Xuất khuyến nghị chính sách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu về lạm phát tại việt nam (Trang 52 - 93)

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

5.2. xuất khuyến nghị chính sách

Trong thời gian qua, các nhóm giải pháp của Chính phủ đã ít nhiều thể hiện được

hiệu quả mà theo tôi là đang đi đúng hướng, vấn đề quan trọng là cần duy trì quyết tâm của Chính phủ. Bên cạnh các giải pháp đã có và đang thực hiện của Chính phủ, dựa trên các phân tích từ kết quả của mơ hình tơi xin nhấn mạnh và đề xuất một số giải pháp bổ sung để gia tăng hiệu lực kiểm soát lạm phát, củng cố thêm nền tảng cho sự phát triển bền vững của thời hội nhập trong thời gian tới theo các hướng chủ yếu sau.

Quyết tâm và hành động mạnh mẽ

Kiềm chế lạm phát là vấn đề nóng, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, là vấn đề được cả xã hội quan tâm, được Chính phủ coi là vấn đề lớn, cấp bách cần giải quyết. Tuy nhiên, để giải quyết triệt để cần có quyết tâm cao độ, lâu dài và hành

động thực sự quyết liệt của Chính phủ. Thực tế, Chính phủ Việt Nam đã nhìn nhận

nghiêm túc hơn đối với tình hình lạm phát và mạnh tay xử lý; nhất là thời điểm cuối năm 2010, đầu năm 2011 với hàng loạt các cuộc họp, các thông báo, các quyết định

44

về các nhóm giải pháp, các phát biểu của các vị lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ cho thấy tính quyết liệt của vấn đề.

Tuy nhiên, chúng ta phải khách quan thừa nhận rằng: những phản ứng chống lạm

phát thường phản ứng chậm hoặc thụ động trong đa số trường hợp. Đối với chính sách tài khóa, có thể dễ dàng hiểu được điều này vì để thay đổi một kế hoạch tài

khóa thường mất nhiều thời gian tranh luận, đạt tới sự nhất trí rồi thực hiện triển khai. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là chính sách tiền tệ cũng tỏ ra được thực thi khá chậm trễ kể từ khi những tín hiệu đầu tiên của lạm phát xuất hiện. Điều này có thể

được giải thích thơng qua thực tế là ngay cả việc xác định và thừa nhận lạm phát

cũng luôn là một vấn đề gây tranh cãi, và thường Chính phủ rất miễn cưỡng khi

thừa nhận thực tế là lạm phát bắt đầu xuất hiện.

Thêm vào đó, Chính phủ thường có khuynh hướng đổ lỗi cho lạm phát bắt nguồn từ những nguyên nhân “khách quan” hay từ những nguồn gốc “bên ngồi.” Do đó,

thường mất một thời gian để chuyển hóa nhận thức lạm phát từ cơng chúng thành

nhận thức của Chính phủ, và do đó là những phản ứng chính sách tiền tệ phù hợp. Chính phủ nên có những cam kết mạnh mẽ trong việc chống lạm phát không chỉ khi lạm phát đang cao, mà cịn phải có những cam kết duy trì lạm phát thấp ngay cả khi lạm phát đang khá thấp và ổn định. Và hành động sau có lẽ quan trọng khơng kém gì hành động trước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chiến lược này của Chính phủ

thường rất khó được thực thi vì Chính phủ thường có khuynh hướng ưu tiên tăng

trưởng kinh tế nhiều hơn, và coi nhẹ việc giữ cho môi trường vĩ mô được ổn định. Nghiên cứu này chỉ ra rằng cơng chúng có khuynh hướng lưu giữ ấn tượng về lạm phát trong quá khứ, đồng thời có kỳ vọng nhạy cảm về lạm phát trong tương lai. Đây là hai yếu tố đồng thời chi phối mức lạm phát hiện tại. Điều này hàm ý rằng uy

tín hay độ tin cậy của Chính phủ trong các chính sách liên quan đến lạm phát có vai trị to lớn trong việc tác động tới mức lạm phát hiện thời.

