0T Hoạt động M&A ngân hàng của các nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hoạt động sáp nhập và mua lại trong hệ thống ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 33 - 40)

nghiệm cho Việt Nam

Hoạt động M&A ngân hàng thực sự là một lĩnh vực sôi động và là tâm điểm của sự quan tâm, bởi ngân hàng là thực thể kinh tế đặc biệt trong nền kinh tế, có ảnh hưởng tới nhiều chủ thể khác, từ dân cư, doanh nghiệp tới chính phủ. Tại những nước phát triển châu Âu và Mỹ, ngành ngân hàng đã có lịch sử phát triển hàng trăm năm, nhiều ngân hàng lớn bây giờ được thành lập từ cuối thế kỷ 19, và sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt. Trong khi đó ở châu Á, ngành ngân hàng cịn khá non trẻ. Trừ những ngân hàng quốc doanh và ngân hàng trung ương, hầu hết các ngân hàng thương mại đều ra đời vào những năm 1990, có kinh nghiệm chỉ khoảng 20 năm. Do đó, bức tranh M&A ở mỗi khu vực lại có những nét riêng.

Mỹ được xem là điển hình cho các thương vụ M&A ngân hàng trên thế giới. Vào những năm 50 đã diễn ra hơn 1.400 thương vụ M&A. Giai đoạn khủng hoảng ngân hàng năm 1981, là thời điểm dẫn đến các cuộc sáp nhập ngân hàng lớn nhất thế giới diễn ra, đặc biệt là trong những năm 80 đã diễn ra 3.555 vụ sáp nhập, gấp hơn 2 lần các chỉ số của các thập niên trước đó. Thêm vào đó, vào năm 1994, Đạo luật

23

Riegle-Neal được ban hành, hoạt động sáp nhập ngân hàng được nới rộng khơng cịn giới hạn trong phạm vi tiểu bang mà có thể thực hiện xuyên tiểu bang. Trong thập niên 90 mỗi năm trung bình có gần 400 thương vụ M&A, từ đó tạo ra các tập đồn tài chính ngân hàng khổng lồ hoạt động trên phạm vi toàn cầu với sự chuyển hướng kinh doanh từ hoạt động cho vay sang hoạt động dịch vụ. Tháng 01/2004, ngân hàng JP Morgan Chase đồng ý mua lại Bank One trong một thương vụ trị giá 58 tỷ USD, theo đó, mỗi cổ phiếu của Bank One được đổi sang bằng 1,32 cổ phiếu của JP Morgan Chase. Sau cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất tại Mỹ nổ ra vào giữa năm 2007, hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng xảy ra với tốc độ nhanh chưa từng thấy. Chỉ tính trong vịng 03 năm, từ 2008 đến 2010, Mỹ đã diễn ra 308 thương vụ M&A ngân hàng. Tháng 09/2008, với tham vọng trở thành ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, Bank of American đã quyết định mua lại Merrill Lynch với giá 50 tỷ USD, Trong năm 2009, vụ sụp đổ lớn nhất là ngân hàng Bank United vào ngày 21/05 được giải quyết theo hình thức bán cho các nhà đầu tư tư nhân và vẫn hoạt động với tên gọi cũ. Tháng 06/2011, hai vụ thâu tóm lớn của hai ngân hàng Mỹ đã cho thấy sự trở lại của xu hướng các ngân hàng có thế lực bỏ tiền ra mua lại tài sản của các đối thủ yếu hơn sau một khoảng thời gian ngắn gián đoạn. Tập đồn dịch vụ tài chính PNC của Mỹ ngày 20/06/2011 đã thơng báo đạt được thỏa thuận mua lại chi nhánh ngân hàng bán lẻ tại Mỹ của Royal Bank of Canada (RBC) với giá 3,45 tỷ USD, bốn ngày sau khi Capital One của Mỹ cho biết mua bộ phận ngân hàng trực tuyến tại Mỹ của ING của Hà Lan, ING Direct USA, với giá 9 tỷ USD.

