Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối tương quan giữa quản trị công ty qua tỷ lệ sở hữu với hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 29 - 33)

Nguồn : Cẩm nang quản trị công ty

2.1. Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán:

chứng khốn:

Ngày 13/03/2007 Bộ tài chính đã ban hành Quyết định 12/2007/QĐ-BTC về quy chế quản trị công ty, áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán hoặc Trung tâm Giao dịch Chứng khốn. Bộ Quy chế Quản trị cơng ty của Việt Nam cũng được xây dựng dựa trên các nguyên tắc của OECD và vận dụng những thông lệ quốc tế tốt nhất về Quản trị công ty phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Chẳng hạn, Quy chế Quản trị công ty nêu rõ (i) Quy chế này được xây dựng nhằm “…đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường chứng khốn và góp phần lành mạnh hoá nền kinh tế”, (ii) “Quy chế (này) quy định những nguyên tắc cơ bản về Quản trị công ty để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông, thiết lập những chuẩn mực về hành vi, đạo đức nghề nghiệp của các thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát và cán bộ quản lý của các công ty niêm yết”, và (iii) “Quy chế này cũng là cơ sở để đánh giá việc thực hiện Quản trị công ty của các công ty niêm yết”.

Các nguyên tắc quản trị công ty được quy định trong quy chế bao gồm những quy định về Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, ngăn ngừa xung đột lợi ích và giao dịch với các bên có quyền lợi liên quan… nhằm đảm bảo một cơ cấu quản trị hiệu quả; đảm bảo quyền lợi của cổ đông; đối xử công bằng giữa các cổ đông; đảm bảo vai trị của những người có quyền lợi liên quan đến công ty; minh bạch trong hoạt động của công ty.

Ngày 1/4/2011, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã công bố dự thảo Thông tư “Hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng” bổ sung nhiều quy định để bảo vệ quyền cổ đơng, trong đó đáng chú ý là những quy định đối với công ty đại chúng quy mô lớn. Một số điểm mới trong dự thảo Thông tư:

- Kiểm tốn viên hoặc đại diện cơng ty kiểm toán phải được mời dự họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên để phát biểu ý kiến tại ĐHĐCĐ về các vấn đề liên quan đến Báo cáo tài chính trong trường hợp Báo cáo kiểm tốn có ý kiến ngoại trừ.

- Thông tin liên quan đến các ứng viên HĐQT (trong trường hợp đã xác định được trước các ứng viên) được công bố trước ngày triệu tập họp Đại hội đồng cổ đơng ít nhất 15 ngày để cổ đơng có thể tìm hiểu về các ứng viên này trước khi bỏ phiếu.

- Số lượng thành viên HĐQT của công ty đại chúng quy mô lớn tối thiểu là 7 thành viên và tối đa 11 thành viên. Cơ cấu thành viên HĐQT của cơng ty đại chúng quy mơ lớn phải có tối thiểu 1/3 là thành viên độc lập. Thành viên HĐQT độc lập là thành viên không điều hành và (1) khơng phải là người có liên quan tới các thành viên đó; (2) khơng phải là thành viên HĐQT của các công ty con, công ty liên kết, công ty nắm quyền kiểm sốt; (3) khơng phải là cổ đơng lớn hoặc đại diện cổ đơng lớn hoặc người có liên quan của cổ đông lớn; (4) không làm việc tại các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật, kiểm toán trong hai năm gần nhất; (5) khơng phải là đối tác có giao dịch giá trị từ 30% trở lên trong tổng doanh thu, chi phí trong hai năm gần nhất.

- Thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng giám đốc) điều hành và cán bộ quản lý có nghĩa vụ thơng báo cho HĐQT những hợp đồng giữa cơng ty với chính thành viên đó hoặc với những người có liên quan tới thành viên đó. Cơng ty niêm yết phải thực hiện công bố thông tin về Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông hoặc Nghị quyết HĐQT thông qua các giao dịch nêu trên trong thời hạn 24 giờ trên trang thông tin điện tử của công ty và báo cáo UB CKNN, SGDCK.

