Đánh giá xếp hạng ưu tiên các giải pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp cải tiến hệ thống quản lý chất lượng tại trung tâm nghiên cứu và phát triển an toàn và môi trường dầu khí viện dầu khí việt nam (Trang 82 - 86)

2.4.2.2 .Những điểm hạn chế

3.2. Các giải pháp

3.2.4. Đánh giá xếp hạng ưu tiên các giải pháp

Để xác định thứ tự ưu tiên cho 5 giải pháp trên, tác giả sử dụng 02 tiêu chí: - Tầm quan trọng của giải pháp: theo 3 cấp độ

1. Bình thường 2. Quan trọng 3. Rất quan trọng

Bảng 3.1 Tầm quan trọng của các giải pháp

STT Giải pháp Tầm quan trọng Diễn giải

1 Quản lý các quá trình theo PDCA

Rất quan trọng (3)

Nâng cao hiệu lực và hiệu quả HTQLCL. 2 Thiết lập và triển khai hệ

thống chỉ số đánh giá hoạt

Rất quan trọng (3)

Thiết lập KPIs là một yêu cầu trong tiêu

C (Check)

Xác nhận kết quả thực hiện biện pháp

-

A (Act)

-Xây dựng, sửa đổi các tiêu chuẩn để phòng ngừa tái diễn.

- Xem xét các quá trình PDC và xác định dự án tiếp theo.

-

P (Plan)

- Lựa chọn chủ đề.

- Tìm hiểu hiện trạng và xác định mục tiêu. - Phân tích dữ liệu đã thu thập để xác định

nguyên nhân gốc rễ.

- Xác định biện pháp thực hiện dựa trên phân tích dữ liệu.

-

D (Do)

Thực hiện biện pháp.

STT Giải pháp Tầm quan trọng Diễn giải

động chất lượng (KPIs) chuẩn ISO 9004:2009.

3 Thành lập các nhóm chất lượng

Quan trọng (2)

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông qua hoạt động cải tiến CLSP, giảm sự phàn nàn khiếu nại của khách hàng.

4 Thực hành 5S Bình thường

(1)

Giữ nơi làm việc gọn gàng, sạch sẽ, tăng năng suất.

5 Cải tiến theo Kaizen Quan trọng (2)

Loại trừ sự bất hợp lý, không ổn định và lãng phí.

- Tính khả thi của giải pháp: Căn cứ vào tình hình thực tế tại doanh nghiệp gồm: thực trạng đáp ứng yêu cầu của các tiêu chuẩn, mức độ phức tạp trong lĩnh vực NCKH và dịch vụ KHCN, quy mơ về tổ chức, tác giả đánh giá tính khả thi của các giải pháp theo 3 mức độ sau (bảng 3.2):

1. Khó

2. Trung bình 3. Dễ

Bảng 3.2 Đánh giá tính khả thi của các giải pháp

STT Giải pháp Tính khả thi Diễn giải

1 Quản lý các quá trình theo PDCA

Dễ (3)

PDCA là phương pháp luận trong các tiêu chuẩn ISO. Hầu hết CBCNV đã được phổ cập nhận thức về ISO 9001 nên sẽ thuận lợi khi áp dụng vào công việc.

2 Thiết lập và triển khai hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động chất lượng (KPIs)

Trung bình (2) Cần có thời gian để đào tạo các cán bộ phụ trách chất lượng ở các phòng ban và giao nhiệm vụ thiết lập và triển khai các KPIs. 3 Thành lập các nhóm chất lượng Dễ (3) Nhân sự sẵn có ở các bộ phận/phịng ban. 4 Thực hành 5S Dễ (3) Phương pháp 5S dễ thực hiện, Trung tâm có thể tiếp cận và tự xây dựng, triển khai.

5 Cải tiến theo Kaizen Trung bình (2)

Địi hỏi có thời gian để CBCNV tiếp cận và nhận thức.

- Kết hợp 02 tiêu chí trên, tác giả xác định mức độ ưu tiên cho các giải pháp như sau (bảng 3.3):

Bảng 3.3 Xếp hạng mức độ ưu tiên cho các giải pháp

STT Giải pháp Tầm quan trọng x

Tính khả thi

Xếp hạng ưu tiên

1 Quản lý các quá trình theo PDCA

3 x3 = 9 1

2 Thiết lập và triển khai hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động chất lượng (KPIs) 3 x 2 = 6 3 3 Thành lập các nhóm chất lượng 2 x 3 = 6 2 4 Thực hành 5S 1 x 3 = 3 5

5 Cải tiến theo Kaizen 2 x 2 = 4 4

Nguyên tắc xếp hạng ưu tiên giải pháp: Giải pháp nào vừa quan trọng

vừa có tính khả thi cao thì sẽ được chọn để thực hiện trước. Đối với các giải pháp có điểm bằng nhau thì sẽ ưu tiên lựa chọn giải pháp nào có tính khả thi cao hơn.

Xếp hạng ưu tiên thực các giải pháp: Theo bảng 3.3, tác giả đề xuất chia ra

04 giai đoạn thực hiện cải tiến HTQLCL tại Trung tâm như sau: Giai đoạn 1: Thực hiện quản lý quá trình theo PDCA Giai đoạn 2: Thực hiện song song 02 giải pháp

 Thiết lập và triển khai hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động chất lượng KPIs.

Việc thành lập các nhóm chất lượng sẽ hỗ trợ nguồn nhân lực cho hoạt động thiết lập và triển khai hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động chất lượng. Ngược lại, thiết lập và triển khai hệ thống đánh giá chỉ số hoạt động chất lượng là một phần hoạt động của các nhóm chất lượng.

Giai đoạn 3: Thực hiện cải tiến theo Kaizen.

Đây là giai đoạn tiền đề để thực hiện Thực hành 5S ở giai đoạn 4. Giai đoạn 4: Thực hành 5S.

Thực chất, giai đoạn 3 và 4 có thể thực hiện song song với nhau nếu muốn rút ngắn giai đoạn vì cả hai đều có tính cải tiến, đều mang lại giá trị gia tăng cho Trung tâm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp cải tiến hệ thống quản lý chất lượng tại trung tâm nghiên cứu và phát triển an toàn và môi trường dầu khí viện dầu khí việt nam (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)