TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hoạt động sáp nhập và mua lại trong hệ thống ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 72 - 75)

3.1 Xu hướng phát triển hoạt động M&A trong hệ thống ngân hàng thương

mại tại Việt Nam

3.1.1 Sáp nhập hai hay nhiều ngân hàng với nhau để hình thành ngân hàng có

quy mơ lớn hơn

Đây là xu hướng có nhiều khả năng xảy ra nhất ở Việt Nam, lợi ích đạt được là giá trị cộng hưởng từ hai ngân hàng, nâng cao năng lực tài chính, giảm được các bộ phận, chi nhánh trùng lắp, khai thác được khách hàng của nhau, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, củng cố vị thế trên thị trường. Ở trường hợp này tùy theo quy mơ ngân hàng mà tính chất của thương vụ M&A sẽ có đặc điểm riêng:

 Sáp nhập giữa các ngân hàng quy mô nhỏ với nhau: + Thuận lợi:

- Các ngân hàng có nhiều đặc điểm chung giống nhau như cách quản trị điều hành, tình hình hoạt động, đối tượng khách hàng, q trình hình thành, nên sẽ dễ dàng thích nghi sau khi sáp nhập với nhau.

- Trở thành ngân hàng quy mô lớn hơn đáp ứng được yêu cầu của nhà nước về vốn điều lệ, hoạt động ngân hàng ổn định và tạo được vị thế lớn hơn.

+ Khó khăn:

- Vì hai ngân hàng có quy mô tương đương nhau nên sẽ khó phân định người quản lý ngân hàng sau khi sáp nhập, gây mất đoàn kết nội bộ.

- Các ngân hàng không tạo được biến chuyển lớn do không học hỏi được từ các ngân hàng lớn hơn.

 Sáp nhập giữa các ngân hàng quy mơ trung bình và lớn với nhau: Việc sáp nhập này sẽ hình thành nên ngân hàng quy mơ lớn có khả năng cạnh tranh cao, mở rộng thị trường, đủ sức cạnh tranh với NHNNg. Đây là cách mà nhiều ngân hàng trên thế giới

62

áp dụng khi sự phát triển thị trường tài chính ngân hàng tăng trưởng đến mức ổn định. Các ngân hàng có thể sáp nhập với nhau hồn toàn hay theo từng mảng nghiệp vụ.

+ Thuận lợi:

- Các ngân hàng có quy mơ tương đồng nhau sẽ có nhiều thuận lợi khi sáp nhập, khai thác được thế mạnh của nhau.

- Giảm đối thủ cạnh tranh trên thị trường, trở thành ngân hàng lớn có sức chi phối trên thị trường.

+ Khó khăn: Việc đàm phán cũng như điều hành hoạt động sẽ gặp nhiều khó khăn do khơng bên nào muốn mất vị thế mạnh vốn có của mình.

 Sáp nhập giữa các ngân hàng quy mơ trung bình và lớn với ngân hàng quy mô nhỏ: Đây là hình thức có khả năng xảy ra nhất vì phù hợp với yêu cầu hiện tại khi ngân hàng quy mô nhỏ muốn nâng cao năng lực hoạt động, tránh nguy cơ bị buộc sáp nhập từ NHNN, trong khi các ngân hàng quy mô lớn muốn mở rộng thị trường một cách nhanh nhất.

+ Thuận lợi:

- Các ngân hàng nhỏ tránh được những bất ổn trong hoạt động ảnh hưởng đến hệ thống, được “nâng cấp” trong hoạt động.

- Các ngân hàng lớn khai thác được tiềm năng phát triển của ngân hàng nhỏ, những phân khúc thị trường chưa có được.

+ Khó khăn: do quy mơ khác nhau nên sản phẩm, đối tượng khách hàng, quy trình làm việc, cơng nghệ…khác nhau sẽ là vấn đề cần giải quyết khi sáp nhập.

3.1.2 Sáp nhập giữa ngân hàng với nhà cung cấp hoặc khách hàng

Khách hàng ở đây có thể là các tổng cơng ty hay các cơng ty lớn.

+ Thuận lợi: các ngân hàng sẽ có sự ổn định về khách hàng, có thể tận dụng được nguồn vốn giá rẻ. Các cơng ty có thể nhờ sự hỗ trợ của ngân hàng trong hoạt động của mình.

+ Khó khăn: hoạt động của ngân hàng có thể gặp rủi ro khi phải cho vay các dự án kém hiệu quả của các tổng công ty, sự can thiệp của các cơng ty ngồi ngành khơng am hiểu về hoạt động ngân hàng.