- Các quyết định của ĐHĐCĐ liên quan đến việc sửa đổi và bổ sung Điều lệ, loại cổ phiếu và số lượng cổ phiếu được chào bán, sáp nhập, tái tổ chức và giải thể công ty, giao dịch bán tài sản công ty hoặc chi nhánh hoặc giao dịch mua do công ty hoặc chi nhánh thực hiện có giá trị từ 50% trở lên tổng giá trị tài sản của công ty và các chi nhánh của cơng ty tính theo sổ sách kế toán đã được kiểm toán gần nhất sẽ chỉ được thơng qua khi có từ 75% trở lên tổng số phiếu bầu của các cổ đơng có quyền biểu quyết có mặt trực tiếp hoặc thơng qua đại diện được ủy quyền có mặt tại ĐHCĐ (trong trường hợp tổ chức

họp trực tiếp) hoặc ít nhất 75% tổng số phiếu bầu của các cổ đơng có quyền biểu quyết chấp thuận (đối với trường hợp lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản).

Những động thái trên cho thấy các cơ quan giám sát Nhà nước ở Việt Nam ngày càng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của quản trị công ty tốt đối với sự ổn định của thị trường tài chính, đầu tư và phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, Quy chế Quản trị cơng ty của Việt Nam vẫn cịn tương đối đơn giản so với các bộ quy chế Quản trị công ty của các quốc gia khác. Quy chế Quản trị cơng ty có nhiều khả năng sẽ được bổ sung dần dần trong tương lai khi các công ty Việt Nam ngày càng coi trọng vấn đề Quản trị công ty hơn.

2.2. Thực trạng quản trị công ty ở các công ty niêm yết tại Việt Nam:

2.2.1. Những đặc trưng của Quản trị công ty các công ty niêm yết tại Việt Nam:

Mỗi một quốc gia đều có những đặc điểm lịch sử, văn hóa và khn khổ pháp lý riêng. Những đặc điểm lịch sử, văn hóa và pháp lý đều có ảnh hưởng tới khuôn khổ Quản trị công ty. Sau đây là những nét đặc trưng của các công ty niêm yết tại Việt Nam.

Vai trò của doanh nghiệp Nhà nước: Từ đầu những năm 1990, và đặc biệt là

trong 10 năm vừa qua, nhiều doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa và được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, tại nhiều doanh nghiệp Nhà nước đã được cổ phần hóa, Nhà nước vẫn nắm giữ vai trị chi phối và thực hiện việc kiểm sốt của mình thơng qua Đại hội đồng cổ đơng và các thành viên Hội đồng quản trị đại diện cho nguồn vốn của Nhà nước trong Hội đồng quản trị của công ty.

Sở hữu tập trung: Cấu trúc sở hữu của 100 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn

nhất trên 2 sàn chứng khoán Hà Nội và TP.HCM năm 2010 cho thấy, tỉ lệ nắm giữ cổ phần bình qn của 10 cổ đơng lớn nhất trong các công ty là 70% và của 5 cổ đông lớn nhất là 61%. Nếu xét đến tất cả các công ty trên sàn, tức bao gồm cả những cơng ty có quy mơ nhỏ hơn, mức độ tập trung sở hữu này sẽ lớn hơn nhiều, vì đa phần các công ty niêm yết quy mô nhỏ đều đi lên từ cơng ty gia đình hoặc một nhóm nhỏ các cổ đông nắm quyền sở hữu. Cho dù nhiều công ty kiểu này đã lớn mạnh một cách đáng kể, các cổ đơng

kiểm sốt vẫn khơng có gì thay đổi. Điều này cho thấy cấu trúc sở hữu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là rất tập trung.

Cơ cấu sở hữu tập trung thường dẫn đến việc thiếu các tài liệu phù hợp (chẳng hạn điều lệ công ty, hoặc các quy chế tài chính) và thiếu các hoạt động giám sát cũng như một hệ thống kế toán phù hợp. Điều này khiến cho người ngồi khó có cơ hội trở thành cổ đông của công ty, và khiến cho các cổ đông nhỏ lẻ dễ bị lạm dụng. Sự khống chế của các thành viên bên trong và cơ cấu bảo vệ cổ đơng bên ngồi yếu kém đã dẫn đến sự kém phát triển của các thị trường vốn tại Việt Nam. Tuy nhiên, một xu hướng có thể nhận thấy trong thời gian gần đây là việc rất nhiều công ty đang chào bán cổ phiếu ra cơng chúng và từ đó sẽ dẫn đến một cơ cấu sở hữu phân tán hơn. Dẫu vậy, liệu các cổ đông nắm giữ đa số vốn này có thật sự sẵn lịng giảm bớt hoặc thậm chí rời bỏ các khoản đầu tư của mình hay khơng vẫn là một câu hỏi cịn bỏ ngỏ.

