Khái niệm tuyển dụng công chức

Một phần của tài liệu Luận án Đào Mạnh Hoàn (Trang 37 - 40)

Ở mỗi quốc gia có quy định riêng về tiêu chuẩn, điều kiện, nguyên tắc, phương pháp, nội dung, quy trình, cách thức tuyển dụng cơng chức tuỳ thuộc vào điều kiện, đặc điểm của nền hành chính, đặc điểm của thị trường lao động, thể chế chính trị. Đa số các quốc gia trên thế giới sử dụng ba hình thức tuyển dụng sau: tuyển dụng trực tiếp qua hồ sơ của ứng viên; tuyển dụng thông qua thi tuyển và tuyển dụng thông qua giới thiệu, phân bổ. Tuy nhiên, trên thế giới có một số quốc gia tuyển dụng công chức qua một số tổ chức tuyển dụng nhân lực độc lập, mục đích tìm kiếm những người tài giỏi, phù hợp với yêu cầu của từng vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức.

Tuyển dụng công chức là khâu đầu tiên trong quy trình quản lý đội ngũ cơng chức trong hệ thống cơng vụ. Sau khi được tuyển dụng, công chức sẽ được tổ chức bố trí phân cơng cơng việc, tiến hành tập sự, học việc, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc. Việc đào tạo, bồi dưỡng giúp cho cơng chức có kỹ năng làm việc, hình thành kinh nghiệm, làm việc được tốt hơn, có cơ hội phát triển, thăng tiến trong công vụ hoặc được

điều động, biệt phái, luân chuyển đến các cơng việc, vị trí phù hợp cũng như được bố trí thi nâng ngạch, chuyển ngạch khi cơng chức có đủ điều kiện và có thể bổ nhiệm giữ các vị trí lãnh đạo trong tổ chức; được đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về công vụ, công chức.

Theo quy định của Sắc lệnh số 76-SL, tuyển dụng cơng chức là việc tuyển chọn người có thành tích, kinh nghiệm và trình độ văn hóa vào làm việc trong các cơ quan nhà nước thông qua kỳ thi, xét theo học bạ hay văn bằng và theo đề nghị của Hội đồng tuyển trạch. Quy định trong sắc lệnh có sự linh động, không cứng nhắc mà mở rộng qua các hình thức tuyển dụng tùy theo điều kiện.

Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 quy định về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước có quy định: “Tuyển dụng là việc tuyển người vào làm việc trong biên chế của cơ quan nhà nước thơng qua thi hoặc xét tuyển”. Ở góc độ này, tuyển dụng cơng chức là việc tìm kiếm, lựa chọn nhân lực trong những người đáp ứng đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn đề ra của cơ quan, tổ chức vào giữ một vị trí và làm một cơng việc nhất định. Việc tuyển dụng hiểu theo một nghĩa đơn giản là việc lấy thêm người vào làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước theo một trình tự, thủ tục nhất định.

Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008 và Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 được ban hành, quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cơng chức. Theo đó, tuyển dụng cơng chức phải dựa vào u cầu công vụ, cơng việc, nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu số lượng biên chế được cấp có thẩm quyền giao cho đơn vị sử dụng công chức. Cơ quan, tổ chức sử dụng công chức phải xác định, xây dựng bảng mô tả về vị trí việc làm, sau đó báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý cơng chức, đề nghị phê duyệt, sau khi được phê duyệt, tổ chức đơn vị sử dụng công chức lấy làm căn cứ để tuyển dụng cơng chức. Vì vậy, cơ quan tổ chức sử dụng công chức phải tiến hành xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức và báo cáo với cơ quan quản lý công chức để thực hiện việc phê duyệt, tiến hành công tác tuyển dụng công chức theo quy định của pháp luật. Trong các văn bản cũng quy định rõ điều kiện đăng ký tuyển dụng,

ưu tiên trong tuyển dụng công chức, thẩm quyền tuyển dụng công chức, hội đồng tuyển dụng công chức. Tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua hai hình thức: thi tuyển và xét tuyển. Tuy nhiên, việc tuyển dụng cơng chức có thể tiến hành bằng hình thức tiếp nhận đối với các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức.

Sau khi Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội thơng qua, ký ban hành, có hiệu lực và các nghị định hướng dẫn Luật được ban hành, công tác tuyển dụng công chức đã được quy định một cách chi tiết, rõ ràng, minh bạch và khoa học. Lần đầu tiên ở nước Việt Nam, công tác tuyển dụng công chức đã được thể chế hóa cụ thể, trở thành căn cứ pháp lý để cho các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác tuyển dụng công chức.

Tuyển dụng công chức ở Việt Nam là công việc do cơ quan, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền tiến hành theo những trình tự, thủ tục đã được quy định trong pháp luật về tuyển dụng cơng chức nhằm mục đích lựa chọn những cá nhân có nguyện vọng trở thành cơng chức, đáp ứng được yêu cầu của chức danh cơng chức và vị trí việc làm để thực hiện các công việc của cơ quan, đơn vị, tổ chức đó.

Tuyển dụng cơng chức là khâu đầu tiên của quy trình quản lý cơng chức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơng chức được tuyển dụng là người xuất sắc nhất trong những ứng viên tham dự tuyển dụng cơng chức. Để góp phần tạo nên đội ngũ cơng chức có trình độ, năng lực, kỹ năng để giải quyết công việc cho tổ chức và người dân, việc tuyển dụng công chức là một công việc hết sức quan trọng mang tính quyết định đối với chất lượng đội ngũ cơng chức. Vì vậy, tuyển dụng cơng chức địi hỏi phải có một kế hoạch, thực hiện đúng theo các văn bản quy định của pháp luật. Trong quy trình tuyển dụng cơng chức những người làm công tác tuyển dụng phải thực sự công tâm, khách quan, minh bạch và khoa học thì mới lựa chọn được những người có trình độ chun mơn, năng lực kỹ năng làm việc và đạo đức công chức, để bổ sung vào đội ngũ công chức.

Một phần của tài liệu Luận án Đào Mạnh Hoàn (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w