2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI MHB TRÀ VINH
2.2.2.1 Thực trạng hoạt động cho vay của các NHTM trên địa bàn
Hoạt động cho vay của các NHTM về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế địa phương, các NHTM trên địa bàn tỉnh luôn tập trung vốn tài trợ cho những ngành kinh tế then chốt, trọng điểm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh theo
định hướng phát triển kinh tế địa phương.
Bảng 2.3: Hoạt động cho vay của các NHTM trên địa bàn từ 2008-quý 2/2011
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Quý 2/2011
1. DSCV 8.276.145 11.935.720 14.679.237 7.799.773 2. DSTN 7.402.771 10.401.936 12.771.840 6.534.217
3. Dư nợ 4.858.518 6.593.964 8.803.010 10.088.461
(Nguồn: báo cáo tổng kết của NHNN chi nhánh tỉnh Trà Vinh)
Hoạt động tín dụng của các NHTM giai đoạn 2008 đến quý 2/2011 đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Tổng dư nợ tín dụng năm 2009 đạt 6.593.964 triệu đồng, tăng 35,71% so với năm 2008. Sang năm 2010, tổng dư nợ tín dụng là 8.803.010
triệu đồng tăng 33,50% so với năm 2009. Quý 2/2011, tổng dư nợ tín dụng của các
Hình 2.3: Hoạt động cho vay của các NHTM trên địa bàn từ 2008-quý 2/2011 8.276.145 11.935.720 14.679.237 7.799.773 7.402.771 10.401.936 12.771.840 6.534.217 4.858.518 6.593.964 8.803.010 10.088.461 - 2.000.000 4.000.000 6.000.000 8.000.000 10.000.000 12.000.000 14.000.000 16.000.000 DSCV DSTN Dư nợ
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Quý 2/2011
Các NHTM trên địa bàn được đánh giá cao trong công tác tài trợ vốn cho các
dự án kinh tế lớn, trọng điểm của tỉnh như phát triển khu kinh tế Định An, phát triển kết cấu hạ tầng theo quy hoạch, xây dựng cảng và nâng cấp mở rộng các tuyến quốc lộ 53, 54, 60, xây dựng cầu Cổ Chiên và Kênh đào Trà Vinh. Đồng thời, các NHTM
trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện tốt chủ trương hỗ trợ lãi suất, có kế hoạch
thực hiện cho vay đến các đối tượng vùng nông thôn và tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, cơ quan pháp luật để thu hồi nợ, ổn định kinh doanh; cụ thể DSCV của các NHTM năm 2009 là 11.935.720 triệu đồng, tăng 44,22% so với năm
2008. Năm 2010, thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước về kiềm chế
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, các NHTM trên địa
bàn đã điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư tín dụng theo hướng tập trung cho vay đối với
hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, DSCV năm 2010 đạt 14.679.237 triệu đồng, tăng 22,99% so với năm 2009. Sang năm 2011, hoạt động tín dụng của NHTM được đánh giá là hết sức khó khăn do chủ trương kiềm chế lạm phát của Chính phủ, chính sách thắt chặt tiền tệ được thực hiện quyết liệt; DSCV đến thời điểm quý 2/2011 của các NHTM là 7.799.773 triệu đồng.
Bên cạnh đó, cơng tác thu nợ của các NHTM cũng chuyển biến tích cực, do trong những năm qua thực hiện tập trung đầu tư vốn cho các dự án có hiệu quả cũng
như lấy địa bàn nông nghiệp, nông thơn là địa bàn chính để phục vụ và phát triển kinh doanh. Đồng thời tăng cường cơng tác quản lý tín dụng, kiểm tra năng lực tài
chính của tổ chức, cá nhân vay vốn, đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, kiên quyết khắc phục tình trạng gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn để giảm nợ quá hạn. Cụ thể, DSTN năm 2009 đạt 10.401.936 triệu đồng, tăng 40,51% so với năm 2008; năm 2010 đạt 12.771.840 triệu đồng, tăng 22,78% so với năm 2009
và đến quý 2/2011 DSTN của các NHTM trên địa bàn đạt 6.534.217 triệu đồng.
