CHƯƠNG 3 : XÂY DỰNG MƠ HÌNH VÀ LÝ GIẢI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Phát triển các giả thiết nghiên cứu:
3.1.1. Mối tương quan giữa cấu trúc sở hữu với hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần:
phần:
3.1.1.1. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của Nhà nước và hiệu quả hoạt động:
Sở hữu Nhà nước vốn là đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam trong một thời gian dài. Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã xác định mở cửa và xây dựng nền kinh tế theo hướng thị trường thì sở hữu Nhà nước vẫn còn để lại nhiều dấu ấn rộng lớn trong nền kinh tế hiện nay nói chung và trong các doanh nghiệp vừa được cổ phần hóa nói riêng.
Thực hiện chương trình chuyển đổi hàng năm, nhưng khơng quá bốn năm kể từ ngày Luật Doanh nghiệp có hiệu lực (từ 01 tháng 07 năm 2006), các công ty Nhà nước được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 phải được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp do đó hình thức chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty cổ phần ở Việt Nam là một hình
thức phổ biến. Tỷ lệ cổ phần do Nhà nước nắm giữ sau cổ phần hóa dựa trên tiêu chí phân loại doanh nghiệp Nhà nước do Chủ tịch nước công bố cho từng thời kỳ.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán vốn tồn tại lâu năm trong cơ chế bao cấp, kế hoạch và vẫn chưa thoát khỏi cơ chế tập trung quan liêu cả về tài chính, tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý, tức là, chưa hẳn là một tổ chức hoạt động tuân theo quy luật khách quan của kinh tế thị trường. Thêm vào đó, đơi khi mục tiêu của chủ sở hữu Nhà nước không nhất quán với mục tiêu của các cổ đông khác trong công ty dẫn đến những bất đồng trong nội bộ công ty. Vấn đề người đại diện sở hữu Nhà nước trong công ty thực thi quyền lực nhằm tối đa hóa lợi ích của cá nhân, làm ảnh hưởng đến lợi ích của cơng ty nói chung và lợi ích của Nhà nước lẫn các cổ đông khác cũng là một vấn đề cần phải xem xét.
Một ví dụ minh chứng cho vấn đề trên là vụ việc của công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết đã được đề cập ở Phần mở đầu của luận văn. Một ví dụ điển hình khác là việc Tập đồn Dầu khí (PVN) - cổ đơng nhà nước tại Tổng cơng ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) có cơng văn đề nghị DPM đóng góp số tiền 100 tỷ đồng, trích từ lợi nhuận sau thuế vượt chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 để PVN làm công tác xã hội, từ thiện. Lý do PVN đưa ra đề nghị này là DPM đạt lợi nhuận cao do được ưu đãi về giá khí nguyên liệu đầu vào của Nhà nước (mua từ PVN) và ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp mà Chính phủ đã phê duyệt từ dự án Nhà máy Đạm Phú Mỹ của PVN trước đây. Đề nghị của PVN được cho là vô lý và hài hước, khơng có tiền lệ ở trong nước cũng như ở nước ngồi, nhất là trong bối cảnh giá phân bón giảm mạnh và DPM phải trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho tới 500 tỷ đồng. Hay như tại CTCP Dầu Tường An (TAC), đại diện cổ đông nhà nước chiếm cổ phần chi phối là Vocarimex quyết không thay đổi Quy chế thu mua nguyên liệu của TAC nhằm tạo điều kiện cho Vocarimex luôn thắng trong chào giá cạnh tranh cung cấp nguyên liệu dầu thô cho TAC. Hai thành viên HĐQT của TAC, đại diện cho hai cổ đông lớn của TAC là Dragon Capital và Jaccar phải họp 80 lần trong một năm chỉ để thông qua hợp đồng TAC mua nguyên liệu của Vocarimex. Sau 2 lần họp ĐHCĐ
thường niên và ĐHCĐ bất thường năm 2008 không giải quyết được bất cập, Dragon Capital và Jaccar đã bán hết gần 20% số cổ phần, thoái vốn ở TAC.
