THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hoạt động sáp nhập và mua lại trong hệ thống ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 40 - 72)

TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động M&A của các NHTM tại Việt Nam

Do hoạt động M&A còn khá mới ở Việt Nam nên hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào dành riêng cho hoạt động này, mà nằm rải rác ở các luật khác nhau và các quy chế, thông tư, nghị định, các cam kết quốc tế liên quan, như:

- Luật Đầu tư năm 2005: quy định trong các hình thức đầu tư trực tiếp (Điều 21) có hình thức mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư; đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.

- Luật Doanh nghiệp năm 2005: khơng có khái niệm mua, bán doanh nghiệp, chỉ có khái niệmhợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp, quy định tại Điều 152 và Điều 153: “Hợp nhất doanh nghiệp là hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một cơng ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang cơng ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất”; “Sáp nhập là một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một cơng ty khác (sau đây gọi là cơng ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển tồn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang cơng ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập”.

- Luật Cạnh tranh năm 2004: “Mua lại doanh nghiệp là việc doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm sốt, chi phối tồn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.”, và khơng quy định bắt buộc loại hình cơng ty tham gia vào hoạt động M&A. Cũng theo Chương II, Điều 17, các khái niệm về sáp nhập, hợp nhất được Luật định nghĩa như sau: “Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập”. “Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh

30

nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất”.

- Luật Chứng khoán năm 2006: quy định về hoạt động chào bán chứng khốn ra cơng chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

- “Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam” ban hành kèm theo Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg ngày 18/06/2009. Theo quy chế này, tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phụ thuộc vào các quy định chuyên ngành, cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài được định nghĩa rõ ràng. Quy chế cũng quy định các hình thức góp vốn của nhà đầu tư nước ngồi.

Riêng trong lĩnh vực ngân hàng có một số quy định liên quan đến M&A ngân hàng như sau:

- Theo Điều 3 và Điều 19 Quyết định 241/1998/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký ban hành “Quy chế sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD cổ phần Việt Nam” có qui định:

• Các TCTD cổ phần đang hoạt động bình thường, nhưng tự nguyện xin sáp nhập, hợp nhất hoặc mua lại TCTD cổ phần khác để thành một TCTD cổ phần có quy mơ lớn hơn, hoạt động an tồn hơn và có mức vốn điều lệ lớn hơn.

• Các TCTD cổ phần được đặt trong tình trạng kiểm sốt đặc biệt hoặc không đủ mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của Nhà nước hoặc hoạt động yếu kém có thể tự nguyện xin sáp nhập, hợp nhất hoặc mua lại theo quy định. Trong trường hợp các TCTD cổ phần này khơng thể thực hiện theo hình thức tự nguyện và có nguy cơ đổ vỡ, Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định thu hồi giấy phép hoạt động (TCTD cổ phần phải giải thể, nếu có khả năng thanh tốn hết nợ hoặc phá sản theo luật định) hoặc bắt buộc TCTD cổ phần phải sáp nhập, hợp nhất hoặc bán lại và chỉ định TCTD khác

31

mua lại. Trường hợp xử lý bắt buộc được thực hiện khi có ý kiến đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố liên quan và được Chính phủ chấp thuận.

- Các quy định tại Quyết định 1122/2001/QĐ-NHNN ngày 04/9/2001, Quyết định 797/2002/QĐ-NHNN ngày 29/7/2002 và Quyết định 20/2008/QĐ-NHNN ngày 04/7/2008 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1122 về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của NHTM trước đây đã có hướng dẫn cụ thể chung cho hoạt động mua cổ phần tại các ngân hàng, theo đó các tổ chức, cá nhân trong nước phải tuân thủ các quy định về điều kiện, tỷ lệ, trình tự, thủ tục tăng vốn điều lệ của ngân hàng.

- Nghị định 69/2007/NĐ-CP ngày 20/04/2007 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của NHTM Việt Nam chưa được niêm yết chứng khoán. Điều 4 – nguyên tắc sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài:

• Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngồi (bao gồm cả cổ đơng nước ngồi hiện hữu) và người có liên quan của các nhà đầu tư nước ngồi đó khơng vượt q 30% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.

• Mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư chiến lược nước ngồi và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngồi đó khơng vượt q 15% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. Trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ căn cứ đề nghị của NHNN Việt Nam, quyết định mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngồi và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngồi đó vượt quá 15%, nhưng không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.