Ký ức hay ấn tượng về một giai đoạn lạm phát cao trong quá khứ thường chỉ bắt đầu mờ nhạt dần sau khoảng tám tháng có lạm phát thấp liên tục và ổn định. Điều

45

này hàm ý rằng để chống lạm phát, Chính phủ trước hết phải giữ được mức lạm

phát thấp ít nhất trong vịng tám tháng, qua đó dần lấy lại niềm tin của công chúng về một môi trường giá cả ổn định hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với điều đáng lưu ý là Chính phủ phải kiên nhẫn trong q trình chống lạm phát. Tám tháng có thể

được xem như giới hạn thấp nhất cho nỗ lực duy trì mơi trường lạm phát thấp của

Chính phủ nhằm lấy lại niềm tin của công chúng, để công chúng cho rằng Chính

phủ đang cam kết chống lạm phát một cách nghiêm túc, và do đó là cam kết xây

dựng một môi trường vĩ mô ổn định.

Thay đổi quan điểm điều hành bằng cách đề ra mục tiêu và kế hoạch thực hiện rõ ràng, nhất quán

Lạm phát là một vấn đề lâu dài, không phải ngày một ngày hai là có thể giải quyết

được, do đó ở đây cần có một sự nhất quán trong chính sách dài hạn, một mục tiêu

rõ ràng và cần được thực hiện một cách nghiêm chỉnh chứ khơng phải là một con số mang tính chất tham khảo.

Từ trước đến nay, Việt Nam thường đặt ra nhiều mục tiêu trong điều hành kinh tế

nói chung, việc này thoạt nhìn thì thấy có nhiều lợi ích, và bao hàm được nhiều, có thể nói là hầu hết các vấn đề cần quan tâm của xã hội. Tuy nhiên, việc này cũng gây ra khơng ít khó khăn trong quá trình lập kế hoạch và triển khai thực hiện bởi vì đề

ra nhiều mục tiêu như vậy là q “ơm đồm”, q cầu tồn khó mà thực hiện hết một cách trọn vẹn, vì cả lý thuyết và thực tế đều cho thấy rằng luôn phải có sự đánh đổi giữa các mục tiêu, tùy theo giai đoạn mà nên tập trung giải quyết vấn đề nào. Hơn

nữa, việc đặt ra nhiều mục tiêu như vậy khơng thể hiện được tính đặc thù, bản sắc riêng trong cách điều hành của Chính phủ, thậm chí các mục tiêu đặt ra tự kiềm

hãm và hạn chế lẫn nhau trong quá trình thực hiện dẫn đến khơng đạt được, đó là lý do cho sự điều chỉnh các chỉ tiêu của Chính phủ mà người dân khơng cịn lạ gì trong thời gian qua.

Theo đó, Chính phủ nên có quan điểm và quy tắc điều hành kinh tế nhất quán, có thể dự đoán được, tuy nhiên vẫn linh hoạt trong từng thời kỳ. Để xây dựng được

46

tiêu hợp lý và cam kết theo đuổi mục tiêu đó. Các quy tắc chính sách được Chính

phủ các nước sử dụng phổ biến như: mục tiêu cung tiền, mục tiêu GDP danh nghĩa, mục tiêu lạm phát, quy tắc Taylor. Trong trường hợp này, theo tơi, Chính phủ Việt Nam nên cân nhắc xem xét mục tiêu lạm phát trong việc điều hành kinh tế thay cho các mục tiêu trước đây.

Thực tế ở Việt Nam trong thời gian qua, hàng năm NHNN đồng thời công bố hai

mục tiêu tăng trưởng cung tiền (mà thực chất là cho mục tiêu tăng trưởng GDP) và mục tiêu lạm phát. Ví dụ như năm 2010, NHNN đồng thời đặt mục tiêu tăng trưởng cung tiền là 20% và mục tiêu lạm phát là 8%. Đây là những quy tắc chứa đựng

nhiều mâu thuẫn. Việc theo đuổi tăng trưởng cung tiền ở mức cố định sẽ khiến cho chính sách tiền tệ mất đi tính linh hoạt trong việc kiểm soát lạm phát. Rõ ràng,

chúng ta không thể đồng thời vừa tăng cung tiền vừa cắt giảm lạm phát trong trường hợp cần thiết. Quan trọng hơn, ấn định mục tiêu tăng trưởng cung tiền ở mức 20% là một cách bất hợp lý. Trạng thái cân bằng dài hạn cho chúng ta biết tốc độ tăng cung tiền chỉ nên dao động xấp xỉ quanh mức lạm phát mục tiêu cộng với tốc độ

tăng trưởng kinh tế3 - khoảng 15% đối với Việt Nam. Việc theo đuổi mục tiêu tăng trưởng cung tiền quá cao trong thời gian dài sẽ dẫn đến việc lạm phát thực tế vượt xa mức mục tiêu và/hoặc gây ra bong bóng giá trên thị trường tài sản.