Trong Hiệu quả hoạt động và Quản trị công ty thông qua Cấu trúc sở hữu: Bằng
chứng từ TTCK Bangladesh (2007), tác giả Mahmood Osman Imam và Mahfuja Malik đã
nghiên cứu tỷ lệ sở hữu nhà nước với hiệu quả hoạt động của cơng ty nhưng khơng tìm thấy tương quan có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên với thực trạng về sở hữu Nhà nước ở Việt Nam như trên, tác giả cho rằng việc tỷ lệ sở hữu cổ phần nhà nước lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh của cơng ty, do đó đề xuất giả thiết:
Giả thiết 1: tỷ lệ sở hữu cổ phần nhà nước có tương quan âm với hiệu quả hoạt động của công ty.
3.1.1.2. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động:
Nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FPI) có tác động kích thích doanh nghiệp phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mơ và tăng tính minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới; nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp. Hơn nữa, FPI có thể giúp vốn cho doanh nghiệp trong nước, giúp doanh nghiệp tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh, do vậy FPI rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nước đang thiếu vốn.
FPI đã giúp nhiều doanh nghiệp lột xác. Quan trọng hơn, nó làm thay đổi cách điều hành doanh nghiệp. Nếu các cổ đông là tư nhân Việt Nam và nước ngồi có quyền lực mạnh, họ sẽ buộc các vị tổng giám đốc làm việc cật lực hơn, tiết kiệm hơn, không thể tham nhũng, nếu không họ sẽ thay người khác do đó, các cơng ty sẽ hoạt động hiệu quả hơn, tính cạnh tranh cao hơn.
Bằng chứng thực nghiệm từ Mahmood Osman Imam và Mahfuja Malik (2007) đã tìm thấy mối tương quan dương giữa tỷ lệ sở hữu nước ngoài với hiệu quả hoạt động. Stuart L.Gillan, Laura T. Starks (2010) cũng đã tìm ra bằng chứng chứng minh nhà đầu tư nước ngoài đóng vai trị quan trọng trong việc cải thiện trình độ quản trị công ty. Gillan and Starks (2003) làm nổi bật vai trò đặc biệt của các nhà đầu tư tổ chức, đặc biệt là các
nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, trong việc thúc đẩy sự thay đổi trong thực hành quản trị cơng ty trên tồn thế giới.
Vì những lý do trên, tác giả đã đưa ra giả thiết về mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu cổ phần nước ngoài với hiệu quả hoạt động của công ty.
Giả thiết 2: tỷ lệ sở hữu cổ phần nước ngồi có tương quan dương với hiệu quả hoạt động của công ty.
3.1.2. Mối tương quan giữa đặc tính của HĐQT và ban giám đốc đối với hiệu quả hoạt
động của công ty cổ phần.
3.1.2.1. Đặc tính của HĐQT và hiệu quả hoạt động:
Hội đồng quản trị là đại diện cho cổ đông, chịu trách nhiệm trước các cổ đông về hoạt động của cơng ty, có trách nhiệm giải trình trước BKS về tình hình tài chính và tính hợp pháp trong các hành động của mình. Về pháp lý, HĐQT có quyền nhân danh cơng ty thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Nhiệm vụ của HĐQT là hoạch định chiến lược, quản trị rủi ro bao gồm: nhận diện và đánh giá các loại rủi ro, hoạch định chính sách quản trị rủi ro và thiết lập các thủ tục theo dõi và báo cáo định kỳ về các quy trình quản trị rủi ro. HĐQT phải thể hiện rõ vai trị của mình trong rà sốt, thảo luận, phản biện kế hoạch kinh doanh của Ban điều hành góp phần gia tăng giá trị công ty. Hiện ở Việt Nam vẫn chưa có tiêu chí và cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị nói chung và từng thành viên Hội đồng quản trị nói riêng.
Thực trạng ở các doanh nghiệp Việt Nam cho thấy vai trị của Hội đồng quản trị trong cơng ty khá mờ nhạt và bị lẫn lộn với vai trị của Ban điều hành. Tình trạng Hội đồng quản trị lấn quyền Ban giám đốc và làm thay Ban giám đốc vẫn thường xuyên xảy ra ở Việt Nam. Điều này thường diễn ra ở các công ty nhỏ, cơng ty gia đình, cơng ty hoạt động khơng đúng nề nếp cũng như các cơng ty thiếu tính minh bạch trong quản trị. Việc chủ tịch Hội đồng quản trị công ty kiêm nhiệm Tổng giám đốc cũng làm vấn đề phân quyền lực và trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Ban điều hành càng thêm rối rắm.
