Thị trường du lịch:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp marketing địa phương nhằm phát triển du lịch phú yên đến năm 2020 (Trang 33)

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ MARKETING ĐỊA PHƯƠNG

2.2. Thực trạng và kết quả thực hiện Chiến lược phát triển du lịch tỉnh

2.2.1.2. Thị trường du lịch:

2.2.1.2.1. Khách du lịch quốc tế:

Qua bảng số liệu 1 (phụ lục 1), trong 10 năm qua, khách du lịch quốc tế đến Phú Yên đến từ các nước: Đơng Nam Á cĩ tỷ lệ bình quân 15,7%, Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ, Canada) với tỷ lệ bình quân 6,27% và Châu Úc cĩ tỷ lệ bình quân là 3,59%. Thị trường Đơng Bắc Á (chủ yếu là Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc) chiếm tỷ lệ bình quân là 5,5% từ cuối năm 2008 đến nay, thể hiện ở biểu đồ 2:

Biểu đồ 2. Các thị trường khách quốc tế từ năm 2001 đến 6 tháng đầu năm 2012

0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 Tỷ lệ (%) Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6 tháng đầu Năm 2012 Năm Các thị trường khách quốc tế Bắc Mỹ Đơng Bắc Á Đơng Nam Á Châu Úc Khác

Nhìn vào biểu đồ trên, chúng ta cĩ thể nhận thấy thị trường Đơng Bắc Á và Đơng Nam Á, Úc cĩ xu hướng tăng dần.

2.2.1.2.2. Khách nội địa:

Cũng qua bảng số liệu 1 (phụ lục 1), chúng ta biểu diễn trên biểu đồ 5 dưới đây đối với khách nội địa và cĩ thể nhận thấy: khách du lịch đến Phú Yên từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng đều đặn trong 10 năm qua, trong khi du khách đến từ Huế - Đà Nẵng, Bắc Trung Bộ liên tục giảm, điều này cĩ thể do cùng đặc trưng, cùng lợi thế du lịch như nhau, Phú Yên chưa cĩ điểm nổi trội. Biểu đồ 3 như sau:

Biểu đồ 2. Các thị trường khách nội địa từ năm 2001 đến 6 tháng đầu năm 2012 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 Tỷ lệ (%) Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6 tháng đầu Năm 2012 Năm

Các thị trường khách Nội địa Hà Nội

Bắc Bộ Huế - ĐàNẵng Bắc Trung Bộ TPHCM Nam Bộ

2.2.1.3. Phân tích doanh thu du lịch:

Theo số liệu về doanh thu du lịch của Phú Yên trong bảng số liệu 7 (phụ lục 4), ta thể hiện trên biểu đồ 4 như sau:

Biểu đồ 4. Doanh thu du lịch từ năm 2001 đến 6 tháng đầu năm 2012

8,201 10,095 13,681 14,747 20,500 31,700 47,444 90,098 141,000 250,000 450,000 278,200 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 Doanh thu (triệu đồng) Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6 tháng đầu Năm 2012 Năm

Doanh thu Du lịch qua các năm 2001 - 6 tháng đầu năm 2012

Ta thấy xu hướng tăng rất nhanh của doanh thu du lịch Phú Yên rất rõ, 6 tháng đầu năm 2012, doanh thu là 278,2 tỷ, đạt 61,8% so với năm 2011. Qua bảng số liệu, chúng ta cĩ thể nhận thấy, doanh thu du lịch của Phú Yên tăng nhanh qua mỗi năm, bình quân mỗi năm tăng 65%, đặc biệt từ năm 2008 trở lại đây, chứng tỏ du lịch Phú

25

KL/TU của Tỉnh ủy Phú Yên là doanh thu du lịch phải tăng bình quân trên 77%. Điều này buộc Phú Yên phải cĩ chiến lược marketing phù hợp.

