặt bằng lãi suất cao ở Việt Nam trong
thời gian vừa qua. Chính vì thế nó có thể khơng thể hiện hết được những ảnh hưởng của lãi suất đến lạm phát. Tổng hợp số liệu lãi suất cho vay thực tế từ hệ thống ngân hàng thương mại sẽ cho một kết quả chính xác và đáng tin cậy hơn.
Và một vấn đề khác cũng cần lưu ý trong các phân tích khi sử dụng hàm phản ứng
đẩy là khi xem xét cú sốc này thì giả định khơng tồn tại các cú sốc khác, chính vì
thế các tác động này sẽ khác đi nếu chính phủ thực hiện các chính sách điều chỉnh.