Tác động tiêu cực của rủi ro tín dụng đến Ngân hàng và nền kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân thương mại việt nam (Trang 25 - 28)

1.3.1 Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng

- Rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất và cĩ ảnh hưởng rất lớn đến hoat động kinh doanh của ngân hàng.

- Rủi ro tín dụng xảy ra làm giảm chất lượng tín dụng (nợ quá hạn cao dẫn đến hệ số vịng quay vốn chậm, hiệu quả sử dụng vốn thấp). Đồng thời làm hạn chế khả năng mở rộng tín dụng và tăng trưởng tín dụng.

- Rủi ro tín dụng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như thiếu tiền chi trả cho khách hàng gửi tiền, vì phần lớn nguồn vốn hoạt động của ngân hàng là nguồn vốn huy động, mà khi ngân hàng khơng thu hồi được nợ gốc và lãi trong cho vay thì khả năng thanh tốn của ngân hàng dần dần lâm vào tình trạng thiếu hụt. Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho ngân hàng mất

cân đối trong việc thanh tốn, làm cho ngân hàng cĩ nguy cơ lỗ và cĩ nguy cơ bị phá sản nếu khơng cĩ biện pháp khắc phục kịp thời.

- Một ngân hàng cĩ rủi ro tín dụng cao (biểu hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn cao) sẽ làm giảm lịng tin của khách hàng đối với ngân hàng. Từ đĩ, khách hàng sẽ rút dần tiền gửi ở ngân hàng cĩ rủi ro tín dụng cao sang những ngân hàng cĩ rủi ro tín dụng thấp hơn. Dần dần, ngân hàng sẽ khơng cịn nguồn để cho vay và hoạt động kinh doanh bị giảm sút, kém hiệu quả và sớm muộn gì cũng sẽ phải phải thay đổi hoặc phải sáp nhập, giải thể…

1.3.2 Đối với nền kinh tế

- Ngân hàng là trung gian tài chính, cĩ chức năng huy động vốn nhàn rỗi để cho vay lại. Hoạt động tín dụng của ngân hàng cĩ liên quan đến tồn bộ nền kinh tế, đến tất cả các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn, đến tồn bộ các tầng lớp dân cư nên khi cĩ rủi ro tín dụng xảy ra thì chẳng những ngân hàng bị thiệt hại mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng. Và khi ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng cĩ thể làm phá sản một vài ngân hàng và cĩ khả năng phát sinh lây lan sang các ngân hàng khác và tạo cho dân chúng một tâm lý bất an. Khi đĩ, dân chúng sẽ đưa nhau đến ngân hàng rút tiền trước thời hạn, cĩ thể cĩ nguy cơ sự phá sản của đồng loạt các ngân hàng, như thế tồn bộ hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng.

- Một khi uy tín của Ngân hàng bị giảm sút, hệ thống ngân hàng khơng cịn thực hiện được chức năng trung gian tài chính sẽ thiếu vốn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dẫn đến suy thối kinh tế, thất nghiệp tăng và xã hội mất ổn định.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Bằng cách tìm hiểu, tổng hợp những tài liệu đã học và những nghiên cứu trước đây, trong nội dung chương 1, tác giả đã giải quyết những vấn đề trọng tâm sau:

- Điểm lại lý luận chung về các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng.

- Xác định các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng từ các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân thương mại việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)