So sánh với các tỉnh trong khu vực thì doanh thu du lịch của Phú Yên rất thấp, chỉ cĩ hơn Quảng Ngãi. Thật vậy, doanh thu chuyên ngành du lịch của các tỉnh duyên hải miền Trung năm 2010 thể hiện qua biểu đồ 5 sau:

Biểu đồ 5. Doanh thu du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung năm 2010

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 Tỷ đồng Thừa Thiên

Huế Đà Nẵng QuảngNam

Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Khánh Hịa Tổng doanh thu chuyên ngành du lịch

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thực trạng phát triển du lịch các tỉnh/thành phố)

Với lượng du khách đến cùng với mức chi tiêu khá ở một số địa phương như Quảng Nam, Khánh Hịa, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng đã làm cho doanh thu du lịch các tỉnh này cao hơn hẳn so với các tỉnh cịn lại. Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi khơng thể so sánh kịp.

Trong bảng số liệu 3 (phụ lục 2) về doanh thu du lịch, qua phân tích cụ thể các khoản chi tiêu của khách khi đến Phú Yên, thì việc chi cho ăn uống và lưu trú cũng chiếm phần lớn trong cơ cấu chi tiêu, hơn 80% trong tổng chi tiêu, cịn các khoản chi phí cho việc thăm quan, mua sắm, vui chơi giải trí… chỉ chiếm một tỷ trọng khá thấp, thể hiện qua biểu đồ 6 sau:

Biểu đồ 6. Tỷ lệ doanh thu du lịch từ năm 2002 đến 6 tháng đầu năm 2012 Tỷ lệ Doanh thu du lịch qua các năm 2001 - 6 tháng đầu năm 2012

0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Năm 2001- 6 tháng đầu năm 2012

Tỷ lệ (% ) Lưu trú Ăn uống Lữ hành Mua sắm Khác 2.2.1.4. Mục đích khách du lịch 2.2.1.4.1. Khách du lịch quốc tế

Qua bảng số liệu 1 (phụ lục 1), trong 10 năm qua, mục đích của khách du lịch khi đến Phú n với mục đích thương mại là cao nhất, bình quân qua 10 năm chiếm 36,42%. Khách du lịch thăm thân chiếm tỷ trọng khoảng 21,16%; cịn do sức hấp dẫn bởi các bãi biển đẹp, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú,… của khách du lịch khi chọn đến Phú n là 21,16%, cịn lại là mục đích khác bình qn chiếm 10,51%. Tuy nhiên, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy, tỷ lệ khách du lịch đến Phú Yên vì mục đích thăm thân giảm dần, đối với mục đích du lịch thần túy để kết hợp giữa tham quan giải trí, nghỉ dưỡng và trải nghiệm: trải nghiệm văn hĩa địa phương, trải nghiệm tự nhiên... càng ngày càng tăng (thể hiện ở cột màu xanh lá). Đây là tín hiệu rất đáng mừng. Biểu đồ 7 dưới đây biểu hiện mục đích du lịch của khách quốc tế từ năm 2001 đến 6 tháng đầu năm 2012:

27

Biểu đồ 7. Các mục đích du lịch chính của thị trường khách quốc tế từ 2001-6 tháng 2012

0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 Tỷ lệ (%) Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6 tháng đầu Năm 2012 Năm Các mục đích Du lịch chính của thị trường khách Quốc tế

Thuần DLịch Thương mại Thăm thân Khác

Khách quốc tế tiếp cận đến Phú Yên theo hai hướng, hoặc là theo các tour du lịch xuyên Việt bằng phương tiện đường bộ hoặc đường sắt từ thủ đơ Hà Nội đi các tỉnh phía Nam hoặc từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Bắc; hoặc là trực tiếp đến Phú Yên từ Hà Nội, TP. HCM bằng đường hàng khơng qua sân bay Tuy Hịa. Khách du lịch theo các chương trình du lịch trọn gĩi xuyên Việt đến Phú Yên chiếm tỷ lệ lớn nhất. Theo thống kê của Sở Văn hĩa, Thể thao và Du lịch Phú Yên từ 2001 trở lại đây tỷ lệ này luơn chiếm trên 70%.

