Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP quân đội nhằm đối phó với rủi ro hoạt động (Trang 28)

5. Kết cấu luận văn

1.2 RỦI RO HOẠT ĐỘNG TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.2.2 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại

mại

thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hồn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. Các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng bao gồm:

- Rủi ro danh tiếng: là rủi ro có ảnh hướng lớn nhất đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, là rủi ro tiềm ẩn khi phát sinh những quan điểm tiêu cực của cơng chúng về ngân hàng dẫn đến tình trạng thiệt hại về nguồn huy động vốn hoặc mất khách hàng. Rủi ro danh tiếng có thể kéo theo những hành động gây nên tình trạng kéo dài quan niệm khơng tốt trong dân chúng về hoạt động chung của ngân hàng, và như vậy khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ khách hàng sẽ trở nên khó khăn.

- Rủi ro kinh doanh: là rủi ro tiềm ẩn có tác động bất lợi tới thu nhập hoặc vốn

của ngân hàng khi ngân hàng đưa ra các quyết định không đúng đắn trong hoạt động đầu tư.

- Rủi ro tín dụng: là rủi ro tiềm ẩn gây ra tác động tiêu cực đối với thu nhập

hoặc vốn của NH do bên đi vay hoặc đối tác (bao gồm cả các quốc gia) không thực hiện đúng điều khoản của hợp đồng hoặc không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình trong hợp đồng.

- Rủi ro thanh khoản: là rủi ro tiềm ẩn có tác động bất lợi tới thu nhập hoặc vốn

phát sinh khi NH khơng có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ khi đến hạn, hoặc NH có khả năng đáp ứng nghĩa vụ khi đến hạn nhưng phải chịu tổn thất lớn để thực hiện nghĩa vụ đó.

- Rủi ro thị trƣờng: là rủi ro tiềm ẩn gây ra tác động tiêu cực đối với thu nhập

hoặc vốn của NH do những biến động bất lợi của các yếu tố trên thị trường như biến động lãi suất, tỷ giá, giá chứng khốn, giá hàng hóa… Rủi ro thị trường bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá và rủi ro giá cả.

- Rủi ro hoạt động: là rủi ro tiềm ẩn gây ra tổn thất do các nguyên nhân như

con người, sự không đầy đủ hoặc vận hành khơng tốt các quy trình, hệ thống; các sự kiện khách quan bên ngồi. Rủi ro hoạt động bao gồm cả rủi ro pháp lý nhưng loại trừ rủi ro chiến lược và rủi ro danh tiếng.

1.2.3 Rủi ro hoạt động trong ngân hàng thƣơng mại.

Rủi ro hoạt động (RRHĐ) luôn hiện hữu hầu như trong tất cả các giao dịch và hoạt động của NHTM.

Rủi ro hoạt động có thể mang lại những tổn thất rất lớn cho ngân hàng thương mại như: các trách nhiệm pháp lý gây ra cho ngân hàng thương mại, tài sản hoặc uy tín của ngân hàng thương mại bị tổn thất, giảm vốn kinh doanh hay mất vốn, giảm lợi nhuận …

Nguyên nhân gây ra rủi ro hoạt động

Có thể phân thành hai nguyên nhân chính gây ra rủi ro hoạt động trong hệ thống ngân hàng thương mại bao gồm nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài.

- Nguyên nhân bên trong bao gồm các yếu tố:

 Con người: nhân viên gian lận, cố ý làm sai khơng tn thủ quy trình, tỷ lệ nghỉ việc cao, nhân viên chưa được đào tạo đầy đủ, thiếu kinh nghiệm/năng lực, quá tải/lỗi do thiếu người.

 Quy trình: quy trình chưa được văn bản hóa, quy trình thiết kế chưa chuẩn, thiếu chốt kiểm sốt/chốt kiểm sốt khơng hiệu quả.

 Hệ thống: Sự cố ứng dụng/ phần cứng/ hệ thống, đầu tư công nghệ không phù hợp, lỗi tích hợp từ vận hành hệ thống, lỗ hổng an ninh hệ thống, khơng có hệ thống dự phịng, khơng có cơ sở dữ liệu tập trung, thiếu tự động hóa,…

- Nguyên nhân bên ngồi chính là các sự kiện bên ngoài tác động vào hoạt động ngân hàng như các hành vi tội phạm, việc sử dụng nguồn lực bên ngồi khơng hợp lý, thiên tai, rủi ro pháp luật,…

Phân loại rủi ro hoạt động

Rủi ro hoạt động được thể hiện thơng qua các hình thức sau:

- Gian lận nội bộ: bao gồm biển thủ tài sản, trốn thuế, cố ý hiện thị sai trạng thái tài sản, tham ơ.

