Đối với việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp góp phần xây dựng văn hóa tổ chức trong các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn TP PLEIKU GIALAI (Trang 32 - 37)

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA TỔ CHỨC

1.6. Lợi ích của việc xây dựng văn hóa tổ chức

1.6.3. Đối với việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm

Xây dựng văn hóa tổ chức cũng chính là xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp và cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Xây dựng Văn hóa tổ chức đi từ cái gốc xây dựng con người văn hóa cho doanh nghiệp – văn hóa tổ chức, xác định văn hóa trong kinh doanh, văn hóa lãnh đạo, văn hóa chất lượng…; xác định định hướng, mục tiêu cho sự tồn tại của doanh nghiệp cũng như sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Kết tinh của các giá trị văn hóa này tạo ra thương hiệu cho sản phẩm của doanh nghiệp. Tùy theo đặc tính của sản phẩm, chiến lược của công ty mà một số doanh nghiệp có thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu riêng cho sản phẩm như các nhãn hiệu rượu mạnh Henessy, XO, Napoleon đều thuộc hiệp hội Cognac; Công ty Unilever có Dove, Omo, Sunsilk, Hazeline v.v… hoặc chỉ có một tên gọi và cũng là tên gọi của công ty cho tất cả sản phẩm của mình, ví dụ như Sony có các sản phẩm ti vi, máy nghe nhạc đều mang nhãn hiệu Sony; tất cả sản phẩm của công ty Honda như ô tô, xe máy, máy thủy, cưa máy… đều mang nhãn hiệu Honda.

Thương hiệu sản phẩm tạo ra vị thế về chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng nhìn vào thương hiệu sản phẩm để đánh giá chất lượng sản phẩm, bên cạnh đó thương hiệu doanh nghiệp giúp người tiêu dùng đánh giá về mức độ uy tín, đạo đức của doanh

nghiệp. Điều này có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với người tiêu dùng, đối tác, chính phủ có văn hóa khi biết rằng họ khơng tiếp tay cho những doanh nghiệp khơng có

đường lối kinh doanh đúng đắn, có thể gây hại cho con người và mơi trường. Tất cả

những vai trị trên của văn hóa doanh nghiệp cuối cùng sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển, kết tinh thànhlợi nhuận của doanh nghiệp- yếu tố quyết định sự

TIỂU KẾT

Đối với đề tài nghiên cứu này, cơ sở lý luận trên đây là căn cứ để nhận diện, phân

tích và đánh giá thực trạng văn hóa tổ chức trong các doanh nghiệp nói chung và quan

điểm của những người quản lý có những ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển văn

hóa tổ chức trong thực tế ở nước ta, từ cơ cấu tổ chức đến cơ chế phân quyền, từ chuẩn mực đạo đức đến việc thực hiện các mục tiêu chiến lược… Ngoài ra, cơ sở lý luận này còn là căn cứ để kết hợp với thực trạng về văn hóa tổ chức trong các doanh nghiệp nhà nước nhằm tìm kiếm những giải pháp phù hợp giúp doanh nghiệp nhà nước xây dựng và phát triển văn hóa tổ chức bền vững, thể hiện được vai trò đầu tàu trong việc phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong kỷ nguyên hợp tác, thích nghi với nền kinh tế tri thức của thế kỷ 21.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG VĂN HÓA TỔ CHỨC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI PLEIKU – GIA LAI

2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH

PHỐ PLEIKU – GIA LAI CÁC NĂM QUA

Sau ngày giải phóng (17-03-1975), Phố núi Pleiku từng ngày phát triển mạnh mẽ, trở thành trung tâm kinh tế-chính trị của tỉnh. Ngày 25-2-2009, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định cơng nhận thành phố Pleiku - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh Gia Lai là đô thị loại II, đã phản ánh sự nỗ lực của mỗi người dân thành phố. Nay, cơ sở hạ tầng được mở rộng, nâng cấp tạo cho Pleiku một dánh dấp đặc

trưng của một đô thị miền cao nguyên. Kinh tế-xã hội cũng tiến những bước dài trên con đường phát triển.

Thành phố Pleiku rộng hơn 26.000 km2 với dân số hơn 211.000 người gồm 28 dân tộc, là đô thị trung tâm của Bắc Tây Ngun, có vị trí địa lý quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phịng.