Ngược lại, có khơng ít trường hợp các Hội đồng Quản trị quá yếu kém nên quyền hành hoàn toàn nằm trong tay Ban giám đốc. Điều này thể hiện rõ trong các công ty nhà nước, vai trị của Hội đồng Quản trị ln bị lu mờ, thậm chí chỉ là hình thức do họ thường chỉ được chỉ định để đại diện cho phần vốn của nhà nước chứ không thực sự là các ông chủ của cơng ty.
Ngồi ra, cách quản lý theo lối thuận tiện, thay vì quản lý theo khoa học đã làm cho vai trò của Hội đồng quản trị và cả năng lực quản lý đã yếu lại càng yếu thêm. Đặc điểm cơ bản của quản lý thuận tiện là chọn, bổ nhiệm người quản lý và giao việc trên cơ sở niềm tin vào cá nhân. Điều này có nghĩa là mối quan hệ thân quen và tin cậy cá nhân là tiêu chí cơ bản để bổ nhiệm và giao việc cho một người nào đó. Chính vì vậy, những người được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị và những người quản lý khác thường không phải là quản lý chuyên nghiệp, có trình độ chun mơn và kinh nghiệm nghề nghiệp tương ứng với nội dung và yêu cầu của công việc mà họ phải làm. Tóm lại, Hội đồng quản trị trong các công ty ở nước ta thường thiếu tầm nhìn chiến lược.
Trong các nghiên cứu trước đây về vấn đề này, Erik Lehmann và Jürgen Weigand (2000) chỉ ra bằng chứng rằng tỷ lệ sở hữu của Hội đồng quản trị không tạo ra khác biệt đối với hiệu quả hoạt động. MacAvoy và cộng sự (1988), Hermalin và Weissbach (1991), hoặc Bhagat và Black (1999) đã nghiên cứu hiệu quả hoạt động của công ty với những loại hình Hội đồng quản trị khác nhau và thấy rằng hầu như khơng có sự khác biệt đáng kể hiệu quả hoạt động trong những công ty này.
Với những đặc trưng về Hội đồng quản trị của các công ty niêm yết ở Việt Nam và kết quả từ các nghiên cứu trước đó tác giả đề xuất giả thiết nghiên cứu 3 là:
Giả thiết 3: tỷ lệ sở hữu cổ phần của hội đồng quản trị có tương quan âm với hiệu quả hoạt động của công ty.
Ở Việt Nam, do đặc thù của nền kinh tế Việt Nam mới chuyển đổi từ bao cấp sang thị trường, vai trò và chức năng Tổng giám đốc (TGĐ) và chủ tịch hội đồng quản trị trong một công ty đôi khi không được tách bạch rõ ràng. Chủ tịch hội đồng quản trị thường
chủ tịch hội đồng quản trị khi ra các quyết định điều hành. Điều này phản ánh khá rõ trong khối doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ đi lên từ hộ sản xuất, gia đình kinh doanh. Một số cơng ty chỉ thực hiện việc phân tách giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát trên giấy tờ. Điều này dẫn đến việc sử dụng lẫn lộn vai trò, quyền hạn của hai chức danh này trong quản lý, điều hành doanh nghiệp, gây khó khăn cho việc giám sát, đánh giá năng lực cũng như tư cách của TGĐ đồng thời là chủ tịch HĐQT.
Trong cơ cấu nói trên, rõ ràng vai trò vị thế thực tế của Hội đồng quản trị bị xem nhẹ; và ngược lại, Hội đồng quản trị lại không thực hiện được đầy đủ vai trị của mình trong quản trị cơng ty. Các thành viên Hội đồng quản trị đã phải tập trung nhiều hơn vào cơng tác điều hành; và ít hoặc thậm chí khơng chú ý tới vai trị định hướng chiến lược và giám sát, đảm bảo công ty phát triển phù hợp với chiến lược. Thêm vào đó, các thành viên Hội đồng quản trị thường chịu ảnh hưởng nhiều bởi chính lợi ích của cổ đơng lớn hơn là phục vụ cho lợi ích của cơng ty và những người khác có liên quan.