63

3.1.3 Sáp nhập giữa ngân hàng và các công ty bảo hiểm, cơng ty chứng khốn …

hình thành tập đồn tài chính ngân hàng

Việc sáp nhập để hình thành tập đồn tài chính ngân hàng là bước đi mà nhiều ngân hàng quy mô lớn ở Việt Nam đang lựa chọn do có thể khai thác được lợi thế tổng thể, cung cấp các sản phẩm tài chính trọn gói.

+ Thuận lợi: giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa sản phẩm, giảm chi phí khi gia nhập thị trường mới, cung cấp cho khách hàng các sản phẩm tài chính cao cấp và đa dạng, tạo thế lực trên thị trường.

+ Khó khăn: các cơng ty sáp nhập có nhiều lĩnh vực khác nhau, nghiệp vụ khác nhau, văn hóa khác nhau địi hỏi người lãnh đạo phải hiểu biết nghiệp vụ và có khả năng quản lý điều hành tốt.

3.1.4 Sáp nhập giữa ngân hàng Việt Nam với các ngân hàng nước ngoài

Trong thời gian qua việc này đã được thực hiện dưới hình thức các NHNNg là cổ đơng chiến lược của ngân hàng trong nước. Trong thời gian tới khi lộ trình tự do hóa được mở ra hồn tồn, có khả năng các NHNNg sẽ tiến hành mua hẳn các ngân hàng trong nước.

+ Thuận lợi: các ngân hàng trong nước sẽ nhận được sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ NHNNg, có cơ hội đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ.

+ Khó khăn: hệ thống tài chính Việt Nam sẽ phụ thuộc NHNNg, mơi trường văn hóa khác nhau sẽ gây xáo trộn trong hoạt động ngân hàng.

Việc lựa chọn hình thức nào là tùy thuộc vào chiến lược phát triển, đặc điểm riêng có của mỗi ngân hàng và phù hợp với yếu tố thị trường cũng như định hướng của Nhà nước.

3.2 Các đề xuất đối với hệ thống ngân hàng thương mại

3.2.1 Hoạch định và thực hiện quy trình hoạt động M&A một cách phù hợp

3.2.1.1 Lựa chọn đối tác, xác định hình thức M&A dự định tiến hành

64

- Xác định động cơ của việc bán cổ phần (do chu kỳ ngành, những thay đổi bất lợi, rút tiền mặt…).

- Xác định tiêu chí bên mua (năng lực tài chính, khả năng cơng nghệ, kinh nghiệm quản lý, đối tượng khách hàng, xếp hạng trên thế giới…), có thể chọn nhiều hơn một ngân hàng để có cơ sở so sánh. Các ngân hàng Việt Nam khi bán cổ phần cho đối tác nước ngồi cần tìm kiếm các ngân hàng có hoạt động quốc tế, tồn cầu, có thương hiệu nổi tiếng và uy tín cao trên thị trường tài chính - ngân hàng, có kinh nghiệm trong lĩnh vực hợp tác quốc tế và có khả năng hỗ trợ ngân hàng phát triển tối đa, không cạnh tranh trực tiếp với ngân hàng Việt Nam dưới các hình thức.

- Chuẩn bị các kế hoạch kinh doanh, nhấn mạnh ưu thế của mình.

- Đảm bảo việc bán cổ phần phải phù hợp pháp luật và được sự đồng ý của các bên liên quan.

 Đối với ngân hàng bên mua:

- Xác định động cơ thực hiện M&A (mở rộng thị phần, tăng quy mơ vốn, đa dạng hóa sản phẩm…).

- Tìm kiếm các ứng viên phù hợp theo tiêu chí đặt ra (quy mô, đối tượng khách hàng, nhân sự, năng lực tài chính, vị thế cạnh tranh, tiềm năng …), tìm hiểu thơng tin từ khách hàng, các cơng ty tư vấn, các ngân hàng khác. Ngân hàng bên mua cần có kỹ năng trong việc nhìn thấy những giá trị tiềm ẩn mà người khác khơng nhìn thấy.

- Xác định hình thức M&A tiến hành, căn cứ vào động cơ, pháp luật để xác định cách thực hiện.

- Hoạch định chiến lược kinh doanh đúng đắn. - Đánh giá năng lực tài chính để thực hiện.

Trong giai đoạn này các bên cần đạt được các thỏa thuận bảo mật và thỏa thuận nguyên tắc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hoạt động sáp nhập và mua lại trong hệ thống ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)