CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA TỔ CHỨC
2.4. Gương xây dựng thành công văn hóa tổ chức
2.4.1. Công ty thương mại Nam Gia lai
Đứng chân trên địa bàn đã 33 năm, Công ty thương mại Nam Gia Lai luôn giữ ổn định và chiếm thị phần lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cho hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Để giữ vững thị phần và đóng vai trị chủ đạo của một doanh nghiệp Nhà nước, trong
nhiều năm qua, Công ty đã xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, nhân viên thích ứng
với mơi trường, từng bước xây dựng mạng lưới đại lý rộng khắp.
Phương châm đổi mới phương thức kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ, đã góp phần làm nên thị phần lớn mà Cơng ty đang nắm giữ, đảm bảo cung ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất, bình ổn thị trường. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh trên địa bàn những năm qua ln có sự cạnh tranh quyết liệt. Nhiều đầu mối cạnh tranh bằng cách giảm điều kiện bắt buộc theo quy định đối với đại lý hay bằng cách tăng tỷ lệ chiết
khấu hoa hồng đã làm cho tình hình kinh doanh thêm khó khăn. Là doanh nghiệp
chuyên kinh doanh gỗ xẻ, nguyên liệu giấy và vật liệu xây dựng, Công ty luôn chú trọng thực hiện quy chế bắt buộc phải đảm bảo số lượng và chất lượng hàng hóa bán ra cho khách hàng, đầu tư trang bị phương tiện đo hiện đại, có độ chính xác cao, ổn định và đặc biệt là thực hiện nghiêm ngặt các quy định về phòng cháy chữa cháy.
Công ty truyền đạt thông điệp của mình tới tất cả các nhân viên, đó là: Xây dựng
khách hàng, mọi nơi. Khách hàng không chỉ hài lịng mà cịn trung thành với cơng ty;
khơng chỉ phục vụ từ thứ hai đến thứ sáu và khơng chỉ phục vụ những khách hàng dễ tính. Phần thứ hai của cam kết là: Sự trung thành đó được thể hiện thông qua sự tận tuỵ
với khách hàng, cụ thể hóa bằng hành động của mỗi nhân viên.
Đó chính là điểm khởi đầu xây dựng văn hóa tổ chức của cơng ty. Từ đó, sản
lượng hàng năm của Công ty tăng lên đáng kể. Doanh thu gần 1.000 tỉ đồng/năm, mức tăng trưởng ổn định năm sau cao hơn năm trước. Tỷ suất lợi nhuận 12%/năm. Thu
nhập của cán bộ, nhân viên- người lao động nâng lên đáng kể. Hoạt động kinh doanh hiệu quả nên Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, bình quân hàng
năm nộp ngân sách gần 100 tỉ đồng, năm nào cũng được tuyên dương là doanh nghiệp hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ nộp ngân sách.
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, ngoài sự chuẩn bị sẵn sàng để xóa bỏ bao cấp, hiện Cơng ty đã xây dựng định hướng phát triển trong tình hình mới, tổ chức sản xuất kinh doanh tốt, nắm bắt cơ hội kinh doanh, xây dựng văn hóa tổ chức mang đậm dấu ấn riêng và đặc biệt chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng
yêu cầu phát triển.
2.4.2. Công ty Cao su Mang Yang
Ngày 6-2-1984, Công ty Cao su Mang Yang được thành lập, với 71 người. Họ là cán bộ, công nhân Công ty Cao su Phước Hịa được Tổng Cơng ty Cao su Việt Nam giao nhiệm vụ khai phá vùng đất này. Ngần ấy con người, giữa mênh mông đại ngàn, thường xuyên đối mặt với sốt rét, thiếu ăn và bọn phản động Fulro luôn chống phá
nhưng họ vẫn kiên định bám vào vùng đất mới với một niềm tin: Nơi này sẽ bạt ngàn màu xanh cao su.
Từ một Cơng ty có năng suất, sản lượng vườn cây thấp, Nhà máy chế biến mủ chưa có, phải chuyển mủ đi gia công ở Công ty khác, nhưng chỉ sau 6 năm (từ 2003 - 2009), Công ty đã đầu tư xây dựng được 3 nhà máy chế biến mủ: Mủ tờ (RSS) có cơng suất 3.000 tấn mủ/năm; mủ cốm (SVR 3L) công suất 4.500 tấn/năm; mủ tạp (SVR 10-
20) công suất 3.000 tấn/năm. Hệ thống xử lý nước thải được đầu tư với tổng số tiền
gần 10 tỉ đồng được đánh giá là hiện đại nhất Tây Ngun. Để quy trình sản xuất của
Cơng ty đạt tiêu chuẩn quốc tế, năm 2007 Công ty thực hiện sản xuất theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Đồng thời, Công ty cũng đang triển khai xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004. Nhằm đa dạng hóa
nguồn thu, Cơng ty cịn đầu tư ra ngồi, góp vốn vào 6 doanh nghiệp khác với tổng số vốn 83 tỉ đồng. Kết quả sản xuất của các doanh nghiệp này khá ổn định nên mức cổ tức chia cho cổ đông cũng tăng dần theo từng năm.
Màu xanh cao su đi tới đâu là cơ sở hạ tầng: Điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa cộng đồng… mở ra tới đó. Riêng về giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số ở Công ty Cao su Mang Yang cũng là một bước đột phá, cũng chừng 6 năm Công ty đã đào tạo và đưa 1.100 lao động là người dân tộc thiểu số vào làm việc, chiếm gần 45% trong tổng số cán bộ, công nhân viên tồn Cơng ty...
Triết lý kinh doanh của công ty là không ngừng đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức, văn hóa ứng xử và đạo đức nghề nghiệp cho nguồn nhân lực hiện có; đồng thời, xây dựng và thực thi các chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu khắt khe của mọi khách hàng. Chân thành, chủ động
trong việc xây dựng quan hệ đối tác để cùng phát triển. Đoàn kết nội bộ, nỗ lực phấn
đấu vì một sự nghiệp chung.
Bên cạnh đó, cơng ty ln tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội từ thiện,
hàng năm đã trích hàng tỉ đồng để hỗ trợ cho quỹ “Vì người nghèo”, xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương, cứu trợ bão lụt… Với những thành quả đạt được, những ngày tháng 2-2009, Công ty Cao su Mang Yang vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân
chương Lao động hạng nhì, đây là sự ghi nhận thành tích của Cơng ty trong suốt 25 năm bền bỉ xây dựng và trưởng thành.
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG VĂN HÓA TỔ CHỨC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN PLEIKU - GIALAI