Thành tựu Mỹ thuật

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam (Ngành Hội họa) (Trang 39 - 41)

Chương 3 Mỹ thuật việt nam từ 1885 đến nay

3.1. Mỹ thuật thời kỳ Pháp thuộc (1885 – 1945)

3.1.1. Thành tựu Mỹ thuật

- 1925 trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương ra đời, đánh dấu bước chuyển mình lớn của mĩ thuật Việt Nam.

Hình 2.35

- Khóa đầu tiên (1925 - 1930) cho ra đời lớp họa sĩ: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Sáng, Diệp Minh Châu, Nguyễn Gia Trí…

- Hiệu trưởng đầu tiên là Tacdieur, Ông là người nhìn thấy vẻ đẹp độc đáo của mĩ thuật truyền thống Việt Nam. Do đó đã hướng sinh viên trên cơ sở tiếp thu cách tạo hình phương Tây kết hợp phát huy thế mạnh của đặc điểm dân tộc để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật.

- Có nhiều hướng phát triển: Nguyễn Phan Chánh nghiên cứu chất liệu lụa, Nguyễn Gia Trí, Mai Trung Thứ, Trần Quang Trân thử nghiệm chất liệu sơn mài, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn thì tìm hiểu sơn dầu.

- Như vậy, sự thành lập của trường CD MTDD đã tạo điều kiện cho Mt Vn tiếp cận với nghệ thuật tạo hình phương Tây, MT TQ, Nhật Bản. Trên cơ sở đó Mt VN bước sang một trang mới. Ở đó nghệ thuật tạo hình dân tộc được phát triển trên cơ sở những hiểu biết khoa học và sự giao thoa giữa hai nền văn hóa Đơng - Tây với truyền thống thẩm mĩ người Việt.

- Những tác phẩm đầu tiên: Bình văn, Chân dung cụ Tú Mền của Lê Văn Miến (1873- 1943) vẽ năm 1898, Phạm Ngũ Lão của Thang Trần Phềnh vẽ năm 1923 sau khi đã đi học ở Pháp về.

Hình 2.36

- Tranh Bình văn được bố cục theo lối tam giác, tạo sự vững chãi cho bố cục. Cách vẽ sơn dầu tỉ mỉ, vờn bóng và khơng để lại nét bút. Chất liệu sơn dầu. Tuy vậy tác phẩm vẫn mang những quan niệm tạo hình dân gian gần gũi với thị hiếu thẩm mĩ dân tộc lúc đó, là ưa sự tả thực, rõ ràng ở từng nhân vật. Các nhân vật được thể hiện trong một gam nâu, đen thâm trầm.

- Mặc dù mới chỉ có ít tác phẩm nhưng rõ ràng là có sự chuyển hướng rõ rệt. Hội họa đã tách khỏi kiến trúc. Nội dung, đặc điểm khơng cịn phụ thuộc vào kiến trúc như trước đây. Những tác phẩm đã có những dấu ấn cá nhân của từng tác giả thay thế cho phong cách tập thể của những hiệp thợ.NTTH không chỉ phục vụ cho giai cấp quý tộc mà nó cịn phản ánh hiện thực cuộc sống của người dân. Đây mới là thành công bước đầu của mĩ thuật, đánh dấu bước phát triển của MTVN sau này.

Mĩ thuật giai đoạn 1930 đến 1945

- Từ Năm 1930, với khóa sinh viên đầu tiên của trường CD MTDD ra đời cộng với các

tác giả đi học từ Pháp về, chúng ta đã có một đội ngũ các nghệ sĩ tạo hình ngày một đơng thêm.

- Tranh của họa sĩ VN đã bắt đầu được giới thiệu với thế giới. Hội họa VN đã dần hình thành một chân dung mới mặc dù khơng phải đã hồn thiện.

- Từ năm 1940 trở đi, phong cách sáng tác đã có phần chuyển biến mạnh mẽ hơn. Tranh không đơn thuần là ghi chép, diễn tả hiện thực hoặc là nơi biểu hiện những kiến thức về nghệ thuật tạo hình. Nghệ thuật đã giúp người nghệ sĩ gửi gắm vào tác phẩm những cảm xúc, những rung dộng thẩm mĩ trước vẻ đẹp của cuộc sống, con người và thiên nhiên. Trước đây các nghệ nhân sáng tạo nên những cơng trình đình, chùa…là những tác phẩm nghệ thuật mang tính dân gian và thể hiện bằng sự hồn nhiên, bản năng trong tạo hình. Với sự có mặt của trường CD MTDD, với cách đào tạo hệ thống cơ bản, cộng với sự tác động của nghệ thuạt tạo hình châu Âu đã đưa mT VN vào quỹ đạo của NT TG. Tạo điều kiện cho sự hình thành một nền nghệ thuật tạo hình VN với các loại hình nghệ thuật phát triển một cách độc lập như hội họa, đồ họa, điêu khắc, kiến trúc, trang trí.

- Với đội ngũ các nghệ sĩ chuyên nghiệp, với các tổ chức hội, trung tâm nghệ thuật phát triển đã tạo điều kiện cho mĩ thuật thời kì này chuyển hướng sáng tạo.

- Một trong những biểu hiện chứng tỏ sự phát triển cảu mt giai đoạn này là bên cạnh hoạt động sáng tác mt cịn có hoạt động nghiên cứu và phê bình mt. Các nghệ sĩ Tô ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung đã bày tỏ quan điểm nghệ thuật của mình trên tạp chí, báo…Một chân dung hồn thiện của nền MT VN đang dần dần rõ nét.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam (Ngành Hội họa) (Trang 39 - 41)