CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA TỔ CHỨC
1.5. Biểu trưng của văn hóa tổ chức
1.5.2. Các biểu trưng phi trực quan của văn hóa tổ chức
Biểu trưng phi trực quan của văn hóa tổ chức là những dấu hiệu đặc trưng thể
hiện mức độ nhận thức của những người hữu quan về văn hóa tổ chức. Mức độ nhận thức có thể đạt được ở những cấp độ khác nhau . Mức độ nhận thức càng cao, tác động của các triết lý và giá trị của văn hóa tổ chức càng mạnh và càng có khả năng dễ chuyển thành động lực và hành động. Về cơ bản có thể chia mức độ nhận thức thành bốn cấp độ từ thấp đến cao như sau: giá trị, thái độ, niềm tin và lý tưởng.
- Giá trị: Là khái niệm phản ánh nhận thức của con người về những chuẩn mực
đạo dức mà họ cho rằng cần phải thực hiện. Giá trị luôn được con người tôn trọng.
Những giá trị trong văn hóa tổ chức và triết lý hành động của tổ chức được thể hiện
thông qua các biểu trưng trực quan và được nhắc đi nhắc lại trong các chương trình đạo
đức được các thành viên tổ chức và những người hữu quan tiếp nhận, hấp thụ và dần
chuyển hóa thành những chuẩn mực hành vi trong những hoàn cảnh nhất định. Các giá trị văn hóa tổ chức một khi đã được các thành viên hấp thụ chúng sẽ trở thành những
chuẩn mực thước đo cho hành vi của các thành viên.
- Thái độ: Được định nghĩa là một thói quen tư duy theo kinh nghiệm để phản
ứng theo mọt cách nhất quán thể hiện sự mong muốn hoặc không mong muốn đối với
sự vật, hiện tượng. Thái độ được hình thành trên cơ sở những giá trị và triết lý đã được nhận thức. Thái độ được định hình theo thời gian từ sự tiếp thu và phân tích những giá trị của văn hóa tổ chức. Thái độ của con người là tương đối ổn định và có những ảnh hưởng nhất định đến hành động. Thái độ luôn dựa vào những phán xét dựa trên cảm
giác, tình cảm. Như vậy, thái độ là nhận thức phát triển ở mức độ cao hơn, trong đó thể hiện chiều hướng chuyển hóa dần các giá trị và triết lý của văn hóa tổ chức thành giá trị và triets lý hành động của cá nhân. Tuy nhiên sự chuyển hóa cịn ở mức độ thấp, bởi
thái độ chỉ thể hiện trong từng hoàn cảnh cụ thể, chưa trở thành động cơ thúc đẩy con người hành động một cách chủ động. Thái độ là chất gắn kết giá trị với niềm tin thơng qua tình cảm.
Nhận thức ở cấp độ thái độ, con người sẽ ln có xu thế phản ứng trước những
vấn đề nhất định. Hành động phản ứng của họ không chỉ thể hiện những giá trị mà họ
nhận thức được nó cịn thể hiện cả tình cảm của họ.
- Niềm tin: Là khái niệm thể hiện nhận thức của một người về việc mọi người
cho rằng thế nào là đúng, thế nào là sai. Trong niềm tin luôn chứa đựng những giá trị và triết lý đã nhận thức, nhưng mức độ nhận thức phát triển ở cấp độ cao hơn. Niềm tin có thể tạo ra nguồn sức mạnh giúp con người hành động. Niềm tin là giá trị được hình thành một cách vững chắc về một cách thức hành động hay trạng thái nhất định.
Niềm tin của những người đạo trong văn hóa tổ chức được chuyển hóa thành
niềm tin của tổ chức thơng qua q trình nhận thức. Tuy vậy, vẫn có thể xuất hiện những trở ngại từ thơng tin. Khi phải đương đầu với một vấn đề, người lãnh đạo sẽ đưa ra một đề nghị về cách giải quyết vấn đề. Những thành viên khác của tổ chức lại có thể nhìn nhận niềm tin này của người lãnh đạo như những giá trị cần tôn trọng, tức là họ phải tìm cách tăng năng suất khi thấy có một vấn đề xuất hiện. Nếu giải pháp đó may mắn được chứng tỏ là đúng đắn trong việc giải quyết vấn đề, mọi người sẽ dần dần
chấp nhận giá trị này như một quy tắc về sự vận động của thế giới. Một khi cách hành
động này trở thành thói quen và trở nên hữu hiệu, chúng sẽ chuyển hóa dần thành niềm
tin khơng phải bàn cãi.
Nhận thức ở cấp độ niềm tin, con người ln có xu thế hành động một cách chủ động, tự nguyện trong hành động ln có thể thấy rõ trạng thái tình cảm ở mức độ cao
hơn qua sự tự giác và sự nhiệt tình.
- Lý tưởng: Là khái niệm thể hiện niềm tin phát triển ở mức độ rất cao. Phát triển
ở mức độ này, trạng thái tình cảm của con người khơng chỉ là sự tự giác và lịng nhiệt
tình, mà hơn thế nữa còn là sự sẵn sàng hy sinh và cống hiến.
Lý tưởng khác với niềm tin trên ba khía cạnh sau đây: Niềm tin được hình thành một cách có ý thức và có thể xác minh tương đối dễ dàng, trong khi lý tưởng hình
thành một cách tự nhiên và khó giải thích được một cách rõ ràng; Niềm tin có thể được
đưa ra diễn giải, tranh luận, đối chứng, trong khi không thể làm như vậy được đối với
lý tưởng vì vậy niềm tin có thể thay đổi dễ dàng hơn so với lý tưởng; Niềm tin chỉ là trình độ nhận thức ở mức độ đơn giản hơn trong khi lý tưởng được hình thành khơng
chỉ từ niềm tin mà còn gồm cả những giá trị và cảm xúc của con người.
Nhận thức ở cấp độ lý tưởng, con người luôn thể hiện mong muốn được hy sinh,
cống hiến.