Quản lý đầu tư công hiệu quả – kiên quyết bỏ việc ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước

Khác với những giải thích thường xuyên của Chính phủ là lạm phát chủ yếu do các yếu tố bên ngoài như giá cả thế giới (nhập khẩu lạm phát), nghiên cứu này chỉ ra rằng lạm phát ở Việt Nam có nguyên nhân chủ yếu từ nội tại. Các phát hiện cho thấy mức giá cả thế giới có khuynh hướng gây ảnh hưởng lên mức giá thấp hơn các nhân tố khác trong nền kinh tế. Trong thời gian qua, lạm phát của Việt Nam luôn cao hơn một cách bất thường so với các nước trong khu vực hay các đối thủ cạnh tranh cũng như các nước có điều kiện tương tự.

3 Mối quan hệ trong dài hạn giữa lạm phát và tăng trưởng cung tiền có thể được xem xét thơng qua phương

47

Theo tơi, điều đó bắt nguồn từ mơ hình tăng trưởng và cách thức mà chúng ta sử

dụng để đạt được mục đích tăng trưởng. Tăng trưởng của chúng ta cho đến nay chủ yếu vẫn dựa vào mở rộng đầu tư, chi tiêu công quá mức và phân bổ vốn thiên lệch ở khu vực thị trường (doanh nghiệp), nhưng đầu tư nhìn chung lại kém hiệu quả, nhất là đầu tư nhà nước thể hiện qua chỉ số ICOR và năng suất lao động của khối hành

chính, doanh nghiệp nhà nước mà ai cũng có thể thấy.

- Thứ nhất, do đầu tư công quá mức. Không thể phủ nhận sự cần thiết của đầu

tư công. Nhưng nhà nước chỉ nên tham gia vào những lĩnh vực đem lại lợi ích lớn cho cả nền kinh tế mà tư nhân khơng có động cơ để làm hoặc làm

khơng có hiệu quả. Trên thực tế, nhà nước đã tham gia quá nhiều vào các

hoạt động kinh tế và nhiều khi còn cạnh tranh và chèn lấn khu vực tư nhân. Với chi tiêu của khu vực công (bao gồm chi tiêu thường xuyên và chi đầu tư) trong những năm vừa qua luôn ở mức 35 - 40% GDP và đầu tư của nhà nước bằng khoảng 20% GDP (một nửa tổng đầu tư toàn xã hội) là một mức quá

cao. Mức chi tiêu này ắt hẳn là một mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng và

những hợp đồng có nhiều ưu ái cho một số đối tượng như phân tích dưới đây.

- Thứ hai, sự thiên lệch trong việc phân bổ vốn ở khu vực doanh nghiệp (khu

vực thị trường). Nhìn vào nền kinh tế sẽ thấy rằng các doanh nghiệp nhà nước và một số doanh nghiệp tư nhân lớn có nhiều quan hệ đang là đối tượng dành được sự ưu ái trong việc phân bổ vốn. Câu chuyện của Vinashin,

Vinaline đã chi tiêu hoang phí hàng chục ngàn tỷ đồng trong thời gian qua và hiện vẫn được khoanh nợ, tiếp tục được phân bổ vốn và vay vốn là một ví dụ rất điển hình của sự ưu ái dành cho các doanh nghiệp nhà nước.

Đối với một số doanh nghiệp lớn, chúng ta thấy rằng khơng ít trong số họ

chủ yếu tập trung vào các hoạt động mà nói đúng hơn là hướng vào đầu cơ

các loại tài sản (bất động sản, chứng khốn,...) hay tìm kiếm tài ngun quốc gia chứ khơng phải tập trung vào các hoạt động sản xuất kinh doanh chính

tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Điều đáng quan tâm là hầu hết các doanh nghiệp này khơng chỉ có các ngân hàng hay tổ chức tài chính riêng

48

của mình mà cịn có quan hệ chặt chẽ với khơng ít các tổ chức tài chính, ngân hàng lớn hay những mối quan hệ khác.

Điều này làm cho các khoản cho vay theo quan hệ trở nên phổ biến hơn và

một phần không nhỏ nguồn vốn được đưa vào các hoạt động kinh doanh có

tính đầu cơ gây rủi ro hơn là tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Dĩ nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối tượng chính giải quyết việc làm và là động lực tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian qua đã, đang và sẽ bị chèn lấn và khó tiếp cận vốn hơn nên có thể phải thu hẹp sản xuất hay chỉ cầm cự cho qua ngày.