Tại châu Âu, hoạt động M&A ngân hàng diễn ra mạnh mẽ vào những năm thập niên 1990 cùng với sự hình thành và phát triển của Liên minh tiền tệ châu Âu. Số ngân hàng vào năm 1985 là 12.670, đến năm 1999 còn 8.395, với tỷ lệ của tổng tài sản so với GDP tăng từ 177,2% lên 244,2%. Thị phần của 5 ngân hàng lớn nhất trong giai đoạn này tăng từ 12% lên 57,1% vào năm 1999. Theo một thống kê khác, tổng giá trị M&A trong giai đoạn 1990 – 2005 đạt gần 794 tỷ USD. Tháng 08/2006, diễn ra vụ sáp nhập ngân hàng lớn nhất Italia, giữa ngân hàng Banca Intesa và Sanpaolo IMI. Tháng 09/2008, Tập đoàn bảo hiểm Allianz SE lớn nhất thế giới thông báo bán ngân hàng

24

Dresdner Bank lớn thứ ba của Đức với giá 9,8 tỷ Euro (tương đương 14,4 tỷ USD) cho ngân hàng lớn thứ hai của Đức là Commerzbank, trở thành một đối thủ lớn đối với Deutsche Bank, ngân hàng lớn nhất của Đức, cũng là một trong những ngân hàng lớn mạnh từ quá trình M&A.

Bảng 1.1: Số vụ M&A ngân hàng tại châu Âu từ năm 1995 đến năm 2000 (nguồn: Ngân hàng trung ương Châu Âu ECB) [30]

Năm 1995 Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Nửa đầu Năm 2000 Trong nước 275 293 270 383 414 172 Trong khu vực 20 7 12 18 27 73 Quốc tế 31 43 37 33 56 39 Tổng số 326 343 379 434 497 234

Tại châu Á, vào giai đoạn những năm đầu thập niên 90 thế kỷ 20, nền kinh tế “bong bóng” Nhật Bản bị vỡ do các khoản nợ xấu phát sinh từ các khoản đầu tư bất động sản và các khoản đầu tư kém hiệu quả. Để khắc phục tình hình yếu kém trên, chính phủ Nhật Bản và các NHTM đã thực hiện hàng loạt các thương vụ M&A ngân hàng. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động này không cao do nền kinh tế Nhật Bản đang vào giai đoạn suy thoái. Đến những năm cuối thập niên 90 thế kỷ 20, các hoạt động M&A còn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ hơn với quy mô lớn hơn nữa do tác động cộng hưởng từ nền kinh tế Nhật Bản yếu kém và cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực châu Á, tiêu biểu là vụ sáp nhập lớn giữa Sumitomo và Sakura với tổng vốn 925 tỷ USD. Ngày 03/10/2005, sáp nhập Mitsubishi Tokyo và UFJ Holdings thành Mitsubishi UFJ, giờ trở thành một trong những tập đồn tài chính mạnh nhất thế giới có số vốn lên tới 1,6 ngàn tỷ USD với 40 triệu khách hàng.

Tại các nước Đông Nam Á, hoạt động M&A ngân hàng cũng diễn ra dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực châu Á năm 1997 - 1998, hệ thống ngân hàng các quốc gia này đã lâm vào tình trạng thua lỗ và đứng trước nguy cơ phá sản. Các ngân hàng phải tiến hành M&A với nhau và với các đối tác nước ngoài. Ở

25

Thái Lan, các NHNNg, mà cụ thể là HSBC của Anh và các ngân hàng Singapore vốn ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, đã mua lại các tổ chức ngân hàng. Cụ thể ví dụ điển hình là tập đồn ngân hàng Singapore UOB mua lại ngân hàng đang thua lỗ Nakornthon (Thái Lan). Ở Indonesia, chính phủ khuyến khích tái cấu trúc các ngân hàng bằng cách đưa ra các tiêu chuẩn mà một ngân hàng phải đạt được như quy mô về vốn, chỉ tiêu tài chính, thị trường, năng lực cạnh tranh, nếu khơng đạt được, ngân hàng Trung ương Indonesia sẽ cho các ngân hàng tiến hành M&A. Các thương vụ M&A ngân hàng ấn tượng ở Indonesia trong giai đoạn này đã tạo nên 14 ngân hàng có tầm cỡ chiếm đến 80% dư nợ tín dụng của cả nước. Tương tự như Indonesia, thông qua hoạt động M&A ngân hàng trong nước, Malaysia đã thành công trong việc sáp nhập 54 ngân hàng thành 10 tập đồn tài chính ngân hàng Anchor vào năm 2000. Mỗi tập đồn tài chính ngân hàng Anchor có ít nhất một NHTM, một cơng ty tài chính và một ngân hàng đầu tư.