2.2.2.2 Thực trạng hoạt động cho vay của MHB Trà Vinh
Bảng 2.4: Hoạt động cho vay của MHB Trà Vinh từ 2008-quý 2/2011
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Quý 2/2011
I. Dư nợ phân theo kỳ hạn
1. Ngắn hạn 470.230 534.489 544.386 563.952
- Tỷ trọng/ tổng dư nợ 74,90% 66,26% 65,67% 70,24%
2. Trung-dài hạn 157.575 272.175 284.602 238.971
- Tỷ trọng/ tổng dư nợ 25,10% 33,74% 34,33% 29,76%
II. Dư nợ phân theo ngành kinh tế
1. Nông nghiệp, thuỷ sản 188.452 189.619 225.688 160.791
- Tỷ trọng/ tổng dư nợ 30,02% 23,51% 27,22% 20,03%
2. Công nghiệp, xây dựng 75.354 118.597 98.544 115.054
- Tỷ trọng/ tổng dư nợ 12,00% 14,70% 11,89% 14,33%
3. Thương mại, dịch vụ 322.509 446.977 438.464 452.958
- Tỷ trọng/ tổng dư nợ 51,37% 55,41% 52,89% 56,41%
4. Các ngành khác 41.490 51.471 66.292 74.120
- Tỷ trọng/ tổng dư nợ 6,61% 6,38% 8,00% 9,23%
III. Dư nợ phân theo loại hình kinh tế
1. Doanh nghiệp 113.153 195.382 234.558 230.337 - Tỷ trọng/ tổng dư nợ 18,03% 24,22% 28,30% 28,69% 2. Cá nhân 513.008 606.707 588.508 571.495 - Tỷ trọng/ tổng dư nợ 81,71% 75,21% 70,99% 71,18% 3. Hợp tác xã 1.644 4.575 5.922 1.091 - Tỷ trọng/ tổng dư nợ 0,26% 0,57% 0,71% 0,13% Tổng cộng 627.805 806.664 828.988 802.923
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng của MHB Trà Vinh và hiện nay vẫn đóng góp một phần lớn trong tổng thu nhập của NH. Nhìn chung, hoạt động tín dụng của MHB Trà Vinh trong thời gian qua tăng trưởng khá do
Chi nhánh đã chú trọng mở rộng dư nợ bám sát mục tiêu phát triển, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của tỉnh, chú trọng đầu tư vào phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn
theo định hướng phát triển của tỉnh. Bên cạnh việc mở rộng các đối tượng vay thì phương thức vay cũng ngày càng đa dạng, kết hợp với cho vay theo các chương
trình, dự án cho vay theo chính sách của Nhà nước (cho vay ưu đãi thu mua lương thực, cho vay hỗ trợ lãi suất…). Nhờ thế, dư nợ tín dụng của Chi nhánh khơng ngừng
gia tăng trong khi sự cạnh tranh của các NHTM khác trên địa bàn ngày càng gay gắt.
Hình 2.4: Dư nợ theo kỳ hạn của MHB Trà Vinh từ 2008-quý 2/2011
470.230 157.575 627.805 534.489 272.175 806.664 544.386 284.602 828.988 563.952 238.971 802.923 - 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Quý 2/2011 Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung, dài hạn Tổng dư nợ
Năm 2009, tổng dư nợ của MHB Trà Vinh đạt 806.664 triệu đồng, tăng
28,49% so với cuối năm 2008. Dư nợ tăng trưởng cao là do trong thời điểm này kinh tế Việt Nam dần thoát khỏi khủng hoảng, thực hiện chủ trương của Nhà nước, MHB Trà Vinh cùng với các TCTD trên địa bàn đã tăng cường hoạt động tín dụng hỗ trợ lãi suất, góp phần ngăn chặn đà suy gảm kinh tế, duy trì sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Năm 2010 và quý 2/2011 do tình hình lạm phát tăng cao, kéo theo lãi suất NH
duy trì ở mức cao, trong khi NHNN giới hạn tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của các TCTD; đồng thời để thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, Hội sở MHB đã giới hạn
tín dụng chính vì thế mà Chi nhánh cũng bị khống chế tín dụng. Chi nhánh đã thận trọng trong xem xét, kiểm soát chặt chẽ cho vay một số lĩnh vực phi sản xuất, không phát triển thêm khách hàng tín dụng mới; đồng thời, đẩy mạnh hoạt động NH phục vụ mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng đầu tư tín dụng vào nơng nghiệp, nơng thơn. Bên cạnh đó, thị phần hoạt động bị chia sẻ do sự xuất hiện, mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch của các NHTMCP như NHTMCP Phương Nam, NHTMCP Đệ Nhất, NHTMCP Đại Tín với những chính sách khuyến mãi hấp dẫn trong giai đoạn tìm kiếm thị trường đồng thời tung ra nhiều sản phẩm tín dụng hấp dẫn khách
hàng,… Dư nợ tín dụng của MHB Trà Vinh giai đoạn này khơng có sự tăng trưởng
nhiều so với năm trước, năm 2010 dư nợ đạt 828.990 triệu đồng, tăng 2,77% so với
năm 2009, quý 2/2011 là 802.923 triệu đồng.
