Những hình tượng nghệ thuật thành cơng

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam (Ngành Hội họa) (Trang 47 - 59)

Chương 3 Mỹ thuật việt nam từ 1885 đến nay

3.2. Mĩ thuật Việt Nam thời hiện đại từ 1945 đến nay

3.2.2. Những hình tượng nghệ thuật thành cơng

Mĩ thuật Việt Nam từ sau Cách mạng tháng tám đến nay đã đạt được nhiều thành công đáng kể. Đây là một thời kì phát triển đặc biệt của lịch sử mĩ thuật nước nhà. Một nền nghệ thuật tạo hình cách mạng được hình thành và phát triển phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. Một nền nghệ thuật vừa giữ được những nét riêng của người Việt Nam vừa tiếp cận được với mĩ thuật thế giới, tạo ra những tác phẩm mĩ thuật Việt Nam song không lạc hậu so với tranh, tượng thế giới.

Sự đa dạng, phong phú của chủ đề, đề tài và những hình tượng thành cơng trong mĩ thuật Việt Nam hiện đại. Đó là hình tượng Bác Hồ, vị lãnh tụ kính u của dân tộc, bên cạnh đó là hình tượng người công nhân, nông dân, người chiến sĩ,… Đặc biệt là hình tượng người phụ nữ được mĩ thuật cách mạng thể hiện với vẻ đẹp khoẻ khoắn, tự tin của người phụ nữ mới được giải phóng, vươn lên làm chủ cuộc đời, làm chủ vận mệnh của mình và đất nước.

Hình 2.42

Sự phát triển của chất liệu và thể loại: Từ năm 1945, trong hội hoạ đã có mặt các chất liệu như sơn mài,sơn dầu, lụa, bột màu, thuốc nước, phấn màu…Tuỳ theo từng điều kiện, hồn cảnh, sự phát triển của chất liệu có sự khác nhau. Trong điêu khắc chủ yếu là chất liệu thạch cao do giá thành rẻ và dễ làm, một số chất liệu khác như đá, gôc, đồng cũng được chú ý nhưng khơng phát triển bằng thạch cao. Ngồi ra còn một vài chất liệu khác như compusit, đất nung, thuỷ tinh, thép, nhựa tổng hợp…Trong đồ hoạ thì có khắc thạch cao, khắc kẽm, đồng, các thể loại tranh in như in đá, in litơ, in kính…Trong mĩ thuật Việt Nam hiện đại, các nghệ sĩ khơng có sự phân biệt thể loại. Tất cả các thể loại tranh , tượng đều có mặt và có những thành cơng nhất định. Tranh sinh hoạt, tranh phong cảnh, tranh tĩnh vật, chân dung, lịch sử…đều được các hoạ sĩ chú ý nhưng có lẽ do thói quen đánh giá tranh về mặt nội dung, tư tưởng nên tranh sinh hoạt phát triển hơn cả.

Hình 2.44

Hình 2.45

Đối với lớp hoạ sĩ trẻ hiện nay, vừa tiếp thu truyền thống dân tộc, vừa tiếp cận với trào lưu nghệ thuật hiện đại của thế giới. Trong số họ có nhiều người đang tìm cách tạo cho mình một phong cách mới. Trên bước đường đó có người đã tìm được cho tranh, tượng của mình một cách biểu hiện mới. Tuy vậy, có hai hướng sang tác rõ rệt là một số quay về với cội nguồn với quan niệm tạo hình dân gian, tìm nguồn cảm hứng sáng tác trong những ước lệ tạo hình dân gian để biểu hiện đề tài hiện thực cuộc sống ngày nay, một số khác mở tầm nhìn sang hướng nghệ thuật hiện đại như Siêu thực – Dã thú - Lập thể - Trừu tượng…và nghệ thuật hậu hiện đại.

Gần một thế kỉ trôi qua, mĩ thuật Việt Nam từ năm 1945 đến nay đã đạt được nhiều thânh cơng đáng kể. Nội dung phong phú, hình thức nghệ thuật trong sáng tác, biểu hiện tài năng sáng tạo của nhiều lớp nghệ sĩ tạo hình. Bằng tác phẩm của mình, các nghệ sĩ đã thực sự là những người chiến sĩ trên mặt trận văn hố nghệ thuật, góp sức mình ca ngợi cuộc sống, con người mới tốt đẹp, đẩy lùi những điều xấu xa làm cho cuộc sống ngày một tươi đẹp hơn.

TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM Nguồn gốc của tranh dân gian

Tranh dân gian là một thể loại tranh ra đời từ rất lâu, được truyền từ đời này qua đời khác và đến tận ngày nay. Tranh được sáng tác ra nhờ trí tuệ cảu tập thể, của nhân dân và gồm nhiều thể loại, trong đó có thể kể đến hai thể loại chính: tranh tết và tranh thờ. Tranh dân gian là một phần quan trọng trong tồn bộ nền văn hóa dân tộc, ở đó thể hiện những nét độc đáo trong sinh hoạt vui chơi, lễ hội và truyền thống dân tộc….Tranh có cội nguồn từ xa xưa và ra đời phục vụ cho nhu cầu chơi tranh nhân dịp tết đến, xuân về và nhu cầu thờ cúng của đông đảo quần chúng nhân dân trước kia cũng như hiện nay. Khi những nhu cầu đó khơng được thỏa mãn trong dịng nghệ thuật dân gian ra đời. Dòng nghệ thuật dân gian do chính những người dân sáng tạo ra, mang theo những nội dung người dân yêu thích và được thể hiện bằng một ngơn ngữ dễ hiểu, đơn giản.

Các dịng tranh chính (Đông Hồ - Hàng Trống) - Tranh dân gian Đông Hồ:

Tranh dân gian Đông Hồ là một làng nhỏ ven sơng Đuống. Trước đây Đơng Hồ cịn có tên là làng Đông Mại, hay làng Mái. Làng Đông Hồ thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Hình 2.46 Hình 2.47

Tranh Đơng Hồ là thể loại tranh khắc gỗ và được in hồn tồn. Tranh Đơng Hồ cịn có tên gọi khác là tranh điệp do nền tranh được quét bằng bột điệp và cũng bởi đặc trưng chính của tranh ĐH là ở nền tranh. Bột điệp được chế ra từ vỏ con sị, con điệp nung

nền tranh rất đặc biệt. Để nền tranh có màu sắc phong phú, các nghệ nhân đã quét lên nền điệp một lớp màu mỏng. Nền tranh DDH thường có ba màu: vàng chanh, trắng điệp và đỏ cam.

Hình 2.48 Hình 2.49

Giấy vẽ tranh ĐH là giấy dó: một loại giấy được chế tạo thủ cơng từ cây dó.Giấy dó có đặc điểm mỏng, có nhiều xơ và rất thấm màu. Tất cả màu được chế ra từ hoa, lá, quả, cây trong tự nhiên. Màu đỏ có đỏ vang chế ra từ cây gỗ vang, đỏ son mài từ son. Ngồi ra có xanh chàm, vàng hịe, vàng nghệ hay vàng dành dành…Nói chung màu dùng để vẽ tranh ĐH được gọi bằng một cái tên chung là màu thuốc cái. Sau này có phát triển thêm một số phẩm màu, bột màu.

- Tranh dân gian Hàng Trống:

Một dòng tranh khác cũng rất nổi tiếng ở Kinh kì và được nhiều người biết đến, đó là dòng tranh dân gian Hàng Trống. Nếu tranh dân gian Đông Hồ là Lợn đàn, Gà đàn, Đánh vật, Hứng dừa… là những con vật gần gũi với nàh nông, là những lễ hội, sinh hoạt của làng xã, thơn xóm thì tranh Hàng Trống lại là Tam đa, Tử tôn vạn đại hay Thất đồng, Tố nữ…là những điều mơ ước, mong muốn của con người. Song dòng tranh này tồn tại ở kinh thành phục vụ cho đối tượng khách hàng không phải là những người nông dân chân chất nữa do đó cả nội dung và hình thức đều thay đổi. Ngoài mảng tranh Tết, tranh chúc tụng thì ở tranh Hàng Trống nổi bật lên là mảng tranh thờ rất oai nghiêm, đẹp đẽ như các thần tướng Hắc Hổ, Bạch Hổ hay Ngũ Hổ…Một số tranh cũng diễn tả cảnh sinh hoạt của nông dân như Canh nông chi đồ hay chợ q…Vì tính chất phục vụ của tranh Hàng Trống khác với tranh Đông Hồ nên cách vẽ tranh loại này cũng khác. Thường thì họ kết hợp cả in và vẽ bằng tay. Điều này có nghĩa là khi làm tranh, các nghệ nhân Hàng Trống chỉ in nét, các mảng màu đều vẽ tay. Vì vậy màu sắc trong tranh Hàng Trống có độ vờn nhẹ nhàng. Ở nhiều tranh, Bên cạnh hệ thống nét in, các nghệ nhân còn vẽ thêm những nét màu vờn theo nét đen. Điều này tạo nên vẻ mềm mại cho hình, khối và màu sắc trong tranh. Giấy, màu đều được mua trên thị trường. Bảng màu cảu tranh Hàng Trống gồm sáu màu: đỏ, vàng, xanh lục, xanh lam, màu hoa hiên và màu đen cảu mực nho. Ngồi ra cịn dùng cả kim nhũ, ngân nhũ óng ánh.