2.2.1.4.2. Khách du lịch nội địa:

Khách du lịch nội địa đến Phú Yên theo các mục đích cơng vụ, thương mại (kết hợp du lịch) trung bình chiếm tỷ lệ 39,77%; du lịch thuần túy “tham quan, nghỉ dưỡng, lễ hội…” chiếm 23,63%; thăm thân chiếm 19,81%; khác là 16,79%. Thể hiện tỷ lệ này qua biểu đồ 8 dưới đây:

Biểu đồ 8. Các mục đích chính của thị trường khách nội địa từ 2001-6 tháng 2012 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 45.00 Tỷ lệ (%) Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6 tháng đầu Năm 2012 Năm

Các mục đích Du lịch chính của thị trường khách Nội địa

Thuần DLịch Thương mại Thăm thân Khác

Qua biểu đồ 8 này, đáng mừng là tỷ lệ khách nội địa du lịch thuần túy đến Phú Yên chiều hướng ngày càng tăng, thăm thân giảm dần, cịn tỷ lệ khách đến Phú Yên theo mục đích cơng vụ, thương mại phụ thuộc sự phát triển kinh tế, giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Theo Sở Văn hĩa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên, thời gian du lịch của khách nội địa chủ yếu vào các ngày đặc biệt như cuối năm, mùa xuân, nghỉ cuối tuần và các ngày lễ lớn.

Khách du lịch nội địa đến Phú Yên cũng theo các tour du lịch bằng phương tiện đường bộ hoặc đường sắt; hoặc trực tiếp đến Phú Yên từ Hà Nội, TP. HCM bằng đường hàng khơng qua sân bay Tuy Hịa.

Qua phân tích thực trạng về khách du lịch, cĩ thể thấy lượng khách du lịch kể cả khách quốc tế và khách nội địa tăng đáng kể qua mỗi năm, đồng thời mục đích của khách đến Phú Yên thuần du lịch tăng lên, doanh thu du lịch tăng cho thấy du lịch Phú Yên đang tăng trưởng. Phú Yên là điểm đến mới của khách du lịch, mặc dù liền kề với Khánh Hịa, là một tỉnh du lịch truyền thống trong khu vực. Đây là một cơ hội tốt cần được quảng bá, marketing tốt để thu hút du khách.

2.2.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch

2.2.2.1. Cơ sở hạ tầng

2.2.2.1.1. Hệ thống giao thơng

Mạng lưới giao thơng Phú Yên hiện nay đã phát triển đầy đủ các loại hình, cả về đường bộ, đường sắt, đường khơng và đường thủy.

29

Về mạng lưới đường bộ, cĩ Quốc lộ 1A chạy qua địa phận Phú Yên theo trục Bắc-Nam dài 123,6km, qua thị xã Sơng Cầu, huyện Tuy An, thành phố Tuy Hịa và huyện Đơng Hịa; Quốc lộ 1D chạy dọc biển nối thị xã Sơng Cầu và thành phố Quy Nhơn dài 14km; Quốc lộ 25 (nối với Gia Lai) và Quốc lộ 29 (nối với Đắc Lắc) chạy theo trục Đơng-Tây nối Phú Yên với các tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên, Quốc lộ 1A đoạn qua Phú Yên, đặc biệt là đoạn ngang qua huyện Tuy An là kém nhất, thường xuyên hư hỏng, phải sửa chữa, do địa hình bùn lầy, sụt lún. Đoạn Quốc lộ 25, 29 do hai tỉnh giáp ranh (Gia Lai và Đắc Lắc) đầu tư thì phần phía Phú n đầu tư rất tốt, phía đầu tư của tỉnh bạn cịn mới trải cấp phối, chưa trải thảm nhựa, mùa mưa dễ hư hỏng, rất khĩ đầu tư sản phẩm du lịch đối với khách Tây Nguyên xuống Phú Yên. Điều này bất lợi khi tổ chức tour bằng đường bộ, kể cả việc di chuyển thăm các di tích lịch sử, danh thắng của Phú Yên. Các cơng ty lữ hành tại Phú Yên khi thiết kế tour cho khách từ Tây Nguyên đi bằng phương tiện đường bộ đến Phú Yên thường xuyên phàn nàn, kiến nghị.

