Thành tựu mỹ thuật thời Lê

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam (Ngành Hội họa) (Trang 27 - 35)

Chương 2 : MĨ THUẬT THỜI KỲ PHONG KIẾN DÂN TỘC ĐỘC LẬP

2. Mỹ thuật thời kỳ phong kiến dân tộc độc lập

2.3. Mỹ thuật thời Lê

2.3.2. Thành tựu mỹ thuật thời Lê

Kiến trúc

Trong thời Lê sơ, nhiều thể loại kiến trúc được phát triển như kiến trúc cung đình, kiến trúc lăng mộ, đền miếu, trường thi…Bên cạnh đó do truyền thống ưa chuộng đạo Phật từ lâu đời, nhà nước cũng chú ý cho tu sửa nhiều ngôi chùa được xây dựng từ thời Lý, Trần nay đã bị đổ nát.

Hình 2.20

Kiến trúc cung đình cịn lại dấu vết của Điện Kính Thiên là cơng trình chính trong thành Đơng Kinh thời Lê. Đây là nơi vua coi chầu, bàn việc nước. Ngồi thành Đơng Kinh năm 1433 nàh Lê còn xây dựng ở Lam Sơn một khu cung điện. Đó là Lam Kinh là nơi tụ họp sinh sống của họ hàng thân thích nhà vua giống như phủ Thiên Trường thời Trần. Khu điện Lam Kinh có nhiều lăng mộ của các vua và hoàng hậu thời Lê. Kiến trúc chùa tháp: Do Phật giáo bị hạn chế nên chùa không được xây dựng mà chủ yếu là tu sửa chùa cũ. Năm 1434 chùa tháp Báo Thiên từ thời Lý Trần được xây dựng lại. Kiến trúc đền miếu được xây thêm

Thời này Nho giáo đã thắng thế vì vậy bên cạnh việc tu sửa đền miếu, kiến trúc Nho giáo cũng được xây dựng.

Kiến trúc lăng mộ: Các lăng mộ tập trung ở Lam Sơn. Đây vừa là quê hương của nhà Lê vừa là nơi dấy cờ khởi nghĩa dựng nghiệp lớn. Ở đây có sáu ngơi mộ của các vua triều Lê: lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông.

Điêu khắc

Chủ yếu tập trung ở lăng mộ. Các lăng mộ thời này thường được trang trí bằng 10 pho tượng chia thành 5 đơi gồm: người, lân, tê giác, ngựa, hổ. Kích thước thường nhỏ và

sắp xếp đều nhau. Điều này bộc lộ phần nào tính mực thước của Nho giáo.

Hình 2.21

Với những pho tượng nhỏ nên cách thể hiện cũng đơn giản, biểu hiện ở cách tạo dáng, khối, đường nét. Những tác giả của các pho tượng đó là những người xuất thân từ nơng dân hoặc người lao động bình thường. Vì vậy khi làm các tác phẩm này họ vẫn bị chi phối bởi những quan niệm thị hiếu thẩm mĩ dân gian. Tính chất Nho giáo có thể biểu hiện ở nội dung, ở cách chọn lựa các hình tượng, cách sắp xếp đối xứng qua thần đạo…

Phong cách Lê sơ tạo mạch nối liền quá trình phát triển của mĩ thuật dân tộc. Giá trị của nó chính là đã kế thừa và phát triển truyền thống và cơ sở của nghệ thuật dân gian hình thành từ các thời trước. Đó là sự mềm mại, tinh tế trong đường nét, chặt chẽ khái quát và mang tính biểu hiện, tượng trưng cao trong bố cục các hình tượng nghệ thuật của tác phẩm điêu khắc.

Hình tượng con rồng thời này sống động tự nhiên, hiện thực, khỏe mạnh và dữ tợn hơn thời kỳ trước. Nó trở thành biểu tượng của văn hóa, tượng trưng cho sức mạnh, uy quyền của vua. Điều này phần nào ảnh hưởng từ Nho giáo. Những đường nét mềm mại, cân đối được thay bằng những đường nét sắc, nhọn, mạnh mẽ.

Hình 2.22

Hình 2.23

Tượng rồng ở bậc Kính Thiên tạo ra ba lối vào điện. Đầu nhô cao, các chi tiết trên đầu rồng được thể hiện rõ ràng. Bờm tóc mượt, mềm mại chảy về phía sau, kết hợp với các khúc uốn đều đặn tạo ra vẻ độc đáo cho hình tượng rồng. Lối tạo hình mây lửa và hoa cách điệu ở thành bậc Kính Thiên được lặp lại một lần nữa ở cửa điện Lam Kinh. Qua các hình tượng điêu khắc thời Lê, tính chất Nho giáo đã thể hiện khá rõ nét. Điều này cũng đồng nhất với việc tiếp thu những ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc. Tuy vậy cũng chủ đề, đề tài đó nhưng qua nét đục chạm của người Việt nên vẫn thể hiện rõ tinh thần dân Việt.