- Tranh chúc tụng

- Tranh tôn giáo thờ cúng

- Tranh cảnh vật - Tranh sinh hoạt

- Tranh châm biếm đả kích

Hình 2.50 - Tranh lịch sử

- Tranh truyện

- Tranh tuyên truyền cổ động.

Đây là cách chia thơng thường trước đây, cịn bây giờ chia theo năm loại chính: - Tranh sinh hoạt

- Tranh lịch sử

- Tranh tôn giáo thờ cúng

Hình 2.51

- Tranh chúc tụng - Tranh truyện.

Nét đặc sắc của kĩ thuật và cách thể hiện trong tranh dân gian

Để có được từ tranh, các nghệ nhân phải chế bản để in. Có hai bản khắc: khắc màu và khắc nét. Muốn có được bản khắc màu, người ta phải chọn loại gỗ thớ mềm, xốp và dễ hút màu. Các nghệ nhân làng Hồ thường chọn gõ giổi, gỗ vàng tâm để làm bản khắc và in màu. Bản khắc nét phải được khắc trên loại gỗ bền, chắc, thớ dẻo, mịn như gỗ thị, gỗ mỡ, gỗ lồng mực. Cách in tranh là lối in ván sấp và in theo dây chuyền. Mỗi người in một màu. Trong tranh có bao nhiêu màu thì phỉa có bấy nhiêu bản khắc màu và lần in. Cuối cùng quan trọng là in nét. Nét in sẽ chặn các mảng màu và định hình cho các hình tượng ở trong tranh. Tranh ĐH được sản xuất ở làng quê. Do đó vẻ đẹp của tranh cũng mộc mạc, chân chất và đậm đà theo quan niệm thẩm mĩ của người nông dân làm nghệ thuật.

Giá trị nghệ thuật của tranh dân gian

- Tranh dân gian có truyền thống lịch sử lâu đời. Đến nay tranh vẫn được yêu thích. Một trong những nguyên nhân làm cho tranh dân gian có sức sống mạnh mẽ như vậy chính là bởi giá trị nghệ thuật của dịng tranh này. Mỗi một tác phẩm là một sự sắp xếp bố cục, đường nét, hình khối. Tất cả sẽ tạo nên sự đa dạng về hình thức thể hiện trong tranh dân gian. Các nghệ nhân đã tìm được cách bộc lộ ý tưởng qua các đề tài mang tính dân gian sâu sắc.

Đối với tranh ĐH cũng như tranh Hàng Trống, các nghệ nhân đều không diễn tả chiều sâu không gian. Mọi hình tượng được in, vẽ trên nền tranh một màu.

- Tranh dân gian là loại tranh khắc gỗ nhưng do lối khắc, vẽ, cách in, cách sử dụng chất liệu khác nhau nên hình thức của dịng tranh Đơng Hồ và Hàng Trống mang hai phong cách riêng.

- Nội dung tranh dân gian phong phú, vui tươi, trong sáng, rõ ý, dễ hiểu.

- Tranh có vẻ đẹp hài hịa, bố cục theo lối ước lệ, thuận mắt, hình mang tính khái qt cao, vừa hư vừa thực, các nghệ nhân đã sử dụng thủ pháp phóng to, thu nhỏ trong tranh để làm nổi bật nhân vật trung tâm hoặc phân biệt vị trí trong xã hội.… Đặc biệt trong tranh có in thơ hoặc chú thích làm cho bố cục thêm chặt chẽ và thể

hiện rõ nội dung.

- Tính biểu trưng (gợi nhiều hơn tả, hình tượng có tính khái qt cao, lược bỏ các chi tiết thừa) được sử dụng để nhấn mạnh, làm nổi bật trọng tâm đề tài của tranh.

- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về tranh dân gian VN

- Tìm trong báo chí, trên mạng, …những bài nghiên cứu, phê bình mĩ thuật nhằm học tập và tự viết những bài nghiên cứu mĩ thuật.

3.3. Giới thiệu một số tác giả tác phẩm tiêu biểu của mỹ thuật Viêt Nam hiện đại Giới thiệu một số họa sĩ và một số tác phẩm tiêu biểu

- Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Đỗ Cung, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Diệp Minh Châu.

- Cuối thế kỉ mười chín, chất liệu sơn dầu của châu Âu đã ảnh hưởng tới tác phẩm của một số hoạ sĩ Việt Nam như tranh Bình văn, Chân dung cụ Tú Mền, …của hoạ sĩ Lê Văn Miến, tranh Phạm Ngũ Lão,...của hoạ sĩ Thang Trần Phềnh, …

- Đến năm 1925, khi trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương được thành lập, chất liệu sơn dầu đã được các họa sĩ thể hiện mang tính cách Á đơng trong các tác phẩm như Thuyền trên sông Hương của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân, Bên bờ giếng,.. của hoạ sĩ Lương Xuân Nhị, Em Thuý, … của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn.

