2.3 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MHB TRÀ VINH
2.3.2.2 Những hạn chế cần khắc phục
* Là một chi nhánh thành viên của Ngân hàng MHB nên MHB Trà Vinh luôn tuân thủ theo quy định của MHB. Tuy nhiên, mơ hình quản lý tín dụng của Ngân hàng MHB bên cạnh những ưu điểm thì vẫn cịn những hạn chế nhất định:
- Về quy trình tín dụng: Trên thực tế, việc thực hiện quy trình như trên có
những hạn chế như: thiếu cơ chế trao đổi và phối hợp thông tin hữu hiệu giữa các bộ phận thuộc quy trình tín dụng khi xuất hiện những vấn đề rủi ro, đặc biệt là khi phát sinh những dấu hiệu rủi ro (Mặc dù Ngân hàng MHB đã có quy định Phịng Hỗ trợ
kinh doanh chịu trách nhiệm xử lý các khoản nợ có vấn đề, nhưng đó là khi khoản nợ
đó đã mất khả năng thu hồi vốn, đã gây tổn thất cho NH). Khi phát sinh những dấu
hiệu rủi ro thì khơng có một bộ phận độc lập nào đủ khả năng, thẩm quyền để thực hiện; Quy trình tín dụng qua nhiều phòng/ban và nhất là phải thơng qua UBTD có thể làm mất thời gian của khách hàng và trong một vài trường hợp có thể làm mất đi hiệu quả kiểm sốt rủi ro.
Phịng Quản lý rủi ro được lập ra nhằm đánh giá, thẩm định lại các quyết định,
đề xuất cho vay của CBKD đối với khách hàng. Tuy nhiên, theo quy trình cho thấy
Phịng Quản lý rủi ro rất hạn chế trong việc tiếp xúc khách hàng hoặc thiếu cơ chế tiếp xúc khách hàng độc lập, mọi thông tin về khách hàng đều được cung cấp gián tiếp qua Phòng Kinh doanh hoặc chỉ thực hiện tái thẩm định các vấn đề mà Phòng
Kinh doanh đề xuất, trong khi các nguồn thông tin khác để thu thập lại cực kỳ khó
khăn và tình trạng thông tin bất cân xứng vẫn là một tồn tại chưa thể khắc phục được
trên thị trường tài chính Việt Nam. Điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng quản trị rủi ro của đơn vị.
- Về chính sách tín dụng, chiến lược tín dụng: Ngân hàng MHB chưa xây
dựng chính sách phân bổ tín dụng theo đặc điểm, ưu thế vùng miền, đối tượng khách hàng, ngành nghề nhằm phát huy thế mạnh của từng chi nhánh NH, đa dạng hóa hoạt
động, phân tán rủi ro.
- Về vấn đề phân tích tín dụng: Đây là nội dung cơ bản và quan trọng nhất
trong việc đưa ra những quyết định cho vay, khơng cho vay… Tuy nhiên, trong thực tế thì có những hạn chế như:
+ Nội dung phân tích: Chủ yếu vẫn chỉ tập trung vào việc sàng lọc những rủi ro cụ thể của từng khách hàng. Các yếu tố đánh giá về triển vọng ngành và rủi ro
ngành, đối tượng khách hàng thì rất hạn chế. Chưa có quy định hoặc chủ trương về
những ngành, lĩnh vực hay đối tượng cần hạn chế đầu tư hay đầu tư có điều kiện. + Thơng tin trong phân tích tín dụng: Một quy trình và mơ hình phân tích tốt sẽ khơng có hiệu quả nếu thông tin thu thập thiếu chính xác, khơng kịp thời hoặc thậm chí sai lệch. Trên thực tế, những thơng tin sử dụng trong phân tích tín dụng cịn khá nghèo nàn, phần lớn là do khách hàng cung cấp. Các kênh thơng tin khác có
được sử dụng nhưng rất hạn chế, hiệu quả khơng cao.
+ Trình độ cán bộ phân tích: Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến chất
lượng của phân tích tín dụng. Thực tế thì vấn đề trình độ và đạo đức nghề nghiệp của
cán bộ là một trong những vấn đề có thể dẫn đến rủi ro trong hoạt động của NH.
- Về công nghệ ngân hàng: Là một NH non trẻ nên công nghệ tin học của
Ngân hàng MHB và độ bảo mật trong Hệ thống thơng tin vẫn cịn kém phát triển so
với các NHTM khác. Điển hình qua các vụ hacker đột nhập vào hệ thống NH hoặc
các trường hợp thực hiện chậm, sai sót của Hệ thống Intellect tại NH. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý rủi ro tín dụng của NH.