- Gian lận bên ngồi: bao gồm ăn cắp thông tin, tổn thất do hacking hệ thống, ăn cắp hoặc hành động giả mạo từ bên thứ 3.

- Luật lệ lao động và an toàn lao động: bao gồm các hành vi phân biệt (giới tính, chủng tộc…), sai sót hoặc khơng hợp lý trong hệ thống lương thưởng của nhân viên, sức khỏe và an toàn của người lao động.

- Tổn thất từ KH, sản phẩm và hoạt động kinh doanh: bao gồm thao túng thị trường, chống độc quyền, kinh doanh trái phép, sản phẩm khiếm khuyết, vi phạm ủy quyền, thao túng tài khoản.

- Tổn thất về tài sản vật chất: bao gồm thảm họa tự nhiên, khủng bố, các hoạt động cố ý hủy hoại tài sản khác.

- Gián đoạn kinh doanh và lỗi hệ thống: bao gồm các gián đoạn do mất điện, lỗi phần mềm, lỗi hỏng phần cứng.

- Hoạt động tác nghiệp, vận chuyển và quy trình quản lý: bao gồm lỗi do nhập dữ liệu, lỗi kế tốn, báo cáo sai hoặc khơng đầy đủ, những mất mát tài sản của khách hàng do cẩu thả.

Từ các nguyên nhân và ảnh hưởng của RRHĐ, NHTM phải thiết lập kế hoạch ngăn ngừa, giảm thiểu RRHĐ. Các sự kiện RRHĐ cần được phân tích kỹ

lưỡng nguyên nhân và ảnh hưởng, cũng như các tổn thất và đưa vào cơ sở dữ liệu của NHTM làm cơ sở cho việc quản trị RRHĐ trong tương lai.

1.2.4 Quản trị Rủi ro hoạt động trong ngân hàng thƣơng mại theo Basel II.

Basel là Ủy ban Giám sát ngân hàng do các NHTW các nước G10 thành lập năm 1975 dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Thanh toán quốc tế. Sau một thời gian hoạt động, Ủy ban đã nghiên cứu và đưa ra các yêu cầu về an toàn vốn, được ban hành lần đầu vào năm 1988 và gọi là Basel 1. Năm 1999, Ủy ban đã đề ra 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu, đây là những nguyên tắc tối thiểu và được xem là tài liệu để các cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và các nhà quản lý tài chính tham khảo. Do những hạn chế của Basel 1, một hiệp ước mới về vốn đã được thông qua vào năm 2001 và gọi là Basel 2. Hiệp ước Basel 2 gồm 3 trụ cột:

 Trụ cột thứ nhất: Yêu cầu về vốn tối thiểu;

 Trụ cột thứ hai: Cơ quan thanh tra trực tiếp đánh giá mức độ tuân thủ yêu cầu vốn tối thiểu của ngân hàng;

 Trụ cột thứ ba: Nguyên tắc thị trường và minh bạch thơng tin.

Ngồi rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường đã được qui định tại Basel 1, Basel 2 bổ sung thêm một loại rủi ro nữa là rủi ro hoạt động. Về bản chất, Basel 2 chỉ đơn thuần làm tinh xảo hơn cách thức đo lường và tính tốn những rủi ro này nhằm giúp các ngân hàng quản lý rủi ro. Basel 2 vẫn qui định mức vốn an toàn tối thiểu là 8% và chỉ thay đổi cách tính ở mẫu số trong cơng thức tính tỉ lệ đủ vốn. Theo đó, mẫu số phải bao gồm cả ba loại rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động. Basel 2 đã bãi bỏ cách tiếp cận rủi ro của Basel 1 và thay bằng cách phân định các mức rủi ro trên cơ sở xếp hạng chính xác hơn mức độ rủi ro, các ngân hàng sẽ phải phụ thuộc chủ yếu vào kết quả xếp hạng và đánh giá độ tín nhiệm của các tổ chức

độc lập như Moody, S&P. Hệ thống đo lường theo Basel 2 phức tạp hơn, nhưng có khả năng đánh giá chính xác mức độ an tồn vốn.