Việc rà soát, cắt giảm, bố trí cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả đầu tư nhà nước không phải là việc giản đơn và chỉ thực hiện trong năm nay, mà là một công việc thường xuyên và lâu dài trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mơ hình tăng trưởng. Cơ chế mới về quản lý đầu tư nhà nước như trình bày trên đây khơng chỉ áp dụng cho việc lựa chọn và quyết định đầu tư đối với những dự án đầu tư mới mà còn áp dụng

để rà soát, cắt giảm và cơ cấu lại danh mục các dự án đầu tư hiện có.

Ngồi ra, Chính phủ nên thực hiện chính sách hỗ trợ và rộng mở hơn để thu hút đầu tư của kinh tế tư nhân vào mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh ngay cả đầu cơ sở hạ tầng có sinh lợi, nếu họ có đủ thực lực. Đặc biệt khuyến khích phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong mọi lĩnh vực hoạt động. Bởi các doanh nghiệp này vừa tạo sự an toàn ổn định vững chắc cho nền kinh tế vừa tạo ra một tầng lớp trung lưu đơng đảo, là lực lượng có khả năng chi phối quan hệ cung – cầu trên thị trường và có sức đề kháng mạnh đối với lạm phát…

Cần sớm thực hiện tách biệt quản lý nhà nước và kinh tế với quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước.

Giảm dần và bỏ bao cấp các mặt hàng thiết yếu

Tôi cho rằng chỉ số CPI tăng bởi việc điều chỉnh tỷ giá, giá xăng dầu, giá điện và giá các mặt hàng cơ bản khác khơng hồn tồn chỉ có nghĩa tiêu cực khi nhìn về tổng thể. Sự tăng giá này chỉ là sự phân phối lại nguồn lực trong nền kinh tế chứ

49

không phải làm suy giảm mức sống chung của toàn bộ người dân và của toàn bộ nền kinh tế.

Về mặt lý thuyết kinh tế học, nếu giá cả phản ánh đúng quy luật cung cầu và chi phí làm ra nó thì nguồn lực tồn xã hội sẽ được phân bố một cách tối ưu nhất.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý là NHNN điều chỉnh tỷ giá là điều bất khả kháng, giá xăng dầu và giá điện cũng không thể bán dưới giá thành vì ngân sách nhà nước khơng thể trợ cấp giá cho những mặt hàng này mãi mãi.

Nếu giá xăng dầu tăng, chi tiêu của người tiêu dùng cho xăng dầu có thể sẽ tăng lên, và do vậy, họ sẽ phải cắt giảm tiêu dùng đối với các sản phẩm khác và làm cho giá của chúng giảm xuống. Việc mức lạm phát ở Thái Lan thấp hơn rất nhiều so với

Việt Nam, trong khi trên thực tế, nền kinh tế Thái Lan tiêu thụ nhiều xăng dầu hơn Việt Nam là một minh chứng cho điều này. Như vậy đối với tình trạng lạm phát cao của Việt Nam hiện nay, tôi khẳng định lại rằng gốc rễ của vấn đề không phải là từ việc điều chỉnh giá điện, than, xăng dầu và giá hàng hóa thế giới tăng hay tỷ giá.

Những ngun nhân đó khơng thể giải thích được việc lạm phát Việt Nam tăng cao liên tục trong nhiều năm qua và cao vượt trội so với phần lớn các nền kinh tế khác mà chủ yếu là do tính chất nội tại của nền kinh tế là hiệu quả đầu tư thấp và tăng

trưởng cung tiền quá cao như đã phân tích trên đây.

Các điểm “thắt cổ chai” và năng suất lao động của nền kinh tế nói chung và của khu vực nhà nước nói riêng thấp làm cho hiệu quả đầu tư thấp. Vì hiệu quả đầu tư thấp nên để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, Việt Nam ln phải duy trì một tỷ lệ đầu tư rất cao và dẫn đến tăng trưởng tín dụng và cung tiền cao.

Trong khi đó, tăng trưởng hàng hóa sản xuất ra thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng

trưởng cung tiền làm xuất hiện việc dư thừa tiền trong nền kinh tế (tăng trưởng cung tiền luôn cao gấp nhiều lần tăng trưởng GDP thực).

Cho nên về lâu dài Chính phủ nên giảm dần việc bao cấp, trợ cấp cho các mặt hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu về lạm phát tại việt nam (Trang 52 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)