Trong năm 2008, trước cuộc khủng hoảng tài chính ngày càng sâu rộng, Chính phủ một số nước bỏ tiền ra quốc hữu hóa một phần hoặc tồn bộ một số ngân hàng và tổ chức tài chính lớn. Bên cạnh đó là những vụ “giải cứu” Citigroup, AIG, hay các ngân hàng của Anh (RBS, HBOS, Lloyds), Iceland (Landsbanki, Glitnir, Kaupthing)… Ngân hàng trung ương phải bơm tiền vào để duy trì thanh khoản cho hệ thống, đóng cửa tổ chức tài chính yếu, khuyến khích hay bắt buộc sáp nhập. Xu thế này làm làn sóng M&A đang diễn ra sôi động hơn trong hệ thống ngân hàng, làm cho số lượng ngân hàng và tổ chức tín dụng giảm đi, có nhiều tổ chức tài chính lớn hơn xuất hiện.

Sự phát triển của các ngân hàng xuyên quốc gia diễn ra mạnh mẽ từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, đặc biệt là từ những năm 60 đến nay, chủ yếu thông qua hoạt động M&A. Năm 1960, Mỹ có 8 ngân hàng xuyên quốc gia, đến năm 1986, con số này đã lên tới 158. Tại châu Âu, trong giai đoạn 1990-2005, tỷ trọng số vụ M&A xuyên quốc gia trong tổng số thương vụ tăng từ 25% lên 40%. Những ngân hàng xuyên quốc gia lớn trên thế giới phải kể đến là: Deutsche Bank (Đức); Nordea Bank (Thụy Điển); Barclays Bank, Citigroup, JP Morgan Chase (Mỹ); HSBC (Anh); …

26

Bảng 1.2: Những thương vụ mua bán ngân hàng lớn nhất thế giới trong giai

đoạn từ năm 1998 đến năm 2009 (nguồn: 5TUwww.saga.com.vnU5T) [26]

Năm Bên Bán Bên Mua Giá tr

1998 Bank America Corp NationsBank 64 tỷ USD

1998 Citicorp Travelers 36,3 tỷ USD

1998 Wells Fargo Norwest Corporation 31,7 tỷ USD 1999 National Westminster Bank Royal Bank of Scotland 32,4 tỷ USD 2000 JP Morgan Chase Manhattan 29,5 tỷ USD 2003 FleetBoston Financial Bank of America 47 tỷ USD 2004 Bank One Corp JP Morgan Chase 58 tỷ USD

2005 MBNA Bank of America 35,2 tỷ USD

2005 UFJ Holdings Mitsubishi Tokyo 59,1 tỷ USD 2005 2THVB (Đức) 2TUniCredit (Ý) 15,4 tỷ Euro 2006 Sanpaolo IMI Banca Intesa 37,7 tỷ USD

2007 ABN Amro RBS 71 tỷ Euro

2008 2TMerril-Lynch Bank of America 50 tỷ USD 2009 2TDresdner Bank 2TCommerzbank 9,8 tỷ Euro 2009 2TWachovia 2TWells Fargo & Co. 15,1 tỷ USD

Thông qua các hoạt động M&A của ngành ngân hàng trên thế giới, có thể rút ra một số nhận xét như sau:

- Khủng hoảng kinh tế, sự thay đổi môi trường cạnh tranh làm nhiều ngân hàng đã gặp phải tình trạng khó khăn, thậm chí phá sản. Do đó cần phải thực hiện tái cơ cấu lại hệ thống NHTM. Một số chính phủ cấp thêm vốn cho các ngân hàng yếu kém, quốc hữu hóa, hay sáp nhập các ngân hàng yếu kém với tổ chức khác.

