4. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SVAR TRONG PHÂN TÍCH LẠM PHÁT
4.4. Thay thế số liệu biến của mơ hình
Theo hầu hết các nghiên cứu trước đây về lạm phát ở Việt Nam thì yếu tố tỷ giá
thường lấy số liệu là tỷ giá danh nghĩa VND/USD (“ER”) và đều cho kết quả là cú sốc trong tỷ giá không tác động nhiều đến lạm phát, trong nghiên cứu này tôi đã sử dụng thay thế bằng số liệu tỷ giá danh nghĩa hiệu dụng (“NEER”) được tính bằng
một rổ tỷ giá của tốp 20 các nước có lượng giao dịch thương mại (cả nhập khẩu và xuất khẩu) lớn nhất với Việt Nam. Tuy nhiên, để thể hiện rằng cách lựa chọn của
mình là hợp lý, đồng thời nêu thêm nhiều khía cạnh để cùng phân tích, nhìn nhận
vấn đề, tơi xin trình bày thêm kết quả hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai của lạm phát khi sử dụng ER. (tham khảo Phụ lục 9 và Phụ lục 10)
Theo kết quả này, ta thấy ảnh hưởng của hầu hết các yếu tố đến lạm phát khơng có gì khác nhiều so với kết quả như khi dùng số liệu NEER ngoại trừ khác biệt lớn đến từ cú sốc trong tỷ giá, đây chính là điểm thú vị. Một cú sốc trong tỷ giá danh nghĩa VND/USD sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến lạm phát, tuy nhiên độ trễ của tác động
này là sau 5 – 6 kỳ. Quan sát kết quả phân rã phương sai ta thấy tác động từ cú sốc tỷ giá ER chiếm tỷ trọng lớn nhất từ kỳ thứ 6 trở đi và kéo dài dai dẳng, điều này
ngược hẳn so với hầu hết các kết quả từ những nghiên cứu trước đây chỉ cho thấy tác động không đáng kể của tỷ giá danh nghĩa hoặc chỉ dừng lại ở mức là kênh dẫn truyền cho tác động của các yếu tố khác. Thực tế cũng cho thấy trong sản xuất, tiêu dùng và trong tâm lý của người dân Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào USD mà nói cách khác là tình trạng “Đơ la hóa” cao ở nước ta, trong đó có một kênh phụ
33
thuộc rất lớn đến USD là vàng, từ đó cho thấy ảnh hướng lớn trong cú sốc đến từ tỷ giá danh nghĩa đối với USD cũng là dễ hiểu. Nắm được đặc điểm này nên Chính
phủ Việt Nam vẫn quyết tâm kiểm soát gắt gao tỷ giá, mà cụ thể hơn là chỉ kiểm soát tỷ giá danh nghĩa VND/USD để tránh một cú sốc bất ngờ từ kênh này có thể dẫn truyền tạo ra biến động lớn đến các nhân tố khác trong đó quan trọng có lạm
phát.
Như vậy khi dùng NEER, tơi muốn nhấn mạnh đến cú sốc trong tỷ giá nói chung
chứ khơng chỉ có tỷ giá danh nghĩa VND/USD, kết quả cho ra cũng hợp lý vì nhờ sự bình quân của các tỷ giá danh nghĩa giữa VND và các ngoại tệ khác đã làm dịu bớt tính “độc quyền” của tỷ giá VND/USD.