Hoàn thiện quy trình thanh tốn phương thức TDCT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh 11 thành phố hồ chí minh vietinbank (Trang 81 - 82)

3.2. Các giải pháp hoàn thiện phương thức TDCT tại Chi nhánh

3.2.2.2. Hoàn thiện quy trình thanh tốn phương thức TDCT

Như đã tìm hiểu ở chương 2, cho ta thấy hiện nay quy trình thanh tốn TDCT trong tồn hệ thống Vietinbank nói chung tương đối chuẩn, có tính chặt chẽ và rõ ràng. Tuy

nhiên, để có thể kiểm soát rủi ro tốt hơn và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tốn thì ngân hàng cần phải tích cực hơn trong những vấn đề sau:

− Khắc phục tồn tại của mơ hình quản lý tập trung:

Việc xử lý hồ sơ TDCT theo cơ chế quản lý tập trung, tất cả các yêu cầu phát hành TDCT đều phải tập trung về SGD để phát hành dẫn đến tình trạng phát hành TDCT

chậm, mà nguyên nhân làm cho việc phát hành TDCT chậm phần nhiều là do sai sót khi chuẩn bị hồ sơ xin mở TDCT. Để khắc phục, Vietinbank có thể giới thiệu cho

khách hàng mẫu chuẩn để họ căn cứ vào đó lập theo, tránh được sự thiếu sót gây mất thời gian và chi phí đi lại khơng cần thiết, đảm bảo việc phát hành TDCT nhanh chóng, chính xác và kịp thời.

− Xác định mức ký quỹ một cách hợp lý:

Mức ký quỹ được xem là yếu tố cạnh tranh giữa các NHTM cung cấp dịch vụ

TTQT và cũng là yếu tố đảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng. Nếu định mức ký quỹ thấp rất có thể mang tới rủi ro khơng thể thanh toán của khách hàng hoặc rủi ro về tỷ giá. Nhưng nếu định mức ký quỹ cao sẽ làm đọng vốn, gây khó khăn cho nhà

nhập khẩu và họ có thể sẵn sàng từ bỏ ngân hàng chuyển sang giao dịch với ngân hàng khác có mức ký quỹ cạnh tranh hơn. Vì vậy, bộ phận tín dụng cần cân nhắc kỹ trước khi đề nghị mức ký quỹ cho khách hàng sao cho vừa đảm bảo an toàn, vừa duy trì và mở rộng quan hệ khách hàng. Các yếu tố cần lưu ý khi xác định mức ký quỹ:

+ Uy tín và khả năng thanh tốn của nhà nhập khẩu: tiêu chí này có thể xác

định ở khâu thẩm định tín dụng khách hàng.

+ Hiệu quả kinh tế của lô hàng nhập khẩu: cần xem xét các yếu tố liên quan như : hàng có thuộc danh mục hàng cấm nhập hay khơng; chất lượng có tốt và ổn định hay khơng; nhu cầu tiêu thụ hàng hóa như thế nào; đơn giá nhập khẩu có hợp lý chưa,

giá trị chuyển nhượng lô hàng thu lại phải đảm bảo cho ngân hàng có thể thanh tốn lại cho bên ngân hàng nhà xuất khẩu

− Nên xây dựng một cẩm nang về các rủi ro, tranh chấp trong phương thức TDCT thông qua việc thống kê các rủi ro phát sinh trong hoạt động thanh toán TDCT

hàng tháng, hàng quý, hàng năm với những chỉ tiêu cụ thể như: rủi ro phát sinh trong phát hành TDCT, phát sinh trong kiểm tra chứng từ, rủi ro thanh toán…Với phương pháp thống kê như vậy, các chi nhánh có thể từ đó tìm ra ngun nhân, đưa ra những

giải pháp kịp thời khắc phục ở từng khâu, từng bộ phận.

− Ngoài ra, Vietinbank cũng có thể thường xuyên cập nhật, tổng hợp, hệ thống hóa những lỗi trên bộ chứng từ, các thủ đoạn lừa đảo của đối tác nước ngoài và những rủi ro gặp phải trong thanh toán XNK của các ngân hàng khác, giúp các cán bộ thanh tốn có thể rút kinh nghiệm và có biện pháp tránh được những rủi ro trong thanh toán

hàng nhập khẩu theo phương thức TDCT.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh 11 thành phố hồ chí minh vietinbank (Trang 81 - 82)