Mĩ thuật thời hậu Lê

Thời kỳ này Phật giáo lại được đề cao, Nho giáo bị giảm dần uy thế, các chùa tháp được xây dựng, đình làng cũng xuất hiện và đặc biệt nó để lại những chạm khắc đẹp mắt, giàu tính dân gian và phản ánh trung thực cuộc sống của người dân vào thời gian này.

Kiến trúc đình làng thì đơn giản hơn, nó mang tính chất là ngơi nhà chung của làng, khơng gian mở, thống mát và hòa hợp với thiên nhiên, con người.

Chạm khắc trang trí đình làng là loại hình nghệ thuật độc lập, mang tâm hồn của người dân lao động. Chạm khắc trang trí ln đi đơi với kiến trúc nên nó chịu chi phối bởi kiến trúc riêng về mặt tạo hình.

Hình 2.24

Hình 2.27

Nghệ thuật chạm khắc đình làng mang đậm tính dân gian. Nó bộc lộ những gì người nơng dân u thích, ước mong. Các tác phẩm được người nghệ nhân tạo lên mang theo tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ dân gian chân chất, mộc mạc mà sống động biểu cảm. Cùng với sự phát triển của Phật giáo, nửa sau thế kỉ XVII và thế kỉ XVIII, nghệ thuật đình làng phát triển rực rỡ, để lại nhiều ngơi đình đẹp và có giá trị. Đó là cũng là thời kỳ nghệ thuật dân gian đồng hành cùng nghệ thuật tơn giáo và cung đình. Thậm chí có lúc nghệ thuật dân gian cịn thắng thế và lấn át nghệ thuật chính thống

Mĩ thuật thời Tây Sơn (1789 - 1802)

Cuộc kháng chiến chống quân Thanh thắng lợi, triều đại Quang Trung ra đời. Ngay từ đầu nhà Tây Sơn đã chú ý tới ổn định kinh tế, xã hội. Có nhiều chính sách khuyến nông, công thương nghiệp…đất nước dần đi vào ổn định nhanh chóng.

Về văn hóa, giáo dục, nhà tây Sơn vẫn tôn sùng Nho giáo nhưng lại không khắt khe với những tôn giáo khác. Điều tiến bộ là thời này là chữ Nơm được đề cao - có sử Thời Tây Sơn tuy ngắn ngủi nhưng cũng đủ để tạo nên một phong cách riêng. Có rất ít tác phẩm nghệ thuật thời này như chùa Kim Liên, chùa Tây Phương, Vua Bà…nghệ thuật tạo hình Tây Sơn có thể lấy chùa Tây Phương làm điển hình tiêu biểu

Trang trí kiến trúc thời này đơn giản. Diện chạm khắc trang trí bớt đi, đề tài là tứ linh, rồng phượng…chỉ còn tập trung ở gian giữa, các tịa chùa khác đều mang tính dân gian đơn giản và hiện thực. phật điện ngày càng đơng đúc và hồn chỉnh.

Mỗi cơng trình kiến trúc thời này có những đặc điểm riêng do phụ thuộc vào địa hình mà mỗi cơng trình có những vẻ đẹp riêng độc đáo. Như chùa Tây Phương được làm trên núi, còn chùa Kim Liên được làm nơi đồng bằng. Tuy nhiên về kiểu thức kiến trúc lại giống nhau.

Điêu khắc thời này được thể hiện sống động với phong cách hiện thực. Vẻ đẹp của thời này là vẻ đẹp hoàn thiện giữa ngoại hình và nội tâm nhân vật. Đặc biệt các pho tượng ở chùa Tây Phương, chất thần bí cao siêu giảm dần, thay vào đó là những nét tình cảm của con người như vui buồn giận giữ, yêu thương…được bộc lộ khiến cho tượng tôn giáo trở nên gần gũi với dân gian.

Về kĩ thuật điêu khắc thời này thiên về khối trịn, chắc, đóng kín. Đường nét phong phú, dứt khốt đã tạo ra các bố cục cơ đọng, chắc chắn. Màu sơn phủ ngoài vừa đủ để tạo nên vẻ đẹp thâm trầm, sâu lắng theo đúng tâm lí và thị hiếu thẩm mĩ của người Việt.

Mĩ thuật Tây Sơn để lại nhiều tác phẩm mà ở đó có sự kết hợp chặt, hài hịa và hợp lí giữa nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và trang trí. Các loại hình nghệ thuật này gắn bó với nahu, tơn vẻ đẹp và ý nghĩa cho nhau trong một tổng thể, đã tạo ra những tác phẩm với phong cách sáng tạo độc đáo tiêu biểu cho phong cách mĩ thuật Tây Sơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam (Ngành Hội họa) (Trang 27 - 35)