Theo Basel 2, các phương pháp đo lường rủi ro bao gồm:  Các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng:

- Phương pháp chuẩn hóa: phụ thuộc vào đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập;

- Phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ cơ bản: Các ngân hàng đưa ra những khoản rủi ro ngầm định;

- Phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ tiên tiến: Các ngân hàng đưa ra một loạt thông tin đầu vào về rủi ro.

 Các phương pháp đo lường rủi ro thị trường

- Phương pháp chuẩn hóa: Do cơ quan quản lý ngân hàng thiết lập;

- Phương pháp sử dụng các mơ hình nội bộ: Các ngân hàng áp dụng các mơ hình nội bộ.

 Các phương pháp đo lường rủi ro hoạt động

 Phương pháp dùng chỉ tiêu cơ bản: Một chỉ tiêu áp dụng cho một qui định;

 Phương pháp chuẩn hóa: Nhiều chỉ tiêu áp dụng cho một qui định;

 Phương pháp đo lường nội bộ nâng cao (AMA): Các ngân hàng áp dụng các mơ hình nội bộ.

Về rủi ro hoạt động, Basel 2 định nghĩa “rủi ro hoạt động” là rủi ro xảy ra tổn thất do các qui trình, hệ thống hay nhân viên trong nội bộ ngân hàng vận hành không tốt hoặc do các nguyên nhân khách quan bên ngoài. Đây là một trong những rủi ro trầm trọng mà ngân hàng thường phải đối mặt trong quá trình hoạt động.

Đối với phƣơng pháp chỉ số cơ bản và phƣơng pháp chuẩn hóa

Theo Basel 2, hai phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với những ngân hàng không phải đối mặt với mức độ rủi ro lớn về hoạt động do nội dung hoạt động hay do phạm vi hoạt động. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp chuẩn hóa, ngân hàng phải có hệ thống quản lý rủi ro hoạt động đáp ứng đầy đủ những yêu cầu tối thiểu qui định tại Basel 2.

Cả hai phương pháp đều đòi hỏi ngân hàng phải duy trì số lượng vốn tương ứng với một tỉ lệ phần trăm nhất định so với tổng giá trị rủi ro hoạt động xác định được.

Theo phương pháp chỉ số cơ bản, để tính tốn lượng vốn tối thiểu cần đảm bảo đối với rủi ro hoạt động, ngân hàng lấy tổng thu nhập bình quân hàng năm trong 3 năm gần nhất nhân với 0,15 (hệ số này do Ủy ban Basle qui định, thể hiện tương quan giữa mức vốn tối thiểu chung của toàn hệ thống với mức chỉ số chung của toàn hệ thống. Tổng thu nhập này bằng thu nhập thuần từ tiền lãi cộng với thu nhập thuần không phải từ tiền lãi, là thu nhập trước khi trích lập dự phịng, không bao gồm các khoản lỗ/lãi thu được từ kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và các khoản thu nhập bất thường.

Theo phương pháp chuẩn hóa, các nội dung hoạt động của ngân hàng được chia thành 8 lĩnh vực. Theo đó, ngân hàng sẽ tính tốn lượng vốn tối thiểu cần đảm bảo cho từng lĩnh vực kinh doanh bằng cách nhân thu nhập thuần từ lĩnh vực kinh doanh đó với các hệ số tương ứng theo qui định của Ủy ban Giám sát ngân hàng thuộc BIS (xem bảng dưới đây). Lượng vốn tối thiểu đối với rủi ro hoạt động của toàn ngân hàng sẽ bằng tổng vốn tối thiểu của từng lĩnh vực kinh doanh.

Theo phương pháp này, mức vốn tối thiểu ngân hàng cần duy trì sẽ tương đương với mức rủi ro mà ngân hàng tính tốn được bằng hệ thống đo lường rủi ro hoạt động nội bộ của ngân hàng. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp này, một ngân hàng phải đảm bảo các tiêu chuẩn định tính và định lượng do Ủy ban đề ra và phải được cơ quan thanh tra giám sát chấp thuận.

Basel 2 cho phép TCTD sử dụng các phương pháp nội bộ để tính tốn các u cầu về vốn đối với rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động, nhưng cũng qui định các TCTD phải công bố thông tin đầy đủ cho các thành viên tham gia thị trường, giúp các thành viên tham gia thị trường hiểu biết về mối quan hệ giữa danh mục rủi ro và vốn của một ngân hàng cũng như sự lành mạnh của nó so với các thành viên tham gia thị trường. Công bố thông tin phải phản ánh được tình hình tài chính của ngân hàng, trong đó yêu cầu đầu tiên là đủ vốn và sau đó là các danh mục rủi ro tương ứng nhằm đảm bảo tính minh bạch và bình đẳng trong cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro hệ thống, góp phần củng cố sự lành mạnh và an toàn cho hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính.

