1 Dưới 00 thí sinh Đồng/thí sinh/lần 500.000 2Từ 00 đến dưới 500 thí sinhĐồng/thí sinh/lần400
3.2.2.1. Tính thống nhất
Bên cạnh những kết quả đạt được, pháp luật về tuyển dụng công chức cũng đã bộc lộ sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định, khơng bảo đảm tính thống nhất giữa các quy định trong một văn bản, cũng như thiếu sự thống nhất giữa các văn bản quy định về pháp luật tuyển dụng công chức. Chẳng hạn, Hiến pháp 2013 quy định: các người dân đều được đối xử như nhau trước pháp
luật, đều có cơ hội có việc làm, nhưng trong Nghị định quy định hướng dẫn chi tiết việc thi hành các nội dung trong Luật Cán bộ, cơng chức của Chính phủ lại quy định cộng số điểm ưu tiên khá lớn cho các đối tượng chính sách. Như vậy với số lượng tuyển dụng ít, đối tượng ưu tiên sẽ dễ dàng cạnh tranh với người có số điểm cao hơn, quy định này mâu thuẫn với các quy định của Hiến pháp 2013 cũng như mâu thuẫn với chính quy định bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh trong Luật Cán bộ, công chức.
Một số quy định trong pháp luật về tuyển dụng công chức mâu thuẫn với các quy định khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Luật Cán bộ, cơng chức đã quy định có hai hình thức tuyển dụng cơng chức là thi tuyển và xét tuyển. Tuy nhiên, trong Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ lại quy định về trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng cơng chức. Theo đó, có những trường hợp cá nhân được coi là đặc biệt được tuyển dụng và trở thành công chức lại không phải trải qua các đợt thi tuyển hay xét tuyển. Quy định những trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức lại khơng phù hợp với quy định: “mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật” và “mọi người đều có cơ hội có việc làm” của Hiến pháp 2013. Việc quy định các trường hợp cá nhân được coi là đặc biệt trong khi tuyển dụng cơng chức sẽ làm giảm tính cạnh tranh và cơ hội có việc làm đối với các cơng dân khác.
Tại khoản 2 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 5 của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về đối tượng và điểm số được ưu tiên trong khi tham gia các đợt thi tuyển, xét tuyển cơng chức. Quy định này vẫn cịn cộng điểm ưu tiên rất nhiều cho các đối tượng thuộc diện ưu tiên khi tham dự vào vịng 2 của đợt tuyển dụng cơng chức. Thực tế cho thấy, khi tuyển dụng công chức, 0,5 điểm cũng sẽ thay đổi kết quả tuyển dụng giữa các thí sinh tham gia tuyển dụng công chức. Trong quy định của Hiến pháp là mọi công dân phải được đối xử như nhau trong khi tham gia các mối quan hệ xã hội hay trong việc áp dụng các quy định của pháp luật, đều có cơ hội có việc làm, nhưng trong nghị định của
Chính phủ lại quy định trong tuyển dụng, cộng số điểm ưu tiên khá lớn cho các đối tượng chính sách. Như vậy với số lượng tuyển dụng ít, đối tượng ưu tiên sẽ dễ dàng cạnh tranh với người có số điểm cao hơn, quy định này mâu thuẫn với các quy định của Hiến pháp cũng như mâu thuẫn với chính quy định đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh trong Luật Cán bộ, công chức.
Hiện nay trong Nghị định số 140/2017/NĐ-CP quy định chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, quy định sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc và cán bộ trẻ có chế độ tập sự là từ 3 tháng - 12 tháng. Quy định như vậy không thống nhất và đồng bộ với quy định về chế độ tập sự dành cho công chức tại Nghị định số 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp cơng lập. Theo đó, trường hợp thí sinh được tuyển dụng vào ngạch cơng chức xếp loại C có chế độ tập sự 12 tháng; trường hợp thí sinh được tuyển dụng vào cơng chức xếp loại D có chế độ tập sự 06 tháng.