- Nghị định 59/2009/NĐ-CP ngày 16/07/2009 quy định về tổ chức và hoạt động của các NHTM được NHNN Việt Nam cấp giấy phép thành lập và hoạt động. Theo Điều 34, cổ đông cá nhân chỉ được sở hữu tối đa 10% vốn điều lệ NHTMCP, cổ đông là tổ chức được sở hữu tối đa 20% vốn điều lệ.

- Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 quy định việc hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng. Nhưng đến nay, Thông tư số 04 nêu trên đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, đặc biệt là Thông tư số 04 được ban hành trước khi Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua ngày 16/06/2010 và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2011, trong đó cho phép tổ chức tín dụng được tổ chức lại dưới hình

32

thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản; đồng thời giao Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại tổ chức tín dụng.

- Thơng tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, thay thế cho Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN, Mục 4, Điều 16, quy định:

• Mức vốn góp, mua cổ phần của TCTD trong một doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, TCTD khác (doanh nghiệp góp vốn, mua cổ phần) khơng được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp quỹ đầu tư, dự án đầu tư, TCTD khác đó, trừ trường hợp góp vốn, mua cổ phần thành lập công ty trực thuộc theo quy định của pháp luật.

Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của TCTD và các công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết của TCTD trong cùng một doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, TCTD khác không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp , quỹ đầu tư, dự án đầu tư, TCTD khác.

• Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của TCTD: (a) trong tất cả công ty trực thuộc tối đa không quá 25% vốn điều lệ và Quỹ dự trữ của Ngân hàng và (b) trong tất cả các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, TCTD khác và góp vốn, mua cổ phần của cơng ty trực thuộc của TCTD không được vượt quá 40% vốn điều lệ và Quỹ Dự trữ của TCTD, trong đó tổng mức góp vốn, mua cổ phần của TCTD vào các công ty trực thuộc không được vượt quá tỷ lệ quy định tại điểm (a).

- Các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO:

• Việt Nam có thể hạn chế việc tham gia cổ phần của các TCTD nước ngoài tại các NHTM quốc doanh của Việt Nam được cổ phần hóa như mức tham gia cổ phần của các ngân hàng Việt Nam.

• Đối với việc tham gia góp vốn dưới hình thức mua cổ phần, tổng số cổ phần do các thể nhân và pháp nhân nước ngoài nắm giữ tại mỗi NHTMCP Việt Nam

33

không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng, trừ khi pháp luật Việt Nam có qui định khác hoặc được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

2.2 Động cơ thực hiện M&A của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

2.2.1 Ngân hàng thương mại Việt Nam phát triển về số lượng nhưng chất lượng

chưa cao

Từ sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, và nhất là sau khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế, số lượng các NHTM đã liên tục tăng lên và có thêm nhiều loại hình sở hữu ra đời. Khơng chỉ có các tập đồn tài chính, mà ngay cả những lĩnh vực sản xuất như dệt may (Tập đồn Vinatex), viễn thơng (VNPT), bảo hiểm, năng lượng... cũng lên kế hoạch thành lập ngân hàng. Do đó, số lượng các ngân hàng Việt Nam hiện khá cao, hơn cả các quốc gia phát triển như Singapore, Hàn Quốc...

Hình 2.1: Số lượng ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010

(nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam)[8]

Như vậy, cả nước ta hiện có tổng cộng hơn 100 ngân hàng, đó là chưa kể đến các cơng ty tài chính, các quỹ tín dụng nhân dân cũng có chức năng huy động vốn và cho vay như ngân hàng. Tuy nhiên, quy mô về vốn của các NHTM Việt Nam hiện nay còn quá nhỏ, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.

34

Hình 2.2: Quy mơ ngành ngân hàng của một số quốc gia (nguồn: VCBS)[8]

Đồng thời, dù gặp khá nhiều khó khăn trước bối cảnh kinh tế chung, nhưng do cạnh tranh giành thị phần, nên các ngân hàng Việt Nam vẫn phải chạy đua mở rộng mạng lưới, làm cho số lượng điểm giao dịch của ngân hàng trên cả nước tăng hơn hàng ngàn điểm. Điều đáng nói ở đây là nhiều ngân hàng hiện nay có số vốn điều lệ khơng cao, kinh doanh khơng có lãi... nhưng lại mở quá nhiều chi nhánh, phịng giao dịch, khơng những tạo ra sự cạnh tranh khơng lành mạnh mà cịn ẩn chứa rất nhiều rủi ro cho hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam.

Theo đó, các ngân hàng nước ta đã phát triển quá nhanh theo chiều rộng mà không chú trọng đến chiều sâu và tính chuyên nghiệp. Các ngân hàng cũng cạnh tranh quyết liệt với nhau trong hoạt động tín dụng mà khơng chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng huy động và GDP làm tăng rủi ro thanh khoản.