- Ngoài chất liệu sơn dầu, các họa sĩ đã mạnh dạn sử dụng sơn mài - chất liệu xưa kia chỉ dùng vào làm đồ thờ cúng, trang trí mĩ nghệ - thành chất liệu hội hoạ mới mang phong cách Việt Nam. Đi tiên phong và rất thành cơng với chất liệu này có những hoạ sĩ như Nguyễn Gia Trí với tác phẩm Trong vườn, Trần Văn Cẩn với tác phẩm Mùa thu, …

- Ngồi ra, có một loại hình nghệ thuật của Á đơng, đó là tranh lụa đã được biết đến ở Việt Nam từ những thế kỷ trước, nhưng nó thật sự trở thành chất liệu phổ biến từ khi có những thành công của các họa sĩ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, mà người đi tiên phong là họa sĩ Nguyễn Phan Chánh với những tác phẩm nổi tiếng như Chơi ô ăn quan, Rửa rau cầu ao, …. với phong cách thể hiện rất Việt Nam.

- Các họa sĩ trên đã mở ra một thời kì mới cho nền hội họa hiện đại Việt Nam. Một số hoạ sĩ có những đóng góp to lớn cho mĩ thuật nước nhà, được Đảng và nhà nước trao giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng cao quí về Văn học - Nghệ thuật năm 1996 như các tác giả: hoạ sĩ Tô Ngọc Vân, hoạ sĩ Trần Văn Cẩn, hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh, hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung, hoạ sĩ Nguyễn Sáng, hoạ sĩ Bùi Xuân Phái, hoạ sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, hoạ sĩ – nhà điêu khắc Diệp Minh Châu.

Họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906 - 1954)

- Tô Ngọc Vân (1906-1954) là một họa sĩ Việt Nam nổi tiếng. Ơng cịn có những bút danh Tô Tử, Ái Mỹ. Tô Ngọc Vân sinh ngày 15 tháng 12 1906 tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, Hưng Yên, nhưng lớn lên tại Hà Nội.

- Năm 1926, ông thi đỗ vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, thuộc thế hệ đầu tiên của trường, tốt nghiệp khóa 2 năm 1931. Sau khi ra trường, Tơ Ngọc Vân đã có tác phẩm xuất sắc, được giải thưởng cao ở Pháp. Ông đi vẽ nhiều nơi ở Phnom Penh, Băng Cốc, Huế... Ông hợp tác với các báo Phong Hóa và Ngày Nay của Nhất Linh, báo Thanh Nghị... Từ 1935 đến 1939 ông dạy học ở trường trung học Phnom Penh, sau đó ơng về dạy ở Cao đẳng Mỹ thuật Đơng Dương tới 1945. Thời gian đó ông vừa giảng dạy vừa sáng tác. Saucách mạng Tháng Tám, Tô Ngọc Vân tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1950 ông phụ trách Trường Mỹ thuật Việt Bắc. Tô Ngọc Vân được đánh giá là người có cơng đầu tiên trong việc sử dụng chất liệu sơn dầu ở Việt Nam. Ơng cịn được xem là một trong những họa sĩ lớn của hội họa Việt Nam, nằm trong "bộ tứ" nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn (Nguyễn Gia Trí, Tơ Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn).Ngay từ những năm học trong trường Mỹ

diễn tả được vẻ đẹp của duyên dáng người Việt Nam đương thời mà tiêu biểu là chân dung thiếu nữ.

Tô Ngọc Vân cũng là một trong số rất ít hoạ sĩ Việt Nam đã sớm vẽ tem ngay từ thời Pháp thuộc (Postes Indochine). Mẫu temApsara được ông thiết kế từ nguồn tư liệu của những chuyến đi vẽ, sáng tác ở khu đền Angkor Wat, Angkor Thom củaCampuchia. Hình tượng chính của con tem là nữ thần Apsara, một trong hàng ngàn tượng vũ nữ điêu khắc nổi trên những vách đền đài của nền văn hoá cổ Khmer. Tem Apsara của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân là mẫu tem thứ 23 của Bưu điện Đông Dương kể từ khi Pháp phát hành tem thư ở Việt Nam. Và cũng là tem duy nhất ơng góp vào nền nghệ thuật tem thư ở Việt Nam.

Ông mất ngày 17 tháng 6 năm 1954 ở Đa Khê, vùng gần sát chiến trường Điện Biên Phủ. Họa sĩ Tô Ngọc Vân được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật (1996)

Tên ông được đặt cho nhiều con đường tại Việt Nam và cũng được đặt cho một miệng núi lửa trên Sao Thủy

Một số tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ Tô Ngọc Vân Trước 1945

- Thiếu nữ bên hoa sen (1951)

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam (Ngành Hội họa) (Trang 47 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)