Ít có sự phân chia giữa quyền sở hữu và quyền kiểm sốt: Phần lớn các cổ đơng

kiểm sốt cũng đóng vai trị là Tổng giám đốc của cơng ty và là thành viên trong Hội đồng quản trị. Một số công ty chỉ thực hiện việc phân tách giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát trên giấy tờ. Việc Tổng giám đốc điều hành đồng thời cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị không phải là chuyện hiếm gặp tại các công ty cổ phần ở Việt Nam. Việc không phân tách giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát sẽ dẫn đến sự thiếu trách nhiệm và những yếu kém trong cơ cấu kiểm soát (các cổ đơng kiểm sốt/nắm giữ đa số vốn lại giám sát chính bản thân mình khi họ đảm nhận các chức vụ là các thành viên Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc của công ty), sự lạm dụng các giao dịch với các bên liên quan, và sự yếu kém trong việc cung cấp thông tin (người bên trong có thể tiếp cận mọi thơng tin và khơng muốn tiết lộ thơng tin với người bên ngồi hoặc các cổ đông nhỏ lẻ).

Cơ cấu phân cấp chồng chéo: Một số tập đoàn kinh tế lớn, đặc biệt là các công ty

Nhà nước, được thành lập theo mơ hình cơng ty mẹ-cơng ty con. Trong khi cơ cấu quản lý này có thể phục vụ các mục đích chính đáng, việc sở hữu chồng chéo và thiếu minh bạch có xu hướng tạo ra những cơ cấu sở hữu mập mờ. Điều này có thể khiến cơng ty trở nên khó hiểu trong mắt các cổ đơng và công chúng đầu tư. Những cơ cấu như vậy có thể bị lợi

dụng để gạt bỏ quyền lợi của các cổ đông nhỏ lẻ. Việc thiếu một hệ thống kế tốn lành mạnh tại các cơng ty này cũng là một vấn đề nghiêm trọng cần sớm được giải quyết.

Các thể chế Quản trị công ty thiếu và yếu: Một vài yếu tố trong khái niệm về Hội

đồng quản trị, Tổng giám đốc và các thể chế giám sát tại các công ty của Việt Nam lần đầu tiên được đề cập đến trong Luật công ty năm 1990 và Luật doanh nghiệp nhà nước 1995. Tuy nhiên, những khái niệm này vẫn không được xem xét một cách nghiêm túc cho mãi tới gần đây, khi các công ty nhà nước bắt đầu soạn thảo những điều lệ chi tiết cùng với những quy định và những nguyên tắc cụ thể. Dẫu vậy, trong thực tế, Hội đồng quản trị vẫn thường cố tình bỏ qua hoặc không thực thi đúng các cơ chế giám sát mà điều lệ đã quy định (chẳng hạn như kiểm toán nội bộ hoặc Ban kiểm soát), và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các cổ đông kiểm sốt. Vai trị của các thể chế giám sát cũng như các ủy ban thuộc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Thư ký công ty thường không rõ ràng trong các hoạt động hàng ngày của công ty. Các thành viên của những thể chế này được cho là phải có kinh nghiệm và có năng lực, nhưng trong thực tế họ vẫn không nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình do thiếu những nền tảng và thực tiễn tốt trong lĩnh vực của họ. Việc thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực Quản trị công ty là một trở lực lớn cho sự phát triển kinh tế. Đáng tiếc là các thể chế Quản trị công ty độc lập và vững mạnh vẫn còn hiếm thấy tại các công ty ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối tương quan giữa quản trị công ty qua tỷ lệ sở hữu với hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 29 - 33)