35

Hình 2.3: Tăng trưởng tín dụng, huy động và GDP (nguồn: VCBS)[8]

Đồng thời, các ngân hàng mở rộng quy mô nhưng công tác quản trị lại khơng theo kịp, khó kiểm sốt được rủi ro của mình, và sự biến động của nền kinh tế nên rất khó khăn khi chống đỡ, dễ dẫn đến đổ vỡ, gây tác động đến cả hệ thống. Thêm nữa là sự quản trị lỏng lẻo, cho vay dễ dãi vào các dự án có thời hạn dài, trong khi nguồn lực mỏng và ngắn, xuất phát từ “cho vay nội bộ” ở các ngân hàng. Phần lớn là các ông chủ, các cổ đơng lớn sau khi nắm giữ ngân hàng đã tìm mọi cách lấy tiền ngân hàng mình phục vụ cho các tập đồn bất động sản, đầu tư sân golf sau lưng, với vơ vàn cách thức lắt léo, rất khó phát hiện ra và rất ít có dự án thực sự đầu tư chiều sâu cho nền kinh tế, gặp lúc thị trường bất động sản đình trệ, các ngân hàng trên rơi vào tình trạng “bóc ngắn, cắn dài”, “giật gấu vá vai” và bị mất thanh khoản.

Do đó, M&A ngân hàng là xu hướng đúng đắn, cần thiết, bởi sự hợp tác sẽ mang lại nhiều lợi thế (cắt giảm chi phí, mở rộng thị trường, phát triển được thương hiệu, sản phẩm dịch vụ mới…) hỗ trợ cùng nhau phát triển bền vững, giúp ngành ngân hàng trong nước đủ sức cạnh tranh với các định chế tài chính nước ngồi đang phát triển mạnh tại Việt Nam.

2.2.2 Điều kiện thành lập ngân hàng mới rất khắt khe

Tiêu chí cấp phép thành lập ngân hàng mới sẽ được điều chỉnh nhằm đảm bảo các ngân hàng mới được thành lập thực sự mạnh về tiềm lực tài chính, có khả năng cạnh tranh cao hơn.

36

Mức vốn điều lệ được nâng từ 1.000 tỷ lên 3.000 tỷ đồng, theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006.

Đồng thời, theo thông tư 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011, điều kiện đối với cổ đông sáng lập của ngân hàng là:

- Có tối thiểu 02 cổ đông sáng lập là tổ chức. Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày được cấp giấy phép, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% vốn điều lệ khi thành lập NHTMCP, trong đó các cổ đơng sáng lập là tổ chức phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% tổng số cổ phần của các cổ đông sáng lập.

- Cổ đông sáng lập phải là tổ chức có vốn chủ sở hữu 500 tỷ đồng trở lên, và phải có 05 năm liền kề kinh doanh có lãi.

Theo Nghị định 59/2009/NĐ-CP ngày 16/07/2009, cũng đưa ra những yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn và điều kiện thành viên HĐQT và ban điều hành, phải được đào tạo chuyên nghiệp về kinh tế, có kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

Để đáp ứng được u cầu về vốn, chỉ có các tập đồn, tổng cơng ty lớn của nhà nước, nhưng nay Chính phủ đã có chủ trương hạn chế các doanh nghiệp này tham gia vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Hơn nữa, kể cả trường hợp có đủ vốn thì tiêu chuẩn về con người (thành viên HĐQT, ban điều hành) cũng là vấn đề hết sức khó khăn. Tiêu chí thành lập khó hơn sẽ thúc đẩy các tổ chức đầu tư tiến hành thực hiện M&A thay vì thành lập ngân hàng mới.

2.2.3 Chỉ đạo và sự hướng dẫn hỗ trợ của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

Trong thời gian gần đây, các Đề án chấn chỉnh, cơ cấu lại NHTM được ban hành đã góp phần tạo những bước đi đầu tiên cho hoạt động M&A ở thị trường ngân hàng Việt Nam, như Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” theo Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012…

Và một trong những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm chủ động ứng phó với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu là việc NHNN sớm xây dựng, trình chính phủ ban hành quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại, phá sản những ngân hàng gặp vấn đề, để có căn cứ pháp lý thực hiện chủ trương về cơ cấu lại đối với

37

những ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng yếu kém, bảo đảm sự lành mạnh, an tồn của cả hệ thống. Do đó, gần đây NHNN đã soạn thảo Thông tư quy định về việc tổ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hoạt động sáp nhập và mua lại trong hệ thống ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 40 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)