Tuyến đường sắt xuyên Việt Bắc - Nam dừng lại ở Phú Yên tại ga chính thành phố Tuy Hịa (km 1.197), ngồi ra cịn cĩ thêm một ga chính là Đơng Tác và 7 ga phụ: Xuân Lãnh, La Hai, Chí Thạnh, Hịa Đa, Phú Hiệp, Thạch Tuân, Hảo Sơn. Tuy nhiên, số lượng ghế phần bổ cho Phú Yên đối với các tàu SE (tàu nhanh) cịn thấp, chủ yếu là ghế ngồi, thời gian dừng rất ngắn, chỉ từ 2-3 phút, khơng thuận tiện cho việc thiết kế sản phẩm du lịch bằng đường sắt từ Hà Nội (thời gian di chuyển dài từ 23-30 giờ) và thành phố Hồ Chí Minh (12-15 giờ).

Sân bay Tuy Hịa cách trung tâm thành phố Tuy Hịa khoảng 7km về phía Đơng Nam, cĩ diện tích 1.700ha, hiện nay đang khai thác tuyến bay nội địa Tuy Hịa-Thành phố Hồ Chí Minh, Tuy Hịa-Hà Nội và ngược lại. Tuy nhiên, việc bố trí loại máy bay cĩ 68 chỗ ngồi, thời gian di chuyển chậm (từ 2,5 giờ - 3 giờ đối với tuyến Hà Nội-Tuy Hịa) là một hạn chế rất lớn, các cơng ty lữ hành khĩ cĩ thể mua vé cho du khách theo đồn với số lượng lớn. Theo phản ánh của rất nhiều đơn vị làm cơng tác lữ hành tại Phú Yên, do số lượng chuyến bay chưa nhiều, máy bay lại nhỏ nên để mua vé máy bay cho cả đồn đi rất khĩ, nhiều khi khách đặt tour rồi nhưng khơng mua được vé, phải hủy tour, ảnh hưởng rất lớn đến du lịch (vì Phú Yên cách xa các thành phố lớn, nếu đi bằng đường bộ mất nhiều thời gian). Hiện nay, sân bay này đang được đầu tư xây dựng khu hàng khơng dân dụng cảng hàng khơng Tuy Hịa (tỉnh Phú Yên) với tổng

mức đầu tư 353 tỉ đồng, gồm hai dự án thành phần là xây dựng đường lăn, sân đỗ máy bay đảm bảo khai thác ba vị trí đỗ máy bay A320, A321 hoặc bốn vị trí đỗ máy bay ATR72 và xây dựng ga hàng khơng mới được thiết kế theo tiêu chuẩn 4C của Tổ chức hàng khơng dân dụng thế giới (ICAO), cơng suất 550.000 hành khách/năm. Theo kế hoạch, cơng trình sẽ hồn thành trong quý IV năm 2013.

Cảng Vũng Rơ hiện nay cĩ khả năng tiếp nhận tàu cĩ trọng tải trên 5.000 tấn, hiện nay đang xây dựng thêm bến cảng thương mại… Hiện nay, đường thủy chưa khai thác được cho du lịch, chỉ mới là cảng hàng hĩa, ngoại trừ việc tiếp đĩn đồn hành trình của Bộ Tư lệnh Hải Quân phối hợp Trung ương Đồn thực hiện cuộc “Hành trình theo dấu tích đường Hồ Chí Minh trên biển - Học kỳ trên biển” năm 2011 nhân kỷ niệm 50 năm Đường mịn Hồ Chí Minh trên biển, cập bến là hơn 150 bạn trẻ đến từ khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Hệ thống phương tiện giao thơng khá phong phú, cĩ bến xe liên tỉnh, nội tỉnh, lực lượng xe khách, xe du lịch, xe chất lượng cao, taxi, xe buýt,… thuận lợi cho việc di chuyển, tham quan của du khách theo nhu cầu. Tuy nhiên, lo ngại về an tồn giao thơng khiến du khách ít tham gia các phương tiện cơng cộng như xe buýt.

