.24 Đặc điểm về acid uric máu tại các thời điểm

Một phần của tài liệu Nguyen The Hung - 2017 (Trang 67 - 70)

Thời điểm Số bệnh nhân Thấp nhất Cao nhất TB±SD

T0 72 400,36 755,99 502,20 ± 72,0

T1 72 218,27 628,22 457,99 ± 62,40

T2 72 209,54 660,66 415,40 ± 79,74

T3 72 225,16 713,10 360,61 ± 89,95

Nhận xét:

Sau 3 tháng điều trị, nồng độ acid uric máu của bệnh nhân đã giảm khoảng 141 µmol/l so với trước điều trị. Nồng độ acid uric máu trung bình của bệnh nhân có xu hướng giảm dần sau mỗi tháng điều trị. Sử dụng kiểm định nội bộ các đối tượng (Test of Within-Subjects Effects), cho kết quả p = 0,001. Như vậy, nồng độ acid uric máu tại 4 thời điểm khác nhau có ý nghĩa thống kê. Việc sử dụng thuốc điều trị gút có hiệu quả giảm nồng độ acid uric máu trên các đối tượng bệnh nhân ngoại trú. So sánh bắt cặp từng thời điểm cho thấy nồng độ acid uric 4 thời điểm khác nhau rõ rệt với p < 0,001. Biểu diễn nồng độ acid uric máu của bệnh nhân ngoại trú ở các thời điểm trong hình 3.1:

ình 3.1 Nồng độ acid uric tại các thời điểm 3.1.3.2. Tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu sau 3 tháng điều trị

Kết quả đánh giá tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu điều trị sau 3 tháng theo dõi liên tục được trình bày trong bảng 3.25:

Bảng 3.25 Tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu điều trị sau 3 tháng theo dõi liên tục

Đánh giá Acid uric máu mục tiêu là < 360 µmol/l

T1 T2 T3 n % n % n % Đạt 2 2,8 9 12,5 53 73,6 Không đạt 70 97,2 63 87,5 19 26,4 Tổng 72 100,0 72 100,0 72 100,0 Nhận xét:

Số bệnh nhân đạt mục tiêu điều trị sau 3 tháng theo dõi liên tục đạt tỷ lệ tương đối cao (chiếm 73,6%). Đáng chú ý, tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu điều trị tăng dần qua từng thời điểm T1, T2, T3, với tỷ lệ tăng lần lượt tương ứng là 2,8%, 12,5% và 73,6%. Biểu diễn tỷ lệ bệnh nhân đạt acid uric máu mục tiêu sau 3 tháng theo dõi liên tục trong hình 3.2:

Tỷ lệ (%) 80 73.6 70 60 50 40 30 20 12.5 10 2.8 0 T1 T2 T3

ình 3.2 Tỷ lệ bệnh nhân đạt acid uric mục tiêu sau 3 tháng theo dõi liên tục 3.2. Khảo sát nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút

3.2.1. Thời gian công tác của bác sĩ

Có tổng cộng 12 bác sĩ tại 5 khoa lâm sàng tham gia điều trị gút tại bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên tham gia khảo sát

Thời gian công tác của các bác sĩ tham gia khảo sát được trình bày cụ thể theo bảng 3.26:

Bảng 3.26 Đặc điểm về thời gian công tác

Thời gian công tác Số lượng (n = 12) Tỷ lệ (%)

< 5 năm 2 16,7

5 - 10 năm 3 25,0

>10 năm 7 58,3

Tổng 12 100,0

Nhận xét:

Đa số các bác sĩ có thời gian cơng tác >10 năm tại bệnh viện, chiếm tỷ lệ 58,3%. Số bác sĩ có thời gian cơng tác < 5 năm chiếm tỷ lệ nhỏ (16,7%).

3.2.2. Nhận thức của bác sĩ về acid uric mục tiêu

Đưa acid uric máu về mức “mục tiêu” giúp giảm nguy cơ bùng phát cơn gút cấp, đồng thời, giảm tổn thương trên khớp. Kết quả khảo sát bác sĩ về mức “acid uric” mục tiêu được trình bày trong bảng 3.27:

Một phần của tài liệu Nguyen The Hung - 2017 (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w