Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu 8.-Luận-án-Pháp-luật-cạnh-tranh-trong-hoạt-động-nhượng-quyền-thương-mại-ở-Việt-Nam (Trang 31 - 34)

Trên cơ sở tình hình nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, Luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu và làm rõ một cách có hệ thống các vấn đề sau đây:

- Nghiên cứu bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại: Bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại đã được nghiên cứu và làm rõ trong một số cơng trình nghiên cứu khoa học đã cơng bố, đặc biệt là trong luận án tiến sĩ luật học của TS. Vũ Đặng Hải Yến như đã đề cập ở

phần tổng quan các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam. Trong luận án này, tác giả tiếp tục kế thừa kết quả của các cơng trình nghiên cứu đó, đồng thời, tập trung làm rõ hơn bản chất của quan hệ nhượng quyền có liên hệ mật thiết với hành vi hạn chế cạnh tranh, ở đó, bản chất của quan hệ nhượng quyền có ảnh hưởng như một sự chi phối đến hành vi hạn chế cạnh tranh giữa các bên trong hệ thống nhượng quyền.

- Nghiên cứu những yếu tố làm phát sinh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại: Việc nghiên cứu cơ sở phát sinh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền nhằm mục

đích xác định tính tất yếu, khách quan của hành vi hạn chế cạnh tranh, tìm hiểu nguyên nhân của sự xuất hiện hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền, từ đó chỉ ra sự cần thiết phải có những quy định nhằm kiểm sốt hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền.

- Nhận diện các hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại: Trên cơ sở bản chất của hoạt động nhượng quyền và cơ sở phát sinh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại, luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu và nhận diện hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền nhằm giới hạn và xác định rõ những hành vi hạn chế cạnh tranh thường phát sinh trong hoạt động nhượng quyền. Từ đó, góp phần tạo tiền đề để xác định cụ thể nội dung của pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại.

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về khái niệm và nội dung pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Xác

định cụ thể nội hàm và hệ thống quy phạm pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại, như:

+ Nghiên cứu thực trạng pháp luật điều chỉnh hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại thông qua việc nghiên cứu một số hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh điển hình trong hoạt động nhượng quyền thương mại, như: thỏa thuận hạn chế cạnh tranh về giá, phân chia lãnh thổ và khách hàng…

+ Nghiên cứu thực trạng pháp luật điều chỉnh hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong hoạt động nhượng quyền thương mại thông qua việc nghiên cứu một số hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường điển hình trong hoạt động nhượng quyền thương mại như: hành vi ấn định giá bán lại bất hợp lý của bên nhượng quyền, hành vi buộc bên nhận quyền phải mua hàng hóa từ một nguồn nhất định khơng liên quan trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng…

- Đánh giá tính hợp lý và bất hợp lý của pháp luật hiện hành điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương

mại và sự cần thiết phải có những quy định điều chỉnh phù hợp với bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại trong khi vẫn đảm bảo mục đích bảo vệ cạnh tranh của pháp luật cạnh tranh.

- Đưa ra hệ thống quan điểm hoàn thiện và giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu 8.-Luận-án-Pháp-luật-cạnh-tranh-trong-hoạt-động-nhượng-quyền-thương-mại-ở-Việt-Nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w