Dù dư nợ tín dụng của MHB Trà Vinh có sự tăng trưởng khá trong năm 2009 nhưng xét tổng thể, thị phần của Chi nhánh vẫn còn tương đối thấp, đến thời điểm
quý 2/2011 MHB Trà Vinh chỉ chiếm 8% thị phần tín dụng trên địa bàn. So với một số NHTM nhà nước trên địa bàn tỉnh, thì thị phần của MHB Trà Vinh thấp hơn Chi nhánh Agribank rất nhiều và có thị phần tương đương với các Chi nhánh BIDV, Chi nhánh Vietinbank; tuy nhiên thị phần của MHB Trà Vinh vẫn còn thấp hơn Chi
nhánh NHTMCP Phương Nam, là một NHTMCP mới đi vào hoạt động với nhiều chính sách khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng.
Xét về cơ cấu tín dụng phân theo kỳ hạn, MHB Trà Vinh chủ yếu là cho vay ngắn hạn với tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm trên 65% tổng dư nợ. Đến thời điểm quý
2/2011, dư nợ ngắn hạn của Chi nhánh là 563.952 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 70,24%
tổng dư nợ, tăng 3,59% so với cuối năm 2010. Cơ cấu trên giúp cho Chi nhánh hoạt
động cân đối và an tồn.
- Cơ cấu tín dụng phân theo ngành kinh tế
Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Trà Vinh là chuyển dịch theo
ngành nông nghiệp, thuỷ sản, để tiến tới phát triển nơng nghiệp tồn diện theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Sự đóng góp của các NHTM trên địa bàn tỉnh là một trong những nguồn tạo nên thành cơng trên.
Hình 2.5: Dư nợ theo ngành kinh tế của MHB Trà Vinh từ 2008-quý 2/2011
Nhìn chung, cơ cấu ngành hàng cho vay của MHB Trà Vinh khá đa dạng,
nhưng tập trung nhiều vào nông nghiệp, thuỷ sản và thương mại, dịch vụ với tỷ trọng
chiếm khoảng 80% tổng dư nợ của Chi nhánh; trong đó thương mại, dịch vụ thì đa số là hoạt động kinh doanh mua bán sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hoạt
động dịch vụ trên địa bàn nông thôn. Trong lĩnh vực này, MHB Trà Vinh tập trung đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, gắn theo vùng quy hoạch cây
trồng, vật nuôi của tỉnh như: dự án 50.000 ha lúa cao sản, dự án cơ giới hoá sau thu
NĂM 2008
Thương mại, dịch vụ
51% Các ngành khác
7%
Công nghiệp, xây dựng
12%
Nông nghiệp, thuỷ sản
30% NĂM 2009 Các ngành khác 6% Thương mại, dịch vụ 55%
Công nghiệp, xây dựng
15%
Nông nghiệp, thuỷ sản
24% NĂM 2010 Thương mại, dịch vụ 53% Các ngành khác 8%
Công nghiệp, xây dựng
12%
Nông nghiệp, thuỷ sản
27% QUÝ 2/2011 Các ngành khác 9% Thương mại, dịch vụ 57%
Công nghiệp, xây dựng
14%
Nông nghiệp, thuỷ sản
hoạch, dự án nuôi trồng thuỷ hải sản nước ngọt và nước lợ, cho vay vốn ưu đãi hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua lúa gạo và thuỷ sản trong dân,… điều này là hoàn toàn phù hợp với cơ cấu kinh tế của tỉnh và chủ trương của Nhà nước.
Dư nợ đối với ngành thương mại, dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
dư nợ cho vay của MHB Trà Vinh và có xu hướng tăng dần qua các năm, từ 51,37% năm 2008 lên 56,41% quý 2/2011; đồng thời Chi nhánh cũng giảm dần tỷ trọng cho
vay trong ngành nông nghiệp, thuỷ sản từ 30,02% năm 2008 xuống 20,03% quý
2/2011. Điều này là phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh cũng như giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của NH.
- Hoạt động tín dụng phát triển nơng nghiệp, nơng thơn
Tỉnh Trà Vinh có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và là nền kinh tế kém phát triển của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong những năm qua, kinh tế tỉnh phát triển chủ yếu dựa trên thế mạnh và tiềm năng của các ngành kinh tế mũi nhọn như: nuôi trồng thuỷ sản, trồng lúa, chăn ni bị, thương mại dịch vụ trên địa bàn nơng thơn. Hoạt động tín dụng của MHB Trà Vinh cũng chủ yếu tập trung vào
các đối tượng này.
