Xác định tầm nhìn, triết lý kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp góp phần xây dựng văn hóa tổ chức trong các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn TP PLEIKU GIALAI (Trang 66 - 71)

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA TỔ CHỨC

3.2. Đề xuất những giải pháp chủ yếu góp phần xây dựng văn hóa tổ chức trong các

3.2.1. Xác định tầm nhìn, triết lý kinh doanh

Điều kiện quyết định để doanh nghiệp giành được thắng lợi trong công cuộc hội

nhập kinh tế quốc tế ngày nay chính là tầm nhìn của mỗi doanh nghiệp. Đó phải là tầm nhìn rộng hơn, xa hơn, nắm bắt thơng tin nhanh hơn.

Tầm nhìn của các doanh nghiệp nhà nước cần được phổ biến rộng rãi, rõ ràng để

đảm bảo tạo ra sự đồng tâm nhất trí của mọi thành viên từ trên xuống dưới. Nhà lãnh đạo bên cạnh việc đề ra tầm nhìn chiến lược cịn phải sử dụng mọi hình thức để liên tục

truyền đạt và giáo dục nhân viên nhằm thay đổi nhận thức của họ đối với những thay

đổi cơ bản, những cam kết về hướng phát triển mới của cơng ty. Vì vậy các hoạt động

cụ thể của văn hoá tổ chức phải gắn liền và nhằm thực hiện cho bằng được yêu cầu

này, để làm cho mọi thành viên hiểu tường tận hơn những giá trị và niềm tin mà doanh nghiệp mong đợi ở họ.

Tầm nhìn định hướng, mục tiêu dài hạn thường được xây dựng cho thời gian từ 5- 10 năm, xây dựng mục tiêu dài hạn cần phải xem xét:

- Triển vọng phát triển của thị trường mục tiêu - Đích đến của doanh nghiệp

- Tính khả thi của mục tiêu dựa trên việc xem xét nội lực hiện tại và hoạch định những đầu tư trong tương lai

Một tầm nhìn định hướng, mục tiêu dài hạn tốt cần phải đảm bảo: - Có khát vọng phát triển

- Sự chia sẻ cao đến toàn thể ban lãnh đạo và nhân viên. Trong đội ngũ ban lãnh đạo mục tiêu dài hạn có thể được hoạch định tương đối chi tiết, có đầy đủ cơ sở và điều kiện thực hiện, ví dụ hoạch định về tài chính, chiến lược marketing, phân

phối,v.v... Nhưng khi chia xẻ đến toàn thể nhân viên, mục tiêu dài hạn nếu được

khái quát cao, dễ hiểu, rõ ràng, mang tính biểu cảm cao thì càng có tác dụng lớn. - Có thể chi phối hoạt động, nhận thức, hành vi ứng xử của từng phòng ban, nhân

viên

Triết lý kinh doanh là cốt lõi của phong cách kinh doanh, là hạt nhân, trụ cột của văn hóa tổ chức. Nó là lực hướng tâm của mọi thành viên trong doanh nghiệp phấn đấu vươn tới sự thành cơng của doanh nghiệp. Vì thế, triết lý kinh doanh, tức tư tưởng, quan điểm của doanh nghiệp về kinh doanh, phải được khái quát thành tôn chỉ, mục đích, phương châm hành động của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Triết lý

kinh doanh sẽ định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp.

Tầm nhìn và triết lý kinh doanh của Công ty cao su Mang Yang:

Tầm nhìn :

Cung ứng một cách tồn diện các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng

cao và sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng khách

hàng. Duy trì sự hài lịng, trung thành và gắn bó của khách hàng, đảm bảo là đối tác tin cậy.