Stt Đơn vị hành chính Diện tích (Km2) Dân số TB (người) Mật độ (Người/Km2) Tổng cộng 26.199 211,061 806 I Thành thị (Phường) 73.46 164,977 2,246 II Nông thôn (Xã) 188.53 46,084 244

Bảng 2.1. Diện tích, dân số, mật độ dân số năm 2009 (Cục thống kê Gia lai, 2009)

Đặc biệt, năm 2004, thành phố đã hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung đô thị đến năm 2020. Trên cơ sở quy hoạch chung, thành phố đã tập trung đầu tư và huy động

việc cải tạo, xây dựng môi trường đô thị, xác định danh mục lĩnh vực ưu tiên đầu tư,

quản lý xây dựng nhằm phát triển đô thị Pleiku đáp ứng yêu cầu của một đơ thị loại II. (Đơn vị tính: triệu đồng)

2008 2009

TỔNG SỐ 1,588,101 1,880,148

I. Phân theo hình thức quản lý 1,588,101 1,880,148

1. TW quản lý 336,125 302,867 2. Tỉnh quản lý 447,284 407,665 3. Huyện, thị xã, thành phố quản lý 804,692 1,169,616 4. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài

II. Phân theo nguồn vốn 1,588,101 1,880,148

1. Vốn ngân sách nhà nước 354,394 387,524 - TW quản lý 51,798 57,872

- Tỉnh quản lý 150,905 199,063 - Huyện, thị xã, thành phố quản lý 151,691 130,589

2. Vốn tín dụng 90,062 3. Vốn đầu tư của các DNNN 465,521 453,597

4. Vốn của dân cư và tư nhân 649,752 999,725 5. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài

6. Vốn khác (Nhà nước và nhân dân) 28,372 39,302

III. Phân theo cấu thành 1,588,101 1,880,148

1. Xây lắp 1,102,013 1,219,632

2. Thiết bị 99,305 125,124

3. Vốn đầu tư phát triển khác 386,783 535,392

Bảng 2.2. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Pleiku theo giá hiện hành (Cục thống kê Gia lai, 2009)

Ngày nay, Pleiku đang được đánh giá là một thành phố trẻ, phát triển năng động với nhiều lợi thế đang được phát huy. Đó là địa thế thuận lợi khi nằm trên trục đường giao thông nối hai quốc lộ là 14, 19, gần ngã ba Đông Dương, trên trục đường Hồ Chí Minh… giúp thành phố có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh hơn nữa. Chỉ trong hơn chục năm trở lại đây, nhiều khu phố sầm uất đã được định hình, cuộc

sống người dân theo đó cũng có bước đổi thay đáng kể…

Với mức tăng trưởng kinh tế bình quân 15% mỗi năm, Pleiku đang từng ngày thay da đổi thịt. Thu ngân sách trên địa bàn thành phố tăng mạnh hàng năm với mức tăng trên 20%. Cụ thể, trong năm 2000, tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố đạt 164 tỉ đồng và đến năm 2009 đạt trên 1.200 tỉ đồng.

Pleiku đang bước từng bước vững mạnh trong quá trình phát triển và hội nhập.

Cuộc sống người dân theo đó cũng được cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân năm

2009 đạt 24,39 triệu đồng/người. Thành phố khơng cịn hộ đói, hộ nghèo giảm xuống

dưới 1%. Đặc biệt, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn đã có cuộc sống ổn định,

nhiều hộ gia đình có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Nhiều chương trình đào

tạo nghề đã phát huy hiệu quả, giúp người dân có thêm cơ hội việc làm, tăng thu nhập. Pleiku là một đơ thị hiện đại nhưng vẫn có nét đặc trưng riêng. Một thành phố xanh,

sạch cũng là đích ngắm. Hiện cây xanh được trồng trên 75 tuyến đường nội thành đã dần hiện thực hóa điều này. Ngồi ra, các cơng trình hiện đại được xây dựng trong

những năm gần đây khiến bộ mặt đô thị khang trang hơn.

Chỉ một vài năm trở lại đây, hoạt động giao thương giữa ba nước Đông Dương ngày càng được đẩy mạnh. Điều này đang là cơ hội để Pleiku có thêm “năng lượng” để phát triển, đặc biệt trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp.

Theo kế hoạch phát triển, thành phố phấn đấu thu nhập bình quân đạt 1.400

xã hội tăng bình quân hàng năm khoảng 20%, trong năm nay phấn đấu đạt trên 2.000 tỉ

đồng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp góp phần xây dựng văn hóa tổ chức trong các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn TP PLEIKU GIALAI (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)