Bảng 2.5: Dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn của một số NHTM trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh từ 2008 đến quý 2/2011
Đvt: triệu đồng
Ngân hàng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Quý 2/2011
1. MHB 194.907 237.147 234.283 230.169 - Tốc độ tăng trưởng (%) - 21,67 (1,21) (1,76) 2. BIDV 95.914 67.539 94.400 143.480 - Tốc độ tăng trưởng (%) - (29,58) 39,77 51,99 3. Vietinbank 42.766 58.020 183.743 166.610 - Tốc độ tăng trưởng (%) - 35,67 216,69 (9,32) 4. Sacombank 29.000 49.980 53.093 69.878 - Tốc độ tăng trưởng (%) - 72,35 6,23 31,61
(Nguồn: báo cáo tổng kết của NHNN chi nhánh tỉnh Trà Vinh)
Trong đầu tư vốn tín dụng, Chi nhánh MHB Trà Vinh căn cứ vào các chủ trương, chính sách của ngành và địa phương về phát triển kinh tế - xã hội, bám sát
từng bước tham gia đầu tư vốn vào các thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh nhà. Cụ thể: tổng dư nợ cho vay đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn của MHB Trà Vinh năm 2009 đạt 237.147 triệu đồng, tăng 21,67% so với năm 2008. Đến quý 2/2011, dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn của MHB Trà Vinh là 230.169 triệu đồng, chiếm 28,67% tổng dư nợ.
So với các NHTM trên địa bàn, tốc độ tăng trưởng dư nợ lĩnh vực này của
MHB Trà Vinh đạt mức trung bình và giảm nhẹ, nhưng dư nợ cho vay phát triển
nông nghiệp, nông thôn của MHB Trà Vinh chiếm tỷ trọng lớn, trong giai đoạn 2008
đến quý 2/2011 luôn chiếm tỷ trọng hơn 28% tổng dư nợ; trong khi ở Chi nhánh
BIDV tỷ trọng là 24,84%, Vietinbank là 24,61%, Sacombank là 22,49%. Điều đó
cho thấy MHB Trà Vinh là một NH tham gia đầu tư vốn chủ yếu nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, phù hợp với cơ cấu kinh tế địa phương.
Đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn của MHB Trà Vinh chủ yếu là phục
vụ các ngành nghề truyền thống của địa phương đối với kinh tế hộ, kinh tế cá thể, phù hợp với định hướng phát triển của địa phương; tuy nhiên, do điều kiện thời tiết không thuận lợi, giá cả thị trường không ổn định dẫn đến thu nhập của người dân gặp
khó khăn làm ảnh hưởng đến hoạt động NH.
- Cơ cấu dư nợ phân theo loại hình kinh tế
Hình 2.6: Dư nợ theo loại hình kinh tế của MHB Trà Vinh từ 2008-quý 2/2011
113,153 513,008 1,644 195,382 606,707 4,575 234,558 588,508 5,922 230,337 571,495 1,091 - 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Quý 2/2011
Dư nợ của kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng lớn qua các năm, nguyên nhân là do
Trà Vinh là một tỉnh còn kém phát triển về kinh tế của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, thu nhập của người dân cịn thấp nên khả năng tích luỹ kém, điều kiện kinh tế - xã hội phát triển chậm; bên cạnh đó, đa số các doanh nghiệp đang hoạt động trên
địa bàn tỉnh hiện nay đều có vốn tự có thấp, quy mơ nhỏ, khả năng mở rộng phát
triển sản xuất và năng lực hoạt động còn hạn chế, sức cạnh tranh thấp,… điều này đã chi phối việc cho vay của MHB Trà Vinh.
Qua số liệu cho thấy, tỷ trọng cho vay đối tượng cá nhân có xu hướng giảm dần qua các năm, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tín dụng của MHB Trà Vinh. Cụ thể năm 2009, dư nợ cho vay cá nhân đạt 606.707 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 75,21% tổng dư nợ, về tỷ trọng giảm 6,5% so với năm 2008; năm 2010, dư nợ
cá nhân đạt 588.508 triệu đồng, giảm 3% so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 70,99% tổng dư nợ; đến quý 2/2011, dư nợ cho vay cá nhân của MHB Trà Vinh đạt 571.495 triệu đồng, giảm 2,89% so với cuối năm 2010 nhưng tỷ trọng có xu hướng tăng lên.
So với một số NHTM trên địa bàn, tỷ trọng dư nợ cá nhân của MHB Trà Vinh còn khá cao. Điều này có thể dẫn đến rủi ro cho MHB Trà Vinh, do nhóm khách