* Bên cạnh đó thì cơng tác quản trị rủi ro tại Chi nhánh MHB Trà Vinh cũng bộc lộ một số hạn chế như sau:
- Thực tế hoạt động tại Chi nhánh chưa tách biệt chức năng tiếp thị khách hàng và thẩm định, lập tờ trình tín dụng để đảm bảo tính khách quan và tránh phát sinh các tiêu cực. Công việc này hầu như do CBKD làm, trong quy định có khâu tái thẩm định do CBQLRR làm nhưng trên thực tế việc thực hiện chưa được đúng với quy trình, một số trường hợp thường làm một cách hình thức, khơng hiệu quả. Trong quy trình có quy định mọi khoản cho vay đều phải thông qua UBTD nhưng trong
thực tế và khi thực hiện thì quy định này bộc lộ nhiều hạn chế và thường được thực hiện một cách hình thức. Như vậy, quy trình tín dụng tại Chi nhánh MHB Trà Vinh về cơ bản thì vẫn chưa có sự độc lập thật sự giữa chức năng bán hàng và quản lý rủi
ro, CBKD là người hầu như thực hiện ở mọi khâu. Điều này dễ dẫn đến rủi ro trong
- Mức độ tuân thủ các quy định, điều kiện cho vay của các bộ phận kinh doanh tín dụng chưa cao, đặc biệt là trong công tác thẩm định, tái thẩm định, giải ngân, giám sát vốn vay. Nhiều khoản tín dụng do chạy theo chỉ tiêu, phong trào,… bị phê duyệt một cách vội vàng, việc cấp tín dụng mang tính cảm tính, khơng dựa vào q trình thu thập thơng tin, phân tích và xử lý thiếu thận trọng, chính xác. Một số khoản đầu tư tín dụng hoạt động ở vùng nơng thơn, trong khi số lượng nhân viên ở các phịng giao dịch ít, điều kiện làm việc hạn chế,… nên việc kiểm tra sau giải ngân và kiểm soát nguồn trả nợ của khách hàng khơng đảm bảo tính chính xác và kịp thời.
- Các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng của NH chưa hồn thiện. Mặc dù, Ngân hàng MHB đã thực hiện việc phân loại nợ và xây dựng hệ thống XHTDNB theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN của NHNN Việt Nam, thiết lập hệ thống xếp hạng rủi ro đối với các danh mục tín dụng của mình. Tuy nhiên, việc sử dụng các chỉ tiêu đo lường tín dụng chưa thực sự hiệu quả do thông tin khách hàng cung cấp khơng phải lúc nào cũng chính xác và trung thực, dẫn đến việc đo lường chất lượng khoản vay là khơng chính xác.
- Chi nhánh chưa xây dựng được một chiến lược khách hàng rõ ràng, phù hợp với đặc thù NH và nhằm hạn chế rủi ro. Nguyên nhân là do Hội sở chưa có chính sách phân bổ dư nợ cụ thể cho từng chi nhánh theo đặc điểm, ưu thế vùng miền mà chỉ căn cứ vào kế hoạch năm trước và giao chỉ tiêu kế hoạch năm sau. Công tác triển khai tiếp thị khách hàng, phát triển hoạt động kinh doanh, đầu tư cho vay mới của Chi nhánh vẫn cịn mang tính tự phát, đầu tư tín dụng theo phong trào, theo chỉ định,
chưa được thực hiện một cách có hệ thống, chưa có sự chủ động trong việc tìm kiếm
dự án/phương án kinh doanh để đầu tư hiệu quả. Do đó, đối tượng khách hàng của của Chi nhánh vẫn chưa được sàng lọc một cách bài bản và có chất lượng dẫn đến khả năng phịng ngừa và hạn chế rủi ro không đảm bảo.
- Khả năng tập hợp và chia sẻ hệ thống thơng tin tín dụng nội bộ cịn hạn chế,
chưa phục vụ tốt cho cơng tác quản lý tín dụng.
- Cơng tác phân tích, dự báo, ngăn ngừa rủi ro tín dụng của Chi nhánh là chưa kịp thời, Chi nhánh chưa có bộ phận phân tích kinh tế, dự báo thị trường; chưa xây dựng được các tiêu chí, các dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng cụ thể, phù hợp với
thực tế đơn vị (dù Ngân hàng MHB đã có Quy định về phương pháp và quy trình
quản lý nợ có vấn đề và xử lý tổn thất tín dụng, tuy nhiên việc thực hiện tại Chi
nhánh chưa nghiêm). Do vậy, việc nhận thức những biểu hiện rủi ro chỉ phụ thuộc
vào cảm nhận, kinh nghiệm của cán bộ và công tác xử lý rủi ro thường thụ động, khơng có nhiều giải pháp để giải quyết.
- Trình độ, năng lực chun mơn, đạo đức cán bộ cịn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. Mặc dù thời gian quan, Ngân hàng MHB có rất nhiều văn bản hướng
dẫn về giai đoạn kiểm tra sau khi cho vay của CBKD, nhưng trên thực tế nhiều CBKD vẫn chưa nhận thức được đầy đủ sự cần thiết của cơng việc này; bên cạnh đó, CBKD do áp lực về doanh số nên chỉ chú trọng vào công tác cho vay mà chưa quan tâm nhiều đến chất lượng tín dụng cũng như việc xử lý nợ xấu.
- Công tác xử lý nợ tồn đọng, nợ xấu hiện nay vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, trở ngại, một phần do cơ chế vận hành chưa hoàn thiện của các cơ quan nhà nước có liên quan và những bất cập trong quy định về xử lý tài sản bảo đảm. Các thủ tục pháp lý liên quan đến công tác xử lý nợ còn rườm rà, mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí. Bên cạnh đó cịn do sự phối hợp trong thực hiện giữa bộ phận xử lý nợ (Phòng Hỗ trợ kinh doanh) và bộ phận kinh doanh (Phòng Kinh doanh) chưa đạt hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận văn đã giới thiệu về Ngân hàng MHB và Chi nhánh MHB Trà Vinh, đồng thời phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của MHB chi nhánh Trà Vinh. Từ thực trạng này, tác giả đã đưa ra được bức
tranh toàn cảnh về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Chi nhánh. Thơng qua đó,
đã đánh giá những kết quả đạt được cũng như hạn chế, chỉ ra nguyên ngân gây ra
những hạn chế trên của Chi nhánh trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Đây là cơ sở cho việc đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại MHB chi
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MHB CHI NHÁNH TRÀ VINH