Sản phẩm dịch vụ được cung cấp bởi công ty mang lại giá trị cao nhất. Ln chú trọng tìm hướng phát triển mới, mở rộng loại hình kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh. Đến năm 2020, Công ty cao su Mang Yang là công ty sản xuất kinh doanh

đa ngành nghề của khu vực Tây Nguyên. Đến năm 2050, Công ty cao su Mang

Yang là công ty sản xuất kinh doanh đa ngành nghề của khu vực Châu Á. Triết lý kinh doanh:

Mục tiêu cốt lõi của mọi sản phẩm và dịch vụ là làm hài lòng Khách hàng; Giá trị cốt lõi của Cơng ty là con người, lịng nhiệt tình và quyết tâm cùng xây dựng; Gia tăng giá trị và phát triển hài hồ, bền vững là tơn chỉ của mọi hành động; Chất lượng, hiệu quả, đúng hẹn để có được ấn tượng “Chuyên nghiệp” trong tâm thức của khách hàng;

Văn hoá doanh nghiệp tạo nên sức hút ngày một gia tăng đối với khách hàng và người lao động; Đổi mới để thích nghi là trách nhiệm của mọi thành viên công ty cao su

Mang Yang.

Tầm nhìn chiến lược của Ngân hàng ngoại thương - Chi nhánh Pleiku:

Với ưu thế về hệ thống kỹ thuật công nghệ tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế, số

lượng lớn các ngân hàng thành viên tham gia và một mạng lưới rộng lớn các đối tác cung cấp dịch vụ, ngân hàng ngoại thương xác định tầm nhìn chiến lược của mình là: “Trở thành Mạng thanh toán điện tử hàng đầu tại Việt Nam, kết nối các ngân hàng với các đơn vị cung ứng hàng hóa dịch vụ trên hệ thống đa kênh, đa phương tiện với tiêu chuẩn kỹ thuật và vận hành quốc tế nhằm đưa lại một hệ thống sản phẩm chất lượng và hiện đại cho khách hàng của các thành viên”.

3.2.2. Định hình các giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi là những phẩm chất được đánh giá là cao quí nhất trong doanh

nghiệp. Giá trị cốt lõi không thay đổi theo thời gian. Giá trị cốt lõi là thước đo mọi

hành vi; là nền tảng, là những điều “luật bất thành văn” ăn sâu trong tiềm thức, ngấm vào máu các thành viên và được thể hiện qua hành vi hàng ngày.

Nhiều doanh nghiệp có bảng giá trị cốt lõi khá dài, chỉ thể hiện các mong muốn tốt đẹp của lãnh đạo mà khơng thể hiện cái đã hình thành ăn sâu trong mỗi thành viên của doanh nghiệp, đã được tôi luyện và giữ vững qua thử thách trong thời gian gian

khá dài. Giá trị được thể hiện rõ nhất thông qua người hùng và các huyền thoại trong doanh nghiệp.

Các giá trị cốt lõi của văn hố tổ chức có mối quan hệ hồ quyện, tác động lẫn nhau như một tổng thể đa dạng, phong phú trong nội tại văn hoá tổ chức của doanh

nghiệp nhà nước. Sẽ là sự khập khiễng nếu chỉ xem xét một cách riêng lẻ từng đặc

trưng, hoặc đề cao đặc trưng này mà xem nhẹ đặc trưng khác. Là những thói quen,

chuẩn mực được hình thành trong quá trình hoạt động của mình, các đặc trưng văn hoá tổ chức phải được lãnh đạo doanh nghiệp diễn đạt thành văn bản và phổ biến với thành phần các cán bộ quản lý từ cấp cơ sở trở lên.

Chương trình văn hố tổ chức cần cụ thể hố ở phạm vi các cấp phịng ban, đơn vị, tổ sản xuất. Xuất phát từ những công việc, chuyên môn khác nhau của các bộ phận, việc triển khai các đặc trưng văn hoá chung cần được lãnh đạo các cấp vận dụng thành những đặc trưng cụ thể của bộ phận, đơn vị mình.