Các phương pháp đo lường và qui chuẩn của Basel 2 cũng khuyến khích các ngân hàng tự quản lý bằng việc áp dụng những phương pháp đánh giá nội bộ về nhu cầu sử dụng vốn, chú ý đến tình trạng rủi ro của ngân hàng, đưa nhiều hơn yếu tố thị trường vào hệ thống ngân hàng thông qua yêu cầu công bố thông tin, cho phép các bên tham gia đánh giá được rủi ro và mức vốn hóa thực sự của những chủ thể khác nhau.

Quản trị RRHĐ trong những năm gần đây đã trở thành một hoạt động quan trọng đối với các NHTM. Mức độ hiện đại hóa địi hỏi các NHTM phải dựa vào công nghệ tự động ngày càng phức tạp; phát triển đa dạng hơn các sản phẩm; xu hướng toàn cầu hóa, cạnh tranh, mở rộng quy mơ, tham gia vào hoạt động mua lại, sáp nhập, hợp nhất. Quản trị rủi ro hoạt động là q trình tổ chức tín dụng tiến hành các hoạt động tác động đến rủi ro hoạt động, bao gồm việc thiết lập cơ cấu tổ chức,

xây dựng hệ thống các chính sách, phương pháp quản lý rủi ro hoạt động để thực hiện q trình quản lý rủi ro đó là xác định, đo lường, đánh giá, quản lý, giám sát và kiểm tra kiểm soát rủi ro hoạt động nhằm bảo đảm hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro xảy ra. Quản trị RRHĐ hiệu quả nghĩa là rủi ro xảy ra trong mức độ dự đốn trước và NHTM có thể kiểm sốt được.

Hình 1. Mối quan hệ giữa các thành phần của rủi ro hoạt động

Nguồn: Basel Committee on Banking Supervision (2001)

Thành phần chủ chốt của khung quản trị RRHĐ là một tập hợp các tiêu chuẩn RRHĐ cốt lõi cung cấp hướng dẫn về cơ sở kiểm soát và đảm bảo môi trường hoạt động. Các khung được bổ sung với các công cụ khác nhau nhưng đều có các thành phần chính: xác định chiến lược rủi ro (CLRR), xây dựng cấu trúc quản trị, phân định luồng báo cáo, kiểm soát tự đánh giá, quản lý sự kiện rủi ro, các chỉ số đo lường rủi ro chính (KRIs) và chương trình giảm thiểu rủi ro.

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng cũng đã tổng kết 4 vấn đề chính bao hàm 10 nguyên tắc vàng trong quản trị RRHĐ và khuyến nghị các ngân hàng cần thực hiện như sau:

Vấn đề thứ nhất: Tạo ra môi trường quản trị rủi ro phù hợp, gồm 3 nguyên tắc:

- Nguyên tắc 1: Hội đồng quản trị nên được biết rõ các khía cạnh chính của ngân hàng. RRHĐ là loại rủi ro cần được quản lý, đánh giá xem xét định kỳ dựa trên khung quản lý RRHĐ. Khung này cần phải cung cấp một định nghĩa tổng thể cho toàn ngân hàng về RRHĐ, cũng như các nguyên tắc, cách xác định, đánh giá, giám sát, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro.

- Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị phải bảo đảm rằng khung quản trị RRHĐ của ngân hàng là tùy thuộc vào hiệu quả và tồn diện của kiểm tốn nội bộ bởi nhân viên thành thạo, được đào tạo và hoạt động độc lập. Kiểm tốn nội bộ khơng nên trực tiếp chịu trách nhiệm về quản lý RRHĐ.

- Nguyên tắc 3: Quản lý cấp cao phải có trách nhiệm triển khai thực hiện các khung quản lý RRHĐ được phê duyệt của Hội đồng quản trị. Khung phải được triển khai thực hiện nhất quán trong toàn bộ hệ thống ngân hàng và tất cả các nhân viên nên hiểu rõ trách nhiệm của mình với việc quản lý RRHĐ. Lãnh đạo cấp cao cũng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP quân đội nhằm đối phó với rủi ro hoạt động (Trang 28)