Cơng ty cổ phần dược phẩm Viễn Đơng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân thương mại việt nam (Trang 37 - 38)

2.2 Một số trường hợp rủi ro tín dụng điển hình

2.2.2 Cơng ty cổ phần dược phẩm Viễn Đơng

2.2.2.1 Giới thiệu chung

Cơng ty Cổ phần Dược phẩm Viễn Đơng (DVD) tiền thân là Cơng ty Cổ phần Dược phẩm Đại Hà Thành được thành lập ngày 23/6/2004 với ngành nghề kinh doanh chính là mua bán dược phẩm, mỹ phẩm. Đến năm 2008, cơng ty đã thành lập 22 chi nhánh, đưa Viễn Đơng thành Cơng ty dược cĩ mạng lưới phân phối dược phẩm rộng nhất Việt Nam.

Ngày 05/08/2011, Ngân hàng ANZ với tư cách là chủ nợ đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Cơng ty cổ phần Dược phẩm Viễn Đơng và được Tịa án nhân dân TP.HCM chấp nhận, kết thúc 6 năm hoạt động của Dược Viễn Đơng. Tính đến thời điểm này, Ngân hàng An Bình cho DVD vay 368 tỷ đồng, ANZ cho vay 95 tỷ đồng, HSBC cho vay 52 tỷ đồng, Indovina cho vay 44,45 tỷ đồng. Các ngân hàng này đều đứng trước nguy cơ khơng thu hồi được nợ vay do DVD nợ quá nhiều, trong khi tài sản thế chấp giảm giá trị, khơng bán được trong tình hình thị trường bất động sản gặp nhiều khĩ khăn. Rủi ro tín dụng của các khoản vay của DVD là rất lớn.

2.2.2.2 Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng

Cơng tác thẩm định tín dụng cịn yếu, thiếu chuyên mơn

Khơng đợi đến khi ANZ nộp đơn đề nghị mở thủ tục phá sản thì rủi ro tín dụng mới xuất hiện mà rủi ro này đã xuất hiện tiềm ẩn trong hoạt động kinh

doanh của DVD. Kết quả hoạt động kinh doanh của DVD từ năm 2009 trở về trước cho thấy hoạt động kinh doanh vẫn hiệu quả, doanh thu tăng ổn định, các hệ số tài chính an tồn. Vấn đề đặt ra là tại sao DVD lại trở nên suy yếu mạnh từ năm 2010 mà các Ngân hàng vẫn khơng lượng hĩa được, vẫn tăng mức cấp tín dụng. Nguyên nhân là do chuyên mơn của nhân viên làm cơng tác thẩm định chưa cao, chưa đi sâu sát tìm hiểu hoạt động kinh doanh thực chất của DVD mà chủ yếu đề xuất cấp tín dụng dựa vào báo cáo tài chính. Thực tế, DVD chỉ đơn thuần là cơng ty thương mại, khơng thực sự sản xuất. Doanh thu tăng đều qua các năm là do mua bán lịng vịng giữa các thành viên với một số đối tác để tạo doanh thu, lợi nhuận ảo đề qua mặt nhà đầu tư, qua mặt ngân hàng. Riêng đặc thù của ngành dược phẩm, chỉ tạo ra doanh thu và lợi nhuận ổn định khi cĩ nhà máy sản xuất và đội ngũ nhân viên cĩ trình độ chuyên mơn cao. Cịn việc kinh doanh thương mại chỉ mang tính nhất thời và mang lại rủi ro cao. Ngân hàng đã bỏ qua yếu tố này khi thẩm định, quá chú trọng đến các chỉ số tài chính và tài sản thế chấp dẫn đến rủi ro tín dụng xảy ra thì đã q muộn, khơng xử lý được.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân thương mại việt nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)