2.2.2.1.2. Hệ thống thốt nước và xử lý chất thải rắn

Hệ thống thốt nước sinh hoạt và hệ thống xử lý nước thải chưa được đầu tư xây dựng nên cĩ thể gây ra tình trạng ơ nhiễm tại nguồn tiếp nhận. Hiện chỉ cĩ hệ thống thốt nước mưa chủ yếu giải quyết nhu cầu cục bộ ở từng cụm dân cư. Tại trung tâm tỉnh lỵ - thành phố Tuy Hịa cũng chỉ đạt 30% nhu cầu thốt nước của thành phố. Ngồi khu Cơng nghiệp Hịa Hiệp 1, hầu hết các cơ sở cơng nghiệp và tiểu thụ cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa cĩ hệ thống nước thải tập trung.

Rác thải đơ thị chưa được thu gom triệt để, chỉ đạt 70%, trong đĩ rác thải các thị trấn ở các huyện với tỷ lệ thu gom cịn rất thấp chưa đến 40%. Khả năng thu gom rác thải tại bãi rác của tỉnh đạt 128 tấn/ngày tại thành phố Tuy Hịa và tại các khu vực khác là 35 tấn/ngày. Cơng tác thu gom rác cịn mang tính thủ cơng. Hiện nay, các đơ thị đang gặp khĩ khăn trong việc quy hoạch và xây dựng bãi rác hợp vệ sinh.

Việc thu gom rác tại các điểm du lịch, danh thắng cũng đang gặp khĩ khăn. Các điểm này hiện nay chưa được đầu tư xây dựng, tình trạng người dân, du khách (chủ yếu là khách nội địa) xả rác bừa bãi (rác du lịch: bịch ni-lon, chai nước,…), khơng

31

người thu dọn, làm ảnh hưởng mỹ quan. Cần phải quan tâm đầu tư cơ bản trước một bước, cĩ quy định, chế tài xử lý.

Thốt nước và xử lý chất thải là một thách thức lớn với địa phương trong cơng tác bảo vệ mơi trường, nâng cao chất lượng đời sống người dân và hoạt động du lịch. 2.2.2.1.3. Hệ thống thơng tin liên lạc và ngân hàng

Hệ thống thơng tin liên lạc: Phú Yên cĩ mạng lưới viễn thơng khá tốt. Bưu điện trung tâm Tỉnh, huyện, xã được trang bị: vi-ba, cáp quang… đảm bảo liên lạc thơng suốt. Hệ thống Internet qua đường truyền ADSL cũng là một kênh liên lạc quan trọng hiện nay đối với sự phát triển của tồn tỉnh. Tổng số bưu cục, đại lý, ki-ốt trên tồn tỉnh là 133 đơn vị; cĩ 755 trạm BTS.

Nhiều ngân hàng đã mở chi nhánh tại Phú Yên, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần như Đơng Á, Sacombank, ACB (Á Châu), Kiên Long, Hàng hải... ngồi những ngân hàng truyền thống là Ngân hàng Cơng thương, Đầu tư và phát triển, Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, Ngoại thương... thuận tiện cho du khách rút tiền mặt qua các trụ thẻ ATM. Đồng thời hiện nay, tại Phú Yên đã bắt đầu phát triển các máy POS, các điểm chấp nhận thẻ tín dụng; giúp khách du lịch quốc tế thuận tiện hơn trong thanh tốn.

2.2.2.2. Cơ sở lưu trú (CSLT):

Giai đoạn 2001-2010, hệ thống cơ sở lưu trú phát triển với tốc độ khá nhanh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp marketing địa phương nhằm phát triển du lịch phú yên đến năm 2020 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)