Chương 2 : MĨ THUẬT THỜI KỲ PHONG KIẾN DÂN TỘC ĐỘC LẬP
2. Mỹ thuật thời kỳ phong kiến dân tộc độc lập
2.4. Mĩ thuật thời Nguyễn (1802 1885)
2.4.1. Hoàn cảnh xã hội
- Quang Trung mất, Nguyễn Ánh sau mười năm giao chiến với quân Tây Sơn đã lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long.
- Nhà Nguyễn lên ngôi trong điều kiện đất nước thống nhất cả đàng trong và đàng ngồi. Đóng đơ ở Huế, nhưng nhà Nguyễn có nhiều chính sách để đi sát tới tận địa phương.
- Nhà Nguyễn ban hành bộ luật gần giống với nàh Mãn Thanh, bảo vệ quyền tuyệt đối của nhà vua, củng cố trật tự phong kiến lạc hậu.
- Mĩ thuật không dùng các đề tài truyền thống mà thay vào đó là bát bửu, bát tiên, bát thụ, bát quả…ca ngợi kẻ sĩ quý phái, cảnh bồng lại nhàn hạ, sự quyền quý và người quân tử, sự đông đúc và tuổi thọ…Càng về cuối thời Nguyễn, nét dân gian trong nghệ thuật tạo hình càng được tăng cường trong các đề tài tơn giáo và nhất là trong văn hóa làng xã.
2.4.2. Thành tựu mĩ thuật thời Nguyễn
Nghệ thuật kiến trúc
Hình 2.30
- Kiến trúc cung đình: Kinh thành Huế có vị trí thuận lợi và lí tưởng: có núi ngự bình làm bình phong phía đơng nam để án ngữ những ảnh hưởng nhìn từ phong thủy. Tất cả cảnh quan sơng núi, gị đảo ở xa hay gần đều được tính đến để thu vào cho kinh thành Huế những vinh quang từ bốn hướng và sự phú cường lâu dài ngàn năm. Kinh thành Huế có núi rừng làm hậu thuẫn và tương đối xa biển nên về mặt quân sự thời đó được coi là vị trí có ưu thế. Huế lại ở bên bờ sơng Hương có bến Bảo Vinh, thuyền đi biển có thể vào được. Điều này có thể đáp ứng được u cầu kinh tế của kinh đơ có cảng sơng quan trọng.
Thành Huế có bố cục hình vng, thành gồm ba vịng. Vịng ngồi cùng là phòng thành trổ ra 10 cửa, vịng giữa là hồng thành làm nơi cử hành lễ, thờ cúng tổ tiên, cũng là khu để ở, học hành, vui chơi cho hậu cung. Trong cùng là Tử cấm thành dành cho sinh hoạt của vua và gia đình. Ngồi ra cịn có các cơng trình kiến trúc khác được xây dựng như Nghinh Lương đình, Phu Văn Lâu, Văn Miếu, Võ Miếu, Đàn Nam Giao… Phía nam bên hữu ngạn sơng Hương trong khu núi đồi trập trùng là bảy lăng vủa với nhiều kiểu thiết kế khác nhau.
Kiến trúc kinh thành Huế thực sự là một tác phẩm nghệ thuật với sự sắp xếp cân đối, mỗi khu nhà có tầm vóc vừa phải, kể cả khu đại nội do đó có sự gần gũi, hịa đồng trong tổng thể kiến trúc.
Mặc dù triều đình Huế đã dung nạp văn hóa phương Tây, văn hóa phương Bắc nhưng nó được xây dựng trên đất Việt và do người Việt thi cơng nên nhìn chung vẫn mang những đặc điểm thẩm mĩ của người Việt.
- Kiến trúc tôn giáo: Nhà Nguyễn đề cao Nho giáo, vì vậy năm 1803 đã cho xây dựng Quốc Tử Giám ở kinh đô Huế. Ngược lại với Phật giáo lại bị hạn chế. Các chùa không được xây mới mà chỉ được sửa chữa những nơi bị đổ nát. Đến thời vua Minh Mạng và Thiệu Trị Phật giáo mới được hồi phục lại.
- Kiến trúc lăng mộ: Các lăng mộ thời Nguyễn thường được xây dựng dọc theo bờ sông Hương. Lăng bao gồm nhiều cơng trình: Bảo thành là nơi đặt mộ vua, hồng hậu thường là hình trịn tượng trưng cho mặt trời. Trước bảo thành là hồ bán nguyệt tượng trưng cho mặt trăng. Sau đó là sân rộng nhiều cấp là nơi tế lễ. Ngoài ra trong khu vực lăng cịn có điện thờ, có bài vị, nhà bia… Như vậy đến thời Nguyễn, kiến trúc lăng mộ có qui mơ lớn và thỏa mãn cả hai chức năng là lăng mộ và tẩm thờ.
Điêu khắc
Phật điện thời Tây Sơn đã đông đủ, sang thời Nguyễn càng đông đúc hơn. Tượng Thích Ca sơ sinh nay được làm thếm 9 con rồng vây quanh và được gọi là Tòa Cửu Long. Bên cạnh tượng Phạm Thiên - Đế Thích cịn có tượng Ngọc Hồng với Nam Tào - Bắc Đẩu thành một bộ tứ bát bộ kim cương, đến thời nguyễn có thêm bộ tứ trấn, bộ hộ pháp.
Tượng trong các lăng nhiều và phong phú, mỗi lăng đều đặt 10 tượng quan hầu, hai tượng voi, hai ngựa hoặc sư tử, chạm rồng ở thành bậc. Ngồi ra cịn có lính canh ở một số lăng.
Các tượng thường được làm bằng si măng, đá, gỗ. Hầu hết chúng được lí tưởng hóa, mang y phục thời Nguyễn. Để đạt được sự sống động, một số tượng còn được gắn râu và lắp kính.
Hình 2.33
Tranh vẽ
Trong lăng tẩm nhà Nguyễn có tranh ghép mảnh, tranh trên kính.
Thời Nguyễn là thời cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Mĩ thuật Nguyễn pha trộn nhiều của phương Tây và Trung Quốc. Yếu tố dân gian và bản địa ít hốn với các thời trước.Mĩ thuật Nguyễn cũng là dấu chấm hết cho thời kỳ mĩ thuật phong kiến dân tộc độc lập để chuyển qua một giai đoạn mới.
Nhìn thống qua, do đặc điểm triều đình nhà Nguyễn, nền mĩ thuật thời này chịu ảnh hưởng Trung Quốc. Tuy vậy khi nghiên cứu ta có thể khẳng định yếu tố dân tộc thể hiện trong các tác phẩm mĩ thuật thời Nguyễn. Sự giao thoa giữa các nền văn hóa là tất yếu. Nhưng mĩ thuật Nguyễn vẫn có một phong cách riêng tạo nên nét đẹp trong nền mĩ thuật nước nhà.
Hình 2.34
* Hướng dẫn tự học:
- Đọc lại giáo trình và hệ thống lại đặc điểm mĩ thuật qua các triều đại phong kiến - Trả lời câu hỏi vào vở
- Làm bài thu hoạch sau khi học xong chương2, em có nhận xét riêng gì về tình hình đất nước cũng như văn hóa nghệ thuật giai đoạn này.
- Sưu tầm tài liệu để hiểu sâu hơn, giúp các em có kiến thức vững vàng để khi ra trường có đủ tự tin và kiến thức hướng dẫn các em học sinh nhỏ tuổi về mĩ thuật của nước nhà.