Chưa có sự thống nhất cách làm, phạm vi kiến thức, số lượng đề thi, câu hỏi tự luận, trong một đề thi tự luận có cơ quan, địa phương thì quy định 2 câu, có nơi quy định là 3 câu, 4 câu. “Việc xây dựng ngân hàng câu hỏi cho đề thi trắc nghiệm phải bảo đảm số lượng câu hỏi xây dựng gấp tối thiểu 3 lần so với số câu hỏi theo quy định của từng phần thi”. Quy định như này là khơng hợp lý, vì số lượng thí sinh lớn (Tổng cục Thuế Bộ Tài chính mỗi kỳ thí có 5000 - 8000 thí sinh), thi tuyển cơng chức bằng hình thức trắc nghiệm trên máy tính sẽ có hiện tượng trùng lặp câu hỏi, thí sinh thi ở ca thi trước sẽ nhớ câu hỏi ra nhắc cho ca thi sau. Như vậy sẽ không hiệu quả.
Đối với đề thi phỏng vấn: Nội dung, kết cấu đề phỏng vấn, thực hành phải bảo đảm chính xác, khoa học, Trong 30 phút thì người phỏng vấn hỏi bao nhiêu câu? Có ghi âm q trình phỏng vấn khơng? Như vậy sẽ tạo kẽ hở, nếu quen biết thì hỏi câu hỏi dễ khó khác nhau, khơng thể đánh giá tồn diện năng lực, khả năng của người dự tuyển. 30 câu tin học, 30 câu ngoại ngữ, 60 câu kiến
thức chung khó có thể đánh giá tồn diện năng lực, khả năng, mức độ am hiểu của người dự tuyển. Trên thực tế thi kiến thức về tiếng Anh phải trải qua 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết, nhưng ở đây chỉ quy định có 30 câu trắc nghiệm, điền từ. Đa số câu hỏi toàn kiểm tra kiến thức theo kiểu học thuộc lòng, chưa thể hiện mức độ khó, dễ hay kiểm tra về đạo đức, trách nhiệm cơng vụ hay tư duy logic, cảm xúc của thí sinh. Đối với những nơi thi trắc nghiệm trên giấy thi 30 câu hỏi mơn tin học. Cịn đối với những nơi tổ chức thi trắc nghiệm trên máy tính được miễn thi mơn tin học. Một quy định hết sức khó hiểu. Vì thi trắc nghiệm một người khơng biết về tin học cũng có thể thao tác các phím chọn đáp án: A, b, c, d và ấn nút nộp bài. Các thao tác cơ bản này không thể thể hiện được mức độ am hiểu về kiến thức tin học. Do đó, việc miễn thi mơn tin học là khơng hợp lý, thiếu tính khoa học và thực tiễn. Khơng có sự thống nhất về mẫu giấy làm bài thi, giấy nháp, phiếu làm bài thi trắc nghiệm do Hội đồng thi tự quyết định, khơng có sự thống nhất trong tồn quốc; biên bản niêm phong, biên bản làm việc, biên bản vi phạm của thí sinh, của giám thị…. Có quy chế thi
tuyển cơng chức, xét tuyển cơng chức nhưng lại khơng có quy chế kiểm tra sát hạch công chức? Trong đề thi, số lượng câu hỏi thấp chưa bao quát hết kiến thức, số lượng.
Chưa có quy định tạo ra nhiều sự lựa chọn cho cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng và thí sinh. Cơ quan tuyển dụng chỉ tuyển dụng 1, 2 chỉ tiêu mà phải thành lập một hội đồng tuyển dụng và các bộ phận giúp việc hàng chục người thì rất tốn kém nhân lực, thời gian, chi phí. Vì vậy, có tình trạng, một số cơ quan, đơn vị trong 10 năm mới thực hiện việc tuyển dụng công chức (Tổng cục Hải
quan Việt Nam, từ năm 2011 - 2020 mới thực hiện được một đợt tuyển dụng cơng chức), vẫn cịn có hiện tượng giữ chỉ tiêu biên chế khơng tuyển dụng để chờ con
cháu sang làm hợp đồng tại các doanh nghiệp sau 5 năm thì làm thủ tục tiếp nhận vào cơng chức…. Hơn nữa, lệ phí tuyển dụng thu được
khơng đảm bảo các khoản chi cho công tác tuyển dụng, dẫn đến hiệu quả không cao. Thiếu quy định về chế độ kiểm định chất lượng đầu vào đối với công chức. Nên không thể đánh giá được chất lượng tuyển dụng và trách nhiệm của công chức ra đề thi.