Đối với Nhà nước, Chính phủ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao chất lượng cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 93 - 100)

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay DAĐT tại NHCT–CN TP.HCM

3.2.3.3. Đối với Nhà nước, Chính phủ

™ Nâng cao chất lượng các thơng tin tài chính doanh nghiệp

Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là cơ sở để các ngân hàng thẩm định, đánh giá năng lực, “sức khỏe” của khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, đa

số các số liệu báo cáo mà doanh nghiệp cung cấp đều chưa phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, một doanh nghiệp vẫn còn tồn tại một lúc 2 báo cáo tài chính, một báo cáo nội bộ và một báo cáo

 

thuế. Những điều này đã gây ra khá nhiều khó khăn cho các ngân hàng trong việc thẩm định khách hàng.

Do đó, để hỗ trợ các ngân hàng trong công tác thẩm định, đánh giá khách hàng

đồng thời từng bước làm minh bạch thơng tin tài chính doanh nghiệp, Nhà nước

cần chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ thống kê, kế toán, kiểm tốn và báo cáo thơng tin, đồng thời xây dựng và ban hành những quy định ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp, những chế tài xử lý khi các doanh nghiệp không thực hiện đúng những chế độ đó và cung cấp những thơng tin khơng chính

xác.

Bên cạnh đó, cũng cần quy định chế độ kiểm toán bắt buộc theo định kỳ đối với tất cả các doanh nghiệp, qua đó nâng cao tính trung thực, chính xác của các số liệu,

đảm bảo độ tin cậy của các báo cáo tài chính.

Ngồi ra, Nhà nước cũng nên quy định chặt chẽ hơn về những điều kiện để được thành lập công ty kiểm tốn và quy định rõ trách nhiệm của cơng ty kiểm tốn

cũng như các kiểm tốn viên có liên quan khi cho ra đời những báo cáo kiểm tốn sơ sài, hoặc thiếu trung thực. Vì thực tế hiện này cho thấy chất lượng của rất nhiều công ty kiểm tốn là chưa đảm bảo (có những báo cáo tài chính đã được kiểm tốn nhưng thậm chí sai ở tiêu chí cơ bản nhất là đơn vị tiền tệ USD thành VND).

™ Xử lý tài sản là quyền sử dụng đất hình thành từ vốn vay

Các DAĐT trong lĩnh vực đất đai, bất động sản như xây dựng nhà ở, chung cư, trung tâm thương mại,…thường có tổng vốn đầu tư và nhu cầu vốn vay rất lớn. Từ

đó làm cho các chủ đầu tư rất khó để tìm các tài sản thế chấp nhằm bảo đảm đủ cho

khoản vay mà chủ yếu là dùng chính tài sản của dự án để làm bảo đảm (tài sản hình thành từ vốn vay bao gồm cả quyền sử dụng đất).

Khi dự án hoàn thành và các tài sản hình thành từ vốn vay đã được cấp quyền sở hữu, quyền sử dụng cho chủ đầu tư thì Ngân hàng sẽ tiến hành ký hợp đồng thế

chấp chính thức đối với các tài sản này.

Tuy nhiên trong thực tế, có khơng ít dự án gặp khó khăn, vướng mắc ngay trong khâu đền bù, giải toả dẫn đến dự án thực hiện chậm tiến độ so với kế hoạch đã đề ra

ban đầu và bị Nhà nước thu hồi quyết định giao đất/quyết định đầu tư/giấy phép

xây dựng. Như vậy quyền sử dụng đất sẽ không được cấp cho chủ đầu tư khi mà

chỉ mới tiến hành đền bù được một phần và ngân hàng cũng không thể ký hợp đồng thế chấp chính thức đối với tài sản.

 

Các ngân hàng khi lâm vào trường hợp này thường rất khó khăn trong cơng tác xử lý tài sản để thu hồi nợ do các cơ quan chức năng chưa có hướng dẫn xử lý tài sản là quyền sử dụng đất trong trường hợp này. Do đó, để hỗ trợ các ngân hàng

trong việc xử lý tài sản cũng như mạnh dạn nhận các tài sản như vậy làm tài sản bảo đảm cho khoản vay thì các cơ quan chức năng ban ngành cần ban hành các quy

định, văn bản hướng dẫn về trình tự và thủ tục xử lý quyền sử dụng đất đối với các

dự án bị thu hồi quyết định giao đất, giấy phép đầu tư mà các quyền sử dụng đất

 

Kết luận chương 3

Trên cơ sở lý luận được trình bày ở chương 1, thực trạng hoạt động, hạn chế và những nguyên nhân gây ra hạn chế ở chương 2, những chiến lược kinh doanh và

mục tiêu cụ thể từ năm 2011-2015 của NHCT – CN TP.HCM, trong chương 3, luận văn đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay DAĐT tại NHCT – CN TP.HCM bao gồm các giải pháp chung và các giải pháp mang tính kỹ thuật nghiệp vụ.