Việc khơng phân tách giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát sẽ dẫn đến sự thiếu trách nhiệm và những yếu kém trong cơ cấu kiểm sốt (các cổ đơng kiểm sốt/nắm giữ đa số vốn lại giám sát chính bản thân mình khi họ đảm nhận các chức vụ là các thành viên Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc của công ty), sự lạm dụng các giao dịch với các bên liên quan, và sự yếu kém trong việc cung cấp thơng tin (người bên trong có thể tiếp cận mọi thông tin và không muốn tiết lộ thông tin với người bên ngồi hoặc các cổ đơng nhỏ lẻ).
Ở các quốc gia khác, hầu hết cơ cấu quản trị cơng ty đều phân tách rõ vai trị của Chủ tịch Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, do đó hầu như ít có nghiên cứu về mối tương quan giữa việc kiêm nhiệm này với hiệu quả hoạt động công ty.
Với đặc thù về cơ cấu quản trị công ty của các công ty niêm yết ở Việt Nam, tác giả đề ra giả thiết 4 trong nghiên cứu mối quan hệ giữa việc chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc với hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần.
3.1.2.2. Đặc tính của Ban giám đốc và hiệu quả hoạt động:
Luật doanh nghiệp Việt Nam không chỉ rõ thành phần và chức năng của Bộ máy điều hành. Chức năng quản lý cơ bản trong một công ty cổ phần được đề cập trong Luật doanh nghiệp thuộc về Tổng giám đốc điều hành hoặc giám đốc của cơng ty đó. Điều lệ Mẫu có đưa ra một số điểm quy định về vấn đề này thông qua một điều khoản chi tiết về “tổ chức bộ máy quản lý ở các công ty niêm yết”, bao gồm Tổng giám đốc điều hành, một hoặc một vài Phó tổng giám đốc và Kế toán trưởng. Tất cả các chức danh này đều phải do Hội đồng quản trị bổ nhiệm.
Mặc dù thiếu một định nghĩa ngắn gọn, rõ ràng về mặt pháp lý, thuật ngữ “Bộ máy điều hành” được hiểu theo nghĩa rộng để chỉ một bộ phận bao gồm các cán bộ điều hành được giao phó việc quản lý hoạt động hàng ngày của công ty. Họ thực hiện các chỉ đạo chiến lược của Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) và là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu quản trị của công ty.
Ban giám đốc chịu trách nhiệm về việc quản lý và điều hành công ty, về kết quả hoạt động của công ty trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Ban giám đốc không nhất thiết phải là người nắm giữ cổ phần của công ty, tuy nhiên, cơng ty khơng do chính chủ sở hữu quản lý dễ gặp phải bất ổn về tổ chức: những người quản lý cơng ty được u cầu đặt lợi ích của cơng ty cao hơn lợi ích của chính họ và hai lợi ích này có thể khơng gặp nhau. Đây là điều mà các nhà kinh tế vẫn gọi là “vấn đề đại diện”: người quản lý công ty là người đại diện cho chủ sở hữu, và khi lợi ích của người đại diện được đặt lên trên, lợi ích thực sự của công ty sẽ bị đe dọa.
Thậm chí cịn có thể xấu hơn khi người đại diện không nắm giữ cổ phần của công ty nhưng lại có thể hưởng thụ 100% lợi ích và khơng phải chịu bất kỳ tổn thất nào; đây là trường hợp những người làm việc đại diện sở hữu nhà nước có ảnh hưởng lớn tới cơng ty: họ có thể yêu cầu các loại ưu đãi cho bản thân với chi phí do cơng ty gánh chịu. Hiện tượng này được gọi là “vấn đề lạm dụng của cổ đông”. Bởi vậy, Ban Giám đốc nên là
Christoph Kaserer và Benjamin Moldenhauer (2005) tìm thấy bằng chứng tương quan dương và có ý nghĩa thống kê giữa hiệu quả hoạt động, được đo lường bởi tỷ suất sinh lợi của giá cổ phiếu cũng như Tobin’Q với tỷ lệ sở hữu nội bộ.