Phát triển toàn diện nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh 11 thành phố hồ chí minh vietinbank (Trang 82 - 84)

3.2. Các giải pháp hoàn thiện phương thức TDCT tại Chi nhánh

3.2.2.3. Phát triển toàn diện nguồn nhân lực

Một trong những nhân tố để phát triển hoạt động TTQT của một NHTM là ngân

hàng phải có nội lực, phải có khả năng để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. Chất lượng thanh tốn quốc tế phụ thuộc phần nhiều vào trình độ, khả năng xử lý công việc của nhân viên TTQT. Để hoạt động TTQT của một NHTM ngày càng phát triển thì

phải khơng ngừng chú trọng nâng cao trình độ của nhân viên nói chung và nhân viên TTQT nói riêng. Đối với nghiệp vụ thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức

TDCT, mỗi nhân viên TTQT đều đóng vai trị quan trọng vì họ vừa phải làm nhiêm vụ thanh tốn tiền hàng cho khách hàng mở TDCT, vừa có thể tư vấn cho khách hàng để khách hàng có thể ngăn chặn được những tranh chấp có thể xảy ra và tránh được những rủi ro trong thanh toán.

Để quy trình thanh tốn TDCT được chính xác nhanh chóng, các thanh tốn viên

phải có khả năng xử lý nghiệp vụ một cách thuần thục, chính xác và phù hợp với thông lệ quốc tế. Để làm được điều này, ngồi kiến thức chun mơn về TTQT, các thanh

tốn viên cần có các kiến thức chuyên sâu về ngoại thương, về thị trường hàng hoá và thị trường tài chính trên thế giới. Vì thế, ngân hàng cần tiêu chuẩn hoá đội ngũ thanh toán viên bằng các biện pháp như:

− Tổ chức các lớp tập huấn theo chuyên đề về nghiệp vụ TTQT, TMQT.

− Tăng cường bổ sung các lãnh đạo trẻ có năng lực.

− Tạo điều kiện cho các cán bộ tham gia các lớp nâng cao trình độ chuyên

môn, các lớp cao học, mời chuyên gia giỏi trong nước và nước ngoài về đào tạo nghiệp vụ.

− Trang bị các kiến thức về pháp luật, luật kinh tế, luật áp dụng trong ngoại thương…Ngoài các tài liệu được xem là cơ bản về ngoại thương và TTQT như

INCOTERM, UCP, ISBP,… thì cịn nhiều tài liệu khác mà các thanh toán viên cần phải tự trang bị cho mình để có thể xử lý các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn như ấn

phẩm “Querier and Responses” của ICC.

− Dùng các thang điểm đánh giá trình độ, khả năng nghiệp vụ của mỗi cán bộ thanh tốn viên, lấy đó làm chỉ tiêu thi đua, đánh giá mức độ hồn thành cơng việc.

− Đặc biệt nhắc nhở nhân viên về văn hóa ứng xử với khách hàng..

− Chú trọng hơn tới chế độ đãi ngộ nhân viên, đây là chiến lược rất quan trọng

để thu hút các nhân viên mới cũng như giữ chân các nhân viên hiện tại, đặc biệt là các

thanh tốn viên giỏi có kinh nghiệm.

− Phải đề ra một chính sách tuyển dụng đáp ứng được yêu cầu của công việc.

− Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, đây là tiêu chuẩn cơ bản đánh

giá năng lực của nhà quản trị trong TTQT. Chun mơn nghiệp vụ TTQT có độ khó, phức tạp cao bởi tính đa dạng, phong phú của yếu tố quốc tế tác động.

− Đào tạo, bồi dưỡng về trình độ ngoại ngữ. Ngơn ngữ là cầu nối cơ bản; quan

trọng nhất trong giao tiếp, cũng là nguyên nhân gây ra sự bất đồng, những rủi ro đáng tiếc trong kinh doanh. Nâng cao trình độ ngoại ngữ là điều kiện bắt buộc cho các nhà

− Đào tạo, bồi dưỡng về trình độ tin học. Tin học là trợ thủ đắc lực, là phương

tiện để nhà quản trị tiếp cận với thị trường quốc tế. Bản thân tin học giúp các doanh

nghiệp xử lý nhanh chóng những thơng tin phức tạp trước khi có quyết định chính thức về phương án kinh doanh.

− Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về luật pháp, tập quán thương mại trong nước

và quốc tế một cách thấu đáo và có tiếp cận thực tế để tránh những vi phạm pháp luật ngoài mong muốn, cần có sự am hiểu nhất định về những cơng ước, điều ước quốc tế, luật pháp trong và ngoài nước.

− Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán, sở

thích… của các nước là đối tác trong quan hệ ngoại thương. Vi phạm những điều cấm

kỵ của các quốc gia là nguyên nhân rủi ro không thể cứu vãn trong quan hệ buôn bán quốc tế. Sự hiểu biết văn hoá, xã hội các quốc gia đối tác là một cơ sở vững chắc cho sự tồn tại và phát triển kinh doanh ngoại thương.

− Giáo dục về phẩm chất, đạo đức, bồi dưỡng về nghệ thuật kinh doanh. Phẩm chất là sự nhiệt tình, làm việc quên mình. Đạo dức là tôn trọng pháp luật trong mọi

hồn cảnh, vì lợi ích chung không tư lợi. Nghệ thuật kinh doanh là sự khéo léo vận dụng kiến thức và thuật kinh doanh vào từng trường hợp cụ thể đạt hiệu quả tốt.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh 11 thành phố hồ chí minh vietinbank (Trang 82 - 84)