3.2.3. Xây dựng Văn hóa lãnh đạo

Nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong thời đại mới cần có văn hố lãnh đạo chuyên nghiệp, năng động với những yêu cầu của đổi mới thích nghi trong mơi trường kinh

doanh. Do đó, nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần đáp ứng những yêu cầu sau: Về trình độ:

- Có kiến thức kinh doanh cơ bản (hiểu biết thế nào là qui luật cung cầu của thị trường; xu thế phát triển của kinh tế thế giới; mơ hình doanh thu-chi phí-lợi nhuận; ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận trên vốn, trên đầu tư; đọc hiểu báo cáo tài

chính…)

- Có kiến thức chun môn cần thiết trong lĩnh vực hoạt động (hiểu biết cơ bản về

đặc tính kỹ thuật, qui trình, đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ cung cấp, có thể

không cần hiểu biết nhiều hơn bộ phận kỹ thuật nhưng ít nhất phải tốt hơn một người khách hàng bình thường)

- Hiểu biết về văn hóa kinh doanh của đối tác, đặc biệt là đối tác nước ngồi - Có kiến thức về pháp luật kinh doanh trong nước và quốc tế

- Có trình độ ngoại ngữ nhất định, đặc biệt là tiếng Anh trong kinh doanh. Về phẩm chất:

- Có đạo đức trong kinh doanh (coi trọng chữ tín, tơn trọng pháp luật, khơng kinh

doanh gian dối, có trách nhiệm xã hội, khơng tiếp tay cho đối tác có hành vi kinh doanh xấu mặc dù có thể rất có lợi cho mình)

- Có niềm đam mê, hăng say trong kinh doanh

- Năng động, sáng tạo, ham tìm tịi, học hỏi, thích nghi nhanh, chủ động, khơng

ngại đổi mới, tinh thần hợp tác cao,… Về kỹ năng:

- Có kỹ năng hoạch định, sắp xếp cơng việc một cách khoa học và hợp lý, cần biết rõ việc gì mình nên làm, việc gì nên trao quyền cho cấp dưới. Trong thời đại có

quá nhiều thơng tin và tính phức tạp trong kinh doanh như hiện nay, đây là một kỹ năng thực sự hữu ích để nhà quản lý đạt được thành công trong môi trường kinh

doanh hiện đại.

- Có kỹ năng kinh doanh: giao tiếp, đàm phán, ký kết hợp đồng

- Có kỹ năng lãnh đạo: am hiểu tri thức quản lý hiện đại; kỹ năng lãnh đạo nhóm; hiểu biết về những lý thuyết động viên, quản trị nhân sự …

- Có kỹ năng quản lý thông tin và truyền đạt thông tin tốt: sử dụng thành thạo

những công cụ, phần mềm quản lý hiện đại (email, lịch làm việc thơng minh, cơng cụ tìm kiếm thơng tin, sắp xếp, tổ chức lưu trữ thông tin hợp lý… nhằm giảm thời gian đến mức tối thiểu)

Một điều cần khẳng định là tất cả những tiêu chuẩn trên hồn tồn có thể rèn

luyện, học tập mà có được, chứ không nhất thiết phải là những tài năng bẩm sinh. Thế giới hiện đại có đầy đủ cơng cụ và phương thức giúp các nhà lãnh đạo rèn luyện những phẩm chất, kỹ năng và trình độ cần thiết của nhà lãnh đạo thế kỷ XXI. Điều quan trọng là phải có một ý chí quyết tâm và một tinh thần ham học hỏi, mà đây vốn là thế mạnh của con người Việt Nam. Khi đạt được những tiêu chuẩn trên thì chắc chắn những nhà quản lý doanh nghiệp Việt Nam sẽ vươn lên tầm cao mới, khơng cịn là những “ông chủ” doanh nghiệp mà là những “nhà lãnh đạo” doanh nghiệp. Giữa khái niệm “ông

chủ” và “nhà lãnh đạo” là một khoảng cách xa của sự phát triển. Đó cũng nên là mục tiêu của những nhà quản lý doanh nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp góp phần xây dựng văn hóa tổ chức trong các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn TP PLEIKU GIALAI (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)