Với những giải pháp cơ bản cùng với những kiến nghị được trình bày trong

chương 3 hy vọng sẽ góp phần thiết thực cho việc nâng cao chất lượng cho vay DAĐT nói riêng và hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh nói chung, qua đó góp

phần giúp Chi nhánh tăng sức cạnh tranh và tạo thế vững bước cùng với ngành Ngân hàng tiến vào con đường hội nhập kinh tế thế giới và phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

                       

 

KẾT LUẬN

 

Cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thơng hàng hố thì hoạt động cho

vay cũng ngày càng phát triển nhằm cung cấp các phương tiện giao dịch để đáp ứng mọi nhu cầu sản suất kinh doanh của xã hội. Trong điều kiện đó, chất lượng cho vay của ngân hàng là vấn đề ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều cạnh tranh và biến động như hiện nay thì hoạt động cho vay của Ngân hàng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là rủi ro trong hoạt động

cho vay DAĐT.

Trong thời gian qua, mặc dù chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng cho vay DAĐT tại NHCT – CN TP.HCM ngày càng được cải thiện, tuy nhiên bên cạnh

đó vẫn cịn tồn tại một số hạn chế cần phải nhanh chóng khắc phục. Do đó, việc

thường xun nghiên cứu, tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay theo DAĐT tại NHCT – CN TP.HCM là vấn đề không thể thiếu được trong hoạt động

tín dụng của Chi nhánh.

Từ việc nhận định được những hạn chế, phân tích được những nguyên nhân dẫn

đến các hạn chế trong cho vay DAĐT tại NHCT – CN TP.HCM, thực tiến công tác

cho vay DAĐT tại Chi nhánh, đề tài đã đưa ra được những giải pháp thiết thực góp phần nâng cao chất lượng cho vay DAĐT tại NHCT – CN TP.HCM. Tuy nhiên do

điều kiện hạn chế về thời gian cũng như trình độ nên chắc chắn đề tài khơng tránh

khỏi những thiếu sót nhất định. Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung quý báu của các Quý Thầy, Cô cùng bạn bè để đề tài được hoàn chỉnh hơn.

                 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

---o0o---

1. Đinh Thế Hiển (2006) Lập – Thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư,

Nhà xuất bản thống kê.

2. Trần Huy Hoàng (2007) Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXb Lao Động Xã hội, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

3. Nguyễn Quốc Ân, Phạm Thị Hà, Phan Thị Thu Hương (2006), Thiết lập và

Thẩm định dự án đầu tư, NXB Thống Kê, Trường Đại học Kinh tế

TP.HCM.

4. Nguyễn Bạch Nguyệt, TS. Từ Quang Phương (2007) Giáo trình về Kinh tế

Đầu tư, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân- Bộ Môn Kinh tế Đầu tư – Trường

Đại học kinh tế Quốc Dân.

5. Nguyễn Bạch Nguyệt (2008) Giáo trình Lập dự án Đầu tư, NXB Đại học

Kinh tế Quốc Dân- Bộ Môn Kinh tế Đầu tư, Trường Đại học kinh tế Quốc

Dân.

6. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2005, 2006, 2007, 2008 2009, 2010 và 6 tháng đầu năm 2011.

7. Báo cáo hoạt động kinh doanh NHCT – CN TP.HCM năm 2005, 2006,

2007, 2008 2009, 2010 và 6 tháng đầu năm 2011.

8. Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm

theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc

Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam

9. Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của NHNNVN quy định an tồn trong hoạt động tín dụng.

10. Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 của NHNNVN quy định an tồn trong hoạt động tín dụng.

11. Quy định về cấp giới hạn tín dụng theo quyết định số 208/QĐ-HĐQT-

NHCT35 ngày 24/02/2010 của NHCT (Mã số Qđ.35.19).

12. Quy định cho vay đối với các tổ chức kinh tế số 222/QĐ-HĐQT-NHCT35

ngày 26/02/2010 của NHCT (Mã số Qđ.35.12).

13. Quy định về thực hiện đảm bảo tiền vay kèm theo QĐ số 612/QĐ-HĐQT-

 

14. Quy trình cho vay theo dư án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế trong hệ thống NHCT theo quyết định số 2207/QĐ-NHCT5 ngày

18/12/2006 của NHCT.

 

CÁC WEBSIDE THAM KHẢO

---o0o--- 1. Http://www.vietinbank.vn. 2. Http://www.sbv.gov.vn. 3. Http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn. 4. Http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/thong-tu-so-13-2010-tt-nhnn.216521.html. 5. Http://vietbao.vn/Kinh-te/Se-co-Cong-ty-xep-hang-tin-nhiem-doanh-.nghiep /30130337/87/.

6. Http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/07/070907.html, Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại trong q trình hội

nhập WTO

7. Http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/10/11/1810/, “Hạn chế nguy cơ rủi ro hoạt động tín dụng của các NHTMVN”, TS. Trần Huy Hoàng.

8. Http://www.sbv.gov.vn/wps/portal. 9. Http://luatvietnam.com.vn

   

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao chất lượng cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)