- Cùng với xu hướng tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới là sự tự do hố trong dịch vụ tài chính. Các chính phủ huỷ bỏ những qui định cấm hoạt động ngân hàng xuyên quốc gia cũng tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động.

27

- Ở các nước phát triển, các ngân hàng đã phát triển đến mức bão hòa với quy luật lợi nhuận giảm dần, do đó chúng cần sáp nhập với nhau để giảm chi phí nhờ quy mơ, mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm, gia tăng quy mô kinh doanh, tạo nên ngân hàng có tính cạnh tranh cao hơn.

- Ở các nước đang phát triển, hệ thống ngân hàng cịn non trẻ, qui mơ khơng lớn, kinh nghiệm kinh doanh chưa nhiều, sản phẩm còn nghèo nàn, luật lệ kinh doanh chưa rõ ràng, đầy đủ nên lý do dẫn đến việc sáp nhập chủ yếu là do chính phủ muốn sắp xếp, củng cố hệ thống ngân hàng nhằm tăng cường qui mơ vốn, an tồn cho hệ thống ngân hàng.

- Tỷ lệ nắm giữ thị phần ngân hàng ngày càng cao đối với Mỹ, các nước Tây Âu, một vài nước Đông Âu và châu Mỹ La tinh, song tỷ lệ này lại giảm ở châu Phi, Trung Á và một vài quốc gia ở các nước khu vực khác. Mức tăng không đồng đều này do mức độ phát triển khác nhau của các quốc gia, song phần nào chứng minh rằng xu hướng sáp nhập ngân hàng chỉ xảy ra ở một số khu vực và quốc gia chứ khơng phải mang tính tồn cầu.

- Những thương vụ mua bán quốc tế cho thấy NHNNg thường là những ngân hàng lớn, có lợi nhuận cao, có trụ sở ở những nước phát triển, mua lại cổ phần của những ngân hàng tại nước có tiềm năng phát triển.

- Hoạt động M&A để hình thành các ngân hàng lớn, những tập đoàn lớn, những ngân hàng xuyên quốc gia, đa quốc gia đã trở thành một xu thế phổ biến trên thế giới. Những ngân hàng được hình thành có quyền lực lớn chi phối khơng chỉ nền kinh tế của một quốc gia mà còn của nhiều quốc gia.

Với những xu hướng quốc tế hoá về lĩnh vực ngân hàng như vậy, khi tham gia hội nhập vào hệ thống ngân hàng thế giới cũng như vào thị trường tài chính tiền tệ quốc tế, các ngân hàng Việt Nam phải là những ngân hàng đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh để có thể được xếp hạng cùng các ngân hàng khác trong khu vực và trên thế giới. Do đó, chúng ta cần phải thấy được rằng:

- Hoạt động M&A là một xu thế phát triển mang tính tất yếu khách quan địi hỏi các ngân hàng Việt Nam phải nghiên cứu để thích ứng và coi đây là một trong những

28

giải pháp quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập tài chính quốc tế.

- Các cơ quan quản lý nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu luật của các nước phát triển có nhiều kinh nghiệm trên lĩnh vực M&A để hồn thiện mơi trường pháp lý cho hoạt động này tại Việt Nam.

- Việc nghiên cứu kinh nghiệm trên thế giới, nhất là các nước trong khu vực, bao gồm cả những thương vụ M&A thành công và thất bại, là hết sức cần thiết và hữu ích cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Kết luận chương 1

Chương này đã đưa ra một cái nhìn tổng qt về hoạt động M&A thơng qua các khái niệm, phương thức thực hiện, những lợi ích và rủi ro, cũng như đã cho thấy động cơ và những nhân tố tác động đến các thương vụ M&A. Đồng thời cũng nêu thực trạng hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới, ý nghĩa của nó và những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho các NHTM tại Việt Nam để có một sự chủ động chuẩn bị trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

29

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hoạt động sáp nhập và mua lại trong hệ thống ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)