Các đề xuất và kiến nghị với phát triển thương mại sản phẩm than trên thị trường nộ

Một phần của tài liệu 183 GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG mại sản PHẨM THAN TRÊN THỊ TRƯỜNG nội địa của CÔNG TY TNHH một THÀNH VIÊN THAN hạ LONG (Trang 29 - 36)

thị trường nội địa của công ty TNHH một thành viên than Hạ Long 3.3.1 Giải pháp đối với doanh nghiệp.

- Mở rộng quy mô, gia tăng sản lượng

Mở rộng quy mô, gia tăng sản lượng tiêu thụ than ra thị trường bằng cách áp dụng KH – CN vào quá trình sản xuất, khai thác than sâu tại các mỏ than. Đồng thời tăng cường đầu tư cho công tác thăm dò, đánh giá và triển khai kế hoạch khai thác than ở các mỏ than mới nhằm gia tăng sản lượng tiêu thụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhiên liệu than của các ngành công nghiệp

- Nâng cao chất lượng sản phẩm than

Hiện nay, sản xuất, khai thác than ngày càng khó khăn trong khi nhu cầu của nền kinh tế ngày càng tăng. Thì biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm than là một biện pháp tối ưu. Để làm được điều đó, công ty nên chú trọng trong các công tác đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại trong khai thác, sàng tuyển, chế biến và kinh doanh than để tạo ra các loại sản phẩm than chất lượng có nhiệt lượng tỏa ra cao, giảm tỷ lệ độ tro và độ ẩm có trong thành phần của than đáp ứng được các yêu cầu của các ngành công nghiệp: điện, giấy, xi măng, hóa chất…đa dạng hóa sản phẩm

- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực

Khi doanh nghiệp tiến hành một loạt hoạt động thương mại nào đó thì vốn là yếu tố then chốt mà doanh nghiệp quan tâm đầu tiên, vốn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó, công ty TNHH một thành viên than Hạ Long cần huy động và sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả để gia tăng lợi nhuận cho công ty. Công ty có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau: Phần giá trị gia tăng khi công ty gia tăng lợi nhuận, huy động từ các cổ đông của công ty, phát hành cổ phiếu trái phiếu trên thị trường, vay vốn của ngân hàng, thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng các chương trình kinh doanh hấp dẫn mang lại nhiều lợi nhuận…Vì vậy, để kinh doanh có hiệu quả và mang lại nhiều lợi nhuận công ty nên tận dụng tối đa nguồn vốn và sử dụng một cách có hiệu quả.

Đồng thời công ty cũng phải tăng hiệu quả sử dụng lao động bằng cách: đảm bảo lợi ích cho người lao động, tức là sử dụng các biện pháp nhằm hướng

tới người lao động sao cho họ có kết quả làm việc cao nhất, đạt được năng suất lao động cao nhất, chất lượng tốt nhất thông qua các chính sách đãi ngộ cho người lao động: chính sách về tiền lương, tiền thưởng, các phúc lợi khác( nghỉ dưỡng, thăm quan du lịch, nghỉ phép, sinh hoạt, thể thao giải trí…) Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật, tư vấn, nghiên cứu và công nhân có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, và tinh thần trách nhiệm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công ty trên các lĩnh vực: sản xuất kinh doanh trong nước, chế biến than đặc biệt là công tác khí hóa và hóa lỏng than

Đầu tư cơ sở vất chất – công nghệ hiện đại vào quá trình khai thác, chế biến và tiêu thụ than

Cơ sở vật chất là yếu tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty. Đầu tư cơ sở vật chất – công nghệ hiện đại như : đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại để tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ phế thải, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tác hại của việc kinh doanh chế biến than đến môi trường, giảm tỷ lệ tai nạn lao động trong quá trình sản xuất than trong hầm lò, phát triển hệ thống kho bãi, đặc biệt là những kho chứa than. Khi phát triển được hệ thống kho bãi thì công ty sẽ chủ động kinh tế.

Đầu tư công nghệ trong khai thác, chế biến và tiêu thụ than sẽ nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu tác động đến môi trường, giảm thiểu các vụ tai nạn trong quá trình khai thác mang lại hiệu quả kinh tế cho công ty và đem lại sự an toàn cho người lao động

- Tăng cường công tác nghiên cứu và dự báo thị trường

Hoạt động này cung cấp cho công ty những thông tin cần thiết về thị trường. Đó là cơ sở để công ty đưa ra các mục tiêu và kế hoạch sản xuất, kinh doanh chủ động cho công ty.

Dự báo nhu cầu than trong tương lai sẽ giúp công ty chủ động với các hoạt động của mình hơn nhằm mang lại hiệu quả kinh tế và tránh được những rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh

Tăng cường công tác nghiên cứu và dự báo thị trường là đi nghiên cứu và dự báo các yếu tố thuộc về thị trường như : cung- cầu, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm thay thế, sự biến động của giá cả….Xem những nhân tố đó tác động như thế nào đến hoạt động của công ty.

- Tăng cường công tác quản lý kho bãi

Quản lý kho bãi là một khâu quan trọng trong quá trình tiêu thụ than. Tại các kho bãi thường xuyên xảy ra tình trạng xuất lậu than ra bên ngoài của một số

nhân viên nhằm đem lại lợi ích cá nhân. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy, tăng cường quản lý kho bãi bằng cách lập một tổ, đội chuyên kiểm tra số lượng than tại các bến bãi, lập báo cáo cho công ty để công ty nắm rõ tình hình tiêu thụ tại các bến bãi, trạm kinh doanh để từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty…

3.3.2. Một số kiến nghị

3.3.2.1. Một số kiến nghị với Hiệp Hội ngành - Giải pháp về tài chính

Đẩy mạnh việc huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước thông qua các hình thức hợp tác, liên doanh, liên kết, cổ phần hóa các doanh nghiệp…công ty cũng nên huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán( phát hành cổ phiếu, trái phiếu, trái phiếu quốc tế), vay thương mại để đầu tư phát triển các dự án ngành than

Bố trí ngân sách và các nguồn vốn ưu đãi khác cho công tác điều tra, tìm kiếm cơ bản nguồn tài nguyên than và lập quy hoạch phát triển thương mại sản phẩm than của công ty TNHH một thành viên than Hạ Long

Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các chương trình nghiên cứu có hiệu quả, các trường đào tạo nghề trong ngành để phát triển nguồn nhân lực của công ty, hỗ trợ công ty TNHH một thành viên than Hạ Long được vay vốn tín dụng nhà nước, vốn ODA, vốn bảo vệ môi trường Việt Nam và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện việc phát triển thương mại sản phẩm than trên thị trường nội địa và thực hiện đồng thời công tác xử lý môi trường.

- Giải pháp về phát triển nguồn lực

Tập trung đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật hiện có: Đào tạo bổ sung cho những khâu còn thiếu, còn yếu, xây dựng lực lượng cán bộ, công nhân của công ty mạnh cả về chất lượng và số lượng để có thể làm chủ công nghệ, thiết bị tiên tiến.

Phát triển khối các trường chuyên ngành than, phấn đấu xây dựng trường đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bố trí liên thông giữa các bậc đại học: Đại học, cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuật, xây dựng chương trình chuẩn thống nhất trong ngành than về đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành than.

Ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút lao động có chuyên môn kỹ thuật cao vào làm việc trong công ty.

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình mỏ than thông qua đa dạng hóa các hình thức đầu tư để phát huy tối đa mọi nguồn lực, nâng cao hiệu quả đầu tư. Tiếp tục hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào thăm dò, khu vực dưới -300m bể than Quảng Ninh

Khuyến khích mở rộng đầu tư phát triển các dự án thăm dò, khai thác than ở nước ngoài

- Giải pháp về sàng tuyển, chế biến và tiêu thụ than (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả các nhà máy tuyển hiện có, xây dựng thêm các nhà máy tuyển mới với công nghệ hiện đại để đáp ứng tối đa và ổn định cho nhu cầu thị trường trong nước, nâng cao giá trị sử dụng tài nguyên than và tăng cường bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ chế biến than, bao gồm: chế biến than dành cho luyện kim, khí hóa than, than hóa dầu… nhằm đa dạng hóa sản phẩm từ than

Khuyến khích đầu tư và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến chế biến và sử dụng than nhằm nâng cao giá trị sử dụng than, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường như: công nghệ sử dụng than sạch, huyền phù than nước, chế biến than dùng cho luyện kim, công nghệ khí hóa than, than hóa dầu…

Ưu tiên phát triển các dự án có công nghệ sử dụng than tiết kiệm, hiệu quả, các dự án sử dụng than cục, các chất lượng cao.

Giá than cần được xác định phù hợp với cơ chế thị trường để hội nhập với thị trường khu vực và thế giới, Nhà nước điều tiết giá than thông qua chính sách thuế và các công cụ quản lý khác.

- Giải pháp về cơ sở hạ tầng phục vụ ngành than

Thực hiện việc phân luồng vận chuyển than theo các khu vực thông qua việc gắn các mỏ, các vùng than với các hộ tiêu thụ lớn trong khu vực phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển đô thị và phát triển cơ sở hạ tầng các khu vực có hoạt động khai thác than.

Phát huy tối đa năng lực của hệ thống vận tải hiện có, tăng cường các hình thức vận tải bằng đường sắt, băng tải hoặc liên hợp ô tô – băng tải, giảm tối đa vận tải bằng ô tô để giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh. Cải tạo xây dựng các cụm cảng tập trung có quy mô, công suất lớn có thiết bị rót hiện đại để từng bước xóa bỏ dần các bến rót than có quy mô nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, mở rộng bến cảng, nạo vét luồng lạch để tăng cường khả năng rót than của các cảng chính.

- Giải pháp về khoa học công nghệ

Phát huy nội lực kết hợp với mở rộng hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến và sử dụng than, nghiên cứu tiếp thu chuyển giao công nghệ tiên tiến trên thế giới để không ngừng nâng cao công tác an toàn, giảm tổn thất than và giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Đẩy mạnh và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị tài nguyên than, quản trị môi trường, quản lý kỹ thuật an toàn và điều hành sản xuất theo hướng hiện đại. ứng dụng công nghệ điều khiển tự động hóa trong một số dây chuyền công nghệ, công tác kiểm soát an toàn và môi trường mỏ.

Tập trung nghiên cứu các giải pháp công nghệ hợp lý để khai thác có hiệu quả các vỉa, các vùng than có địa chất phức tạp, nghiên cứu giải pháp ổn định bờ mỏ, giải pháp tổng thể về quy hoạch đồ thải, vận tải, thoát nước cho các mỏ lộ thiên, giải pháp nâng cao công tác an toàn cho các mỏ hầm lò, triển khai nghiên cứu ứng dụng công nghệ than sạch, công nghệ sử dụng than cục, cám chất lượng cao và than chất lượng thấp

Tối ưu hóa các chỉ tiêu thông số kỹ thuật của hệ thống khai thác đang áp dụng, nghiên cứu ứng dụng hệ thống khai thác chia lớp đứng, công nghệ khai thác chọn lọc và khai thác vỉa móng, công nghệ đồ thải bãi thải tạm và bãi thải trong.

Đối với bất cứ công nghệ nào cũng cần phải áp dụng các giải pháp kỹ thuật và quản lý tiến bộ nhất để giảm thiểu tỷ lệ tổn thất trong khai thác, giảm tiêu hao năng lượng.

3.3.2.2. Một số kiến nghị đối với nhà nước nhằm phát triển thương mại sảnphẩm than trên thị trường nội địa. phẩm than trên thị trường nội địa.

Bàn hành mới, sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho quản lý, khai thác, chế biến, kinh doanh than và phát triển thương mại sản phẩm than theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước

Tiếp tục đầu tư và chỉ đạo triển khai các chương trình hoạt động khoa học – công nghệ trong lĩnh vực điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác, sàng tuyển, chế biến, và sử dụng than theo hướng tiếp thu, ứng dụng công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường và giảm thiểu tổn thất than

Ban hành các chính sách thông thoáng để thu hút nguồn vốn viện trợ nước ngoài để phát triển các dự án khai thác than, đồng thời tận dụng khoa học kỹ

thuật tiên tiến của nước ngoài để phát triển thương mại sản phẩm than ngày càng hiệu quả

Hình thành thị trường cạnh tranh, hội nhập với khu vực và thế giới, đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh trong ngành than. Nhà Nước cần xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về vận chuyển, khai thác, tiêu thụ than để đảm bảo công bằng, góp phần phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành than nhằm nâng cao việc phát triển thương mại sản phẩm than trên thị trường

Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc sản xuất, tiêu thụ than và tiến hành hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI...1

2.1 Phương pháp nghiên cứu ...11

2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu...11

2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu...12

2.2.2 Đánh giá khái quát ảnh hưởng của các nhân tố môi trường tới sự phát triển thương mại sản phẩm than trên thị trường nội địa...15

3.1.1 Thành công mà công ty đạt được...25

3.1.2 Hạn chế...26

3.3. Các đề xuất và kiến nghị với phát triển thương mại sản phẩm than trên thị trường nội địa của công ty TNHH một thành viên than Hạ Long...29

3.3.1 Giải pháp đối với doanh nghiệp...29 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2.2. Một số kiến nghị đối với nhà nước nhằm phát triển thương mại sản phẩm than trên thị trường nội địa...33

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Tốc độ phát triển doanh thu của công ty TNHH một thành viên than Hạ Long . . Error: Reference source not found

Bảng 2.2. Đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố tới phát triển thương mại sản phẩm than trên thị trường nội địa ... Error: Reference source not found

Bảng 2.3. Kết quả điều tra ... Error: Reference source not found

Bảng 2.4. Kết quả phỏng vấn ... Error: Reference source not found

Bảng 2.5. Kết quả kinh doanh than của công ty TNHH một thành viên than Hạ Long qua các năm 2007 – 2010 ... Error: Reference source not found

Bảng 2.6. Sản lượng tiêu thụ của công ty TNHH một thành viên than Hạ Long và ngành than giai đoạn 2007 – 2010 ... Error: Reference source not found

Bảng 2.7. Hiệu quả kinh doanh than của công ty TNHH một thành viên than Hạ Long ... Error: Reference source not found

Bảng 2.8. Hiệu quả sử dụng vốn theo doanh thu………..Error: Reference source not found

Một phần của tài liệu 183 GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG mại sản PHẨM THAN TRÊN THỊ TRƯỜNG nội địa của CÔNG TY TNHH một THÀNH VIÊN THAN